Tổ quốc hướng mặt trời
27 Tháng Năm 2012 8:26 SA GMT+7
Đầu tháng 3 vừa qua, nhà báo Trần Huy (báo CAND) đã có mặt trong Đoàn công tác đi thăm và làm việc tại Trường Sa và chuỗi nhà giàn DK trên thềm lục địa của Tổ quốc. Qua chuyến đi này, một loạt bài viết trong phóng sự “Tổ quốc hướng mặt trời” đã được đăng tải trên các số của báo congannhandan, thu hút sự quan tâm theo dõi của độc giả trong và ngoài nước. Ban biên tập VNSEA.NET xin giới thiệu phóng sự này tới quý độc giả.

Kì I. Vượt muôn trùng sóng bể

Ở giữa muôn trùng biển lớn, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhờ sự chung tay góp sức của quân và dân trên mọi miền Tổ quốc, Trường Sa đã và đang thay da đổi thịt, đổi thay cùng đất nước. Và rồi, khi nghe, thấy xa và rất xa, thế nhưng khi đến, ta lại cảm thấy Trường Sa thật gần, thật gần…

Được sự giúp đỡ của Quân chủng Hải quân (Bộ Quốc phòng), đúng vào dịp kỷ niệm 57 năm Ngày ra đời của lực lượng Hải quân, tôi đã có dịp thực hiện ước mơ trong cuộc đời làm báo của mình - đó là được tận mắt chứng kiến, trải nghiệm cuộc sống đang từng ngày “thay da đổi thịt” cũng như nghĩa vụ cao cả của quân và dân ta trên quần đảo Trường Sa.

Đón bình minh nơi đầu sóng, ngọn gió

Dù đã chuẩn bị tâm lý từ trước, thế nhưng, chiều 3-5, khi có mặt tại trụ sở Bộ Tư lệnh Hải quân đóng tại quận 1, TP Hồ Chí Minh để nghe phổ biến về lịch trình cùng Đoàn công tác đi thăm và làm việc tại Trường Sa cùng chuỗi nhà giàn DK, tôi vẫn chưa hết bồi hồi, khi nguyện vọng được đặt chân lên quần đảo Trường Sa mà bấy lâu nay đang ấp ủ cuối cùng cũng đã thành hiện thực.

“6h ngày 4/5, các thành viên trong Đoàn tập hợp để lên đường thực hiện chuyến thăm và làm việc với quân, dân Trường Sa thân thương của chúng ta”, lời căn dặn của Đại tá Lê Xuân Thủy – Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân là vậy, song 3h sáng 4/5, tôi và một số anh em cùng phòng không ai bảo ai, lục tục thức giấc. Một cảm giác hồi hộp khôn tả…

Đoàn công tác lên tàu đi thăm và làm việc ở Trường Sa.

Sau hiệu lệnh tập trung các thành viên lên tàu. Các chiến sĩ Hải quân trên tàu nhanh chóng vào vị trí làm nhiệm vụ. Có chiến sĩ hướng dẫn Đoàn công tác vào nơi ăn, nghỉ, có chiến sĩ thao tác nhổ neo đợi tín hiệu xuất phát của chỉ huy đoàn. Chuẩn Đô đốc, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân Đinh Gia Thật - Phó chỉ huy Đoàn công tác ra mệnh lệnh. Con tàu mang số hiệu HQ996 rúc một hồi còi dài rời bến. Những cánh tay vẫy dưới bến, như thể gửi theo niềm tin yêu cho quân và dân ta làm nhiệm vụ, sinh sống nơi biển đảo xa.

Men theo dòng sông Sài Gòn, con tàu đưa chúng tôi thẳng tiến ra Trường Sa thân thương. Cửa biển hứng trọn ánh nắng bình minh ngày mới thật lộng lẫy và yên bình. “Đón bình minh trên biển là một trong những khoảnh khắc lắng đọng nhất trong suốt hành trình ra khơi”, Trung tá Nguyễn Văn Đoàn - Thuyền trưởng tàu HQ996 bật mí cho tôi hay.

Tuy sóng không “vượt mái nhà”, thế nhưng càng ra khơi, những cuộn sóng mỗi lúc một dâng. Mạn trái, mạn phải con tàu chốc chốc lại bị nước biển tạt vào. Trên ca bin tàu, Đại úy Trần Văn Quân - cán bộ lái tàu đôi mắt luôn dõi về phía trước. Đại úy Quân cho biết: Khi vào ca trực, không được rời vị trí, phải luôn phối hợp nhịp nhàng với bộ phận căn chỉnh luồng lạch, theo dõi, “quét” chướng ngại vật. “Vào lúc tiết trời xấu, có mưa gió, sóng cuộn lớn, việc lái tàu sẽ khó khăn hơn nhiều. Thời điểm này, người lái tàu phải linh hoạt trong xử lý. Nếu sóng đánh vào mạn phải tàu thì ta thay vì bẻ lái về mạn trái bằng việc chỉa mũi tàu rẽ sóng mà đi…”.

