Tổ quốc hướng mặt trời - Kì II. Tâm nguyện người lính biển đảo
28 Tháng Năm 2012 9:00 SA GMT+7
Dứt áo ra đi, hết mình vì nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của Tổ quốc, những người lính Trường Sa mãi khắc dấu in trong lòng, để vùng chủ quyền biển đảo Tổ quốc mãi yên bình cùng thời gian.

Dứt áo lên đường

Hôm ấy! Cái ngày đầu tôi đặt chân lên con tàu đưa Đoàn công tác đi thăm và làm việc tại quần đảo Trường Sa, hình ảnh mà tôi thật khó quên đó là ánh mắt dõi nhìn, cử chỉ hướng dẫn thân tình, giúp các thành viên trong Đoàn công tác của người lính Hải quân Vùng 4 – Thiếu úy Trịnh Xuân Thanh. Anh Thanh nước da sạm nắng, chân tay rắn rỏi đứng như một khúc lim nơi mũi tàu.

“Mình đi lính từ năm 2000, tới nay, thâm niên đầu quân cho lính Hải quân tinh nhuệ đã ngót 12 năm”, Thiếu úy Thanh tâm sự. Với chiến sỹ Thanh, ngay từ thuở nhỏ, Thanh luôn tự nhận mình là lính Hải quân sẵn sàng giúp đám bạn vượt muôn trùng sóng gió ra biển khơi. Ấy thế cho nên, khi trưởng thành, người thanh niên trẻ nuôi hoài bão vẫn tâm nguyện làm lính Hải quân canh giữ biển đảo – chủ quyền linh thiêng của Tổ quốc.

Ngày người lính trẻ Xuân Thanh đầu quân cho Vùng 4 Hải quân cũng là lúc mà cô bạn gái Trần Thị Sơn Trà, quê ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh không ít lần khóc thút thít. Lâu dần, tình yêu cũng vượt gian khó. “Cô ấy đã đồng ý làm lễ kết hôn và luôn động viên tớ phải hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cấp trên giao phó – giữ trọn vùng biển đảo linh thiêng”, Thiếu úy Thanh tiếp lời.

Thật bất ngờ khi trong câu chuyện với Thiếu úy Thanh, tôi được hay, cô vợ trẻ Sơn Trà của anh đang chuẩn bị sinh em bé, thế nhưng vì nhiệm vụ được giao, người lính Hải quân có đôi mắt ướt này vẫn nhất mực “dứt áo lên đường”. “Tất cả vì biển đảo quê hương, dẫu có gian khó, cuộc sống gia đình có chia lìa, nhưng một lòng vì Tổ quốc, chủ quyền biển khơi linh thiêng, mình vẫn vượt qua hết!”, Thiếu úy Thanh ngước đôi mắt về phía biển khơi giãi bày. Thì ra đến tháng 7 tới đây, cô vợ trẻ của anh sẽ hạ sinh một cu cậu.

Với những cán bộ, chiến sỹ có thâm niên là vậy. Còn cơ số lính chiến mới nhập ngũ thì sao? Xin thưa, thật khó có ngôn từ nào tả nổi. Trung sỹ  Phạm Ngọc Hiến, năm nay 22 tuổi, quê ở huyện Hải Hậu, Nam Định không giấu được cảm xúc: Tháng 9/2010, em đi lính ở Vùng 1 Hải quân, sau đó em được Bộ Tư lệnh Hải quân điều về Vùng 4. Tính đến nay cũng đã gần 3 năm làm lính Hải quân “đương đầu” nơi đầu sóng ngọn gió.

- Vì sao em đi lính Hải quân?

- Em thích được khoác áo lính, ngày đêm canh giữ biển đảo. Đó là tâm nguyện lớn nhất của em anh ạ.

Cũng giống như Hiền, gặp Trung sĩ Trần Viết Chữ làm nhiệm vụ trên điểm đảo Đá lớn B – Đá Lớn thuộc huyện đảo Trường Sa, tôi thấy ánh lên trong đôi mắt của em là sự quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đó là giữ yên bình nơi chủ quyền linh thiêng biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Trung sĩ Trần Viết Chữ cho biết, em nhập ngũ từ tháng 9/2010, đến nay cũng đã được gần 2 năm. Em muốn đi lính biển để góp sức mình cho Tổ quốc.

Sự hân hoan, ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ ấy cũng là tâm trạng của Hạ sĩ Lê Văn Tiến đi lính tháng 2/2011. Tiến quê ở Bến Cát (Bình Dương). Em cho biết: “Mấy ngày đầu khi ra đảo, em cũng thấy nhớ nhà. Dần dà, nỗi nhớ đó đã tạm lắng sang một bên và chỉ còn sự quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ nơi đảo xa mà thôi anh ạ”.

Những lúc rảnh rỗi, Hạ sĩ Lê Văn Tiến thường đọc thêm sách, báo.

Được biết, ngoài mục đích trang bị thêm kiến thức cho bản thân, việc đọc sách, báo cũng làm các chiến sĩ nơi điểm Đảo đá lớn B nói riêng và các điểm đảo thuộc Trường Sa nói chung vơi đi nỗi nhớ nhà…

Tất cả vì Trường Sa thân yêu

Dù đến từ các tỉnh, thành khác nhau, thế nhưng, tất cả những người lính đảo Trường Sa đều có chung một nỗi niềm, sự quyết tâm đó chính là “dốc sức mình vì biển, đảo quê hương”. Thượng úy Trần Xuân Hiền, chiến sỹ tàu HQ 996 kể, đến nay số năm đi lính, dốc sức vì biển, đảo quê hương cũng đã được gần 20 năm.

Quê ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, sau khi khoác áo lính Hải quân được 7 năm, người lính có khuôn mặt đanh thép này mới lập gia đình. Hai lần người vợ hạ sinh cũng là hai lần mà anh nhận nhiệm vụ ngoài biển khơi. “Cũng đành để vợ ở nhà một mình thôi, nhiệm vụ còn ở trước mắt, sao về được chứ!”, vừa nói, trong đôi mắt thép của Thượng úy Hiền ánh lên một nỗi nhớ nào đó. Cũng phải thôi, các anh, những người lính Hải quân luôn tạm để gia đình người thân sang một bên, và đặt gánh vác bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc lên đôi vai của mình.

Những lúc nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ con, anh thường đợi khi có cột sóng điện thoại di động là anh liền lên ngay boong tàu để “alô” về nhà. “Mẹ con nó ở nhà nhớ giữ gìn sức khỏe nhé”, “Đến kỳ nghỉ phép, bố sẽ về với mẹ con”… đó là những lời căn dặn thân tình qua điện thoại di động thường thấy ở Thượng úy Hiền cũng như các chiến sỹ làm nhiệm vụ nơi biển đảo Trường Sa.

Cũng trên tàu HQ996, tôi còn được hay, có những người lính Hải quân tranh thủ kỳ nghỉ phép về nhà lấy vợ sau đó lại khăn gói lên đường làm nhiệm vụ. Những câu chuyện ấy thật cảm động và khiến cho tôi cũng như những thành viên trong Đoàn công tác đều cảm động. Đó là câu chuyện về Trung úy Nguyễn Mạnh Tuấn.

Tuấn kể, trong kỳ nghỉ phép cuối năm 2011 vừa qua, Tuấn tranh thủ lấy vợ. Hai tuần sau, Tuấn lên đường tiếp tục làm nhiệm vụ nơi biển khơi. “Nhiệm vụ còn ở trước mắt nên em chần chừ ở nhà sao được anh?”, Tuấn nói. Nhìn Tuấn vừa nhoẻn miệng cười vừa kể lại câu chuyện của mình, tôi mới thấy được hết sự hy sinh thầm lặng của các anh – những người lính Hải quân.

Tuy không có cảm giác xa gia đình mới lập như Trung úy Tuấn, song đối với Thượng úy Lê Hồng Quân – chiến sĩ thuộc đảo Đá Lớn, sự cảm thông của người vợ ở quê nhà đã khiến anh cảm thấy thêm vững tin hoàn thành nhiệm vụ nơi hải đảo.

Anh nói, khi biết anh có những đêm vì nhớ vợ, thương con trằn trọc không sao ngủ được, vợ anh liền nhắn gửi qua đồng đội anh những lời căn dặn tự đáy lòng: “Cố lên anh, hãy dốc sức hoàn thành nhiệm vụ vì Trường Sa thân thương anh nhé! Việc nhà đã có em lo…!”, nghe những lời căn dặn đó, trong anh chợt dâng trào cảm xúc.

Rồi có những lần về nghỉ phép, thăm nhà, chưa kịp nói câu gì, người vợ tần tảo ở quê nhà đã ôm chầm lấy anh và căn dặn: “Anh về ít bữa thôi nhé, còn sớm ra đảo cùng anh em làm nhiệm vụ…”. Phút giây đó đối với Thượng úy Quân thật cảm động.

Ở nơi muôn trùng khơi, hình ảnh về những người lính Hải quân quả cảm, kiên trung, tạm gác việc nhà hết vì nhiệm vụ gìn giữ biển đảo Trường Sa thân thương để lại thật nhiều cảm xúc. Họ chính là những người đang viết tiếp bài ca giữ đảo bởi các thế hệ người lính biển đảo.

N.L. (theo Trần Huy CAND)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.