Tiếp xúc với tổ lái tàu, chúng tôi được biết, không chỉ có thao tác nhanh nhẹn, những chiến sĩ lái tàu còn phải có một hệ thần kinh “thép”. Nói vậy cũng vì, trước cơn mưa bất chợt, sóng biển dâng, thuyền chao đảo, các thành viên trong Đoàn công tác của chúng tôi loạng choạng, say sóng, nhưng trên nét mặt các anh - những người trong tổ lái vẫn như không. Đại úy Quân cho hay: “Sóng này chưa thấm vào đâu em ạ. Sóng cấp 7-8, các anh còn không ngán nữa là…”.

Những vị đầu bếp“xuống tấn”

Có lên tàu HQ996, có sinh hoạt ở đây, mới thấy được hết những điều thú vị liên quan đến các chiến sỹ đầu bếp “ăn sóng nói gió”. 9h30, trong gian bếp trên tàu Hải quân rộng khoảng 30m2, được chia thành 2 phân khu rõ rệt với đầy đủ nồi niêu xoong, chảo. Trong phân khu đun nấu với nền nhiệt độ trên 40 độ C, “bếp viên”, Thiếu úy Lê Duy Phong - chiến sỹ Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân mặt mướt mồ hôi, tay thoăn thoắn “tung” chảo để xào món. “

Cùng với sức nóng của ánh nắng mặt trời, nhiệt độ tỏa ra từ bếp nấu khiến cho khu vực nấu nướng trên tàu luôn đạt ngưỡng trên 37 độ C, thậm có lúc còn lên tới 42-43 độ C nhà báo ạ. Dù vậy, song các thành viên trong Tổ bếp luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đó là lo và cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm, bữa ăn cho các thành viên có mặt trên đoàn tàu”, Thiếu úy Phong nói.

Qua câu chuyện, tôi được biết, Thiếu úy Phong năm nay 30 tuổi, quê ở Quảng Lộc, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa). Đến thời điểm hiện tại, anh làm lính đảo “kiêm” đầu bếp cũng đã ngót 10 năm. Số lần “chạm mặt” với những cột sóng cao lên đến nóc nhà của anh không thể kể xiết. Ấy chẳng thế mà, khi đi vào vùng biển động, tàu lắc giật liên hồi, anh vẫn đứng trụ, thao tác nấu nướng.

Bếp trưởng, Thiếu úy Đỗ Văn Thao - Vùng 4 Hải quân cho biết, không chỉ biết nấu ăn, các “bếp viên” còn phải có sức chịu đựng cao trước mọi cấp độ sóng biển. Để dẫu sóng có vượt mái nhà - cao 7, 8m đi chăng nữa thì vẫn phải có cơm, canh nóng cho các thành viên trên tàu theo đúng giờ đã định.

Chỉ tay về phía các “bếp viên” đang khuỳnh đôi chân theo thế “xuống tấn”, đôi tay lên gân… xào đồ ăn khi bên ngoài những cơn sóng đang đánh vào hai bên mạn tàu, bếp trưởng Thao nói: “Đấy lúc gặp sóng biển, mọi người trong bếp phải như vậy đấy!”. Không chỉ thao tác nhanh nhẹn, mọi khâu nấu nướng, phân suất cơm cho từng thành viên đều được các “bếp viên” trên tàu quán triệt các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: đeo theo găng tay, sàn nấu nướng sạch sẽ…

Nói về mốc thời gian làm việc của Tổ bếp trên tàu, bếp trưởng Thao cho hay, hằng ngày, sáng 3h30, các thành viên trong Tổ bếp đã phải thức giấc để chế biến thức ăn và tối sau 22h, Tổ bếp mới ngơi nghỉ. Các mốc thời gian này được định sẵn cũng nhằm phục vụ tối đa nhu cầu ăn uống của các thuyền viên trên tàu, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. “Ngon, bổ và an toàn” đó là phương châm hoạt động của Tổ bếp trên chuyến tàu HQ996”, bếp trưởng Thao tiếp lời. 

Tiếp xúc với bếp trưởng Thao, tôi thật bất ngờ khi năm 2009, sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Nấu ăn của Học viện Hậu cần, anh đã xin về Vùng 4 Hải quân để làm đầu bếp, phục vụ cho thuyền viên trên các chuyến tàu Hải quân làm nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ chủ quyền linh thiêng của Tổ quốc nơi biển đảo. “Từ bé mình đã có ước vọng khi lớn lên được phục vụ trên các chuyến tàu của lính Hải quân. Nay mong muốn đó đã thành hiện thực. Mình thấy thật hạnh phúc…!”, bếp trưởng Thao lộ rõ niềm vui trên khuôn mặt đen sạm của mình.

N.L. (Theo Trần Huy CAND)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.