Tổ quốc hướng mặt trời – Kì III. Những câu chuyện cảm động về tình quân dân ngoài đảo xa
29 Tháng Năm 2012 4:24 SA GMT+7
“Toàn tàu báo thức, báo thức toàn tàu”, 5h15, khẩu lệnh được truyền khắp các boong tàu HQ 996 từ cabin thuyền trưởng ấy cũng là lúc mà các thành viên trong Đoàn công tác lục tục chuẩn bị đồ đạc để cập bến các đảo theo lịch trình.

“Biển này là của ta. Đảo này là của ta…”

Khác với mọi hôm, vào thời điểm này, hai mạn tàu vắng bóng các thành viên Đội văn công của Đoàn công tác đứng đón ánh bình minh. Đội “văn công” hôm nay thật bận rộn. Công tác chuẩn bị cho buổi giao lưu đang được gấp rút triển khai. “Không xa đâu Trường Sa ơi! Không xa đâu Trường Sa ơi!...Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh…”, tiếng ca luyện giọng vang vọng trong các buồng nghỉ khiến con tàu Hải quân bước vào ngày mới thật rộn rã…

13h, chúng tôi có mặt tại điểm đảo Đá lớn B - quần đảo Trường Sa. Sau khi làm việc với các chiến sĩ làm nhiệm vụ tại nơi đây, các “văn công” liền hò nhau vào hội trường cùng giao lưu với các chiến sĩ. Trong không gian của hội trường điểm Đảo đá lớn B, những khúc nhạc về biển đảo không ngừng vang lên. Xen kẽ là tiếng đàn ghi ta trầm bổng hòa lẫn với tiếng sóng vỗ. “Mỗi lần có đoàn công tác ra thăm và giao lưu, nghe giai điệu gửi từ đất liền, em càng thấy mình phải gắng gỏi hơn nữa để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền linh thiêng nơi biển đảo của Tổ quốc”, Hạ sĩ Lê Văn Tiến, quê ở Bến Cát, Bình Dương vừa vỗ tay theo tiếng đàn ghi ta cho biết. Chứng kiến, cùng hòa mình với “đêm nhạc” giữa muôn trùng khơi, tôi mới thấy được những giai điệu yêu thương được gửi từ đất liền ra miền biển đảo “xa mà gần” - Trường Sa thắm được tình quân - dân là như thế nào.

Đêm giao lưu tại đảo Sinh Tồn có lẽ là một trong những kỷ niệm thật khó phai. Tôi cũng như những người có mặt tại khoảng sân rộng gần UBND xã Sinh Tồn đều lặng đi vì xúc động chứng kiến các em học sinh Trường Tiểu học Sinh Tồn ngồi phía dưới đồng loạt đứng lên “đề nghị” Ban tổ chức cho phép được hát một bài chung vui với các cô, các chú...

20h, cả sân khấu như vỡ òa. Những tiếng vỗ tay xé toang bóng tối treo trên đảo khi các em đồng thanh cất lời ca của ca khúc “Khúc quân ca Trường Sa”: “Ngày qua ngày, đêm qua đêm. Chúng tôi đến đây gìn giữ quê hương. Biển này là của ta. Đảo này là của ta…”. Âm hưởng của bài hát được các em thể hiện thêm một lần nữa khẳng định, tinh thần bảo vệ chủ quyền biển đảo linh thiêng của Tổ quốc đã ăn sâu vào tiềm thức của cả dân tộc, không phân biệt lứa tuổi. 

Bệnh xá giữa biển khơi: Nơi niềm tin trao gửi

Giữa muôn trùng con sóng bạc đầu, biển đảo Trường Sa thân thương ngày ấy và bây giờ vẫn thấp thoáng các khu bệnh xá. Những bác sĩ Quân y miệt mài bên giường bệnh, chăm lo cho sức khỏe của quân và dân nơi biển đảo Trường Sa.

Trong gian phòng khám bệnh của Bệnh xá đảo Nam Yết - quần đảo Trường Sa, Trung tá - bác sĩ Dương Quang Hiến, Bệnh xá phó cần mẫn lật tập sổ theo dõi bệnh nhân, tâm sự, anh vốn là bác sĩ của Bệnh viện Quân y 103 (Bộ Quốc phòng), đầu năm 2012, sau khi nhận nhiệm vụ, anh đã ra công tác tại Bệnh xá của đảo. Anh kể, thời gian đầu mới ra đảo có hơi bỡ ngỡ, song càng về sau, anh càng thấy gắn bó với biển đảo Trường Sa. Từ giữa năm 2011 đến nay, các bác sĩ của Bệnh xá đã tiếp nhận, thăm khám và cấp phát thuốc cho hàng trăm lượt bệnh nhân. Đặc biệt, chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2012, Bệnh xá đã chẩn trị cho gần 50 trường hợp là ngư dân bị tai nạn lao động trong quá trình ra biển, đánh bắt hải sản.

Trò chuyện với bác sỹ Hiến, tôi được hay, rối loạn tiêu hóa; giảm áp do lặn sâu; tai nạn lao động; viêm da kích ứng v.v… là những triệu chứng mà các ngư dân thường gặp và phải ghé vào Bệnh xá đảo Nam Yết điều trị. Đáng chú ý, trong số các ca nhập Bệnh xá thời gian qua, có không ít trường hợp bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Ví như trường hợp của anh Trần Nựng, 40 tuổi, quê ở Long Hải (Bình Thuận) đi trên tàu đánh cá BTH. Chẳng là, trong quá trình đánh bắt cá, anh Nựng bất cẩn, lặn xuống đáy biển quá giới hạn cho phép đã bị giảm áp. Thấy thân thể anh Nựng mệt mỏi, khó thở, đi lại khó khăn… nên ngày 16/4, các thuyền viên đi cùng đã đưa anh vào Bệnh xá đảo Nam Yết cấp cứu. Ở đây, dưới sự tận tình cứu chữa của các y, bác sĩ sau 2 ngày điều trị anh đã tự đi lại được, hơi thở đều, không còn cảm giác quay cuồng khó chịu nữa…

Hay như trường hợp của anh Lê Đức Phong, 29 tuổi quê ở Hòa Như, Bình Định. Khi đang đi biển trên tàu cá KH 96191, anh bỗng bị đau bụng dữ dội. Sau khi vào Bệnh xá đảo Nam Yết điều trị trong vòng 4 ngày (từ ngày 14/3 đến 18/3/2012), anh đã bớt đau bụng, sức khỏe dần hồi phục. “Tất cả những trường hợp vào Bệnh xá cấp cứu, thăm khám và cấp phát thuốc đều được miễn phí. Các bác sĩ trong Bệnh xá luôn nêu cao khẩu hiệu lương y như từ mẫu, coi cứu người là nhiệm vụ cấp bách…”, Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Văn Nam - Bệnh xá trưởng đảo Nam Yết cho biết thêm.

Hình ảnh đẹp về những chiến sĩ - bác sĩ ở giữa muôn trùng khơi cũng hiện hữu ở một số đảo mà chúng tôi đặt chân lên. Vừa rót nước, Trung úy, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến – Bệnh xá trưởng đảo Trường Sa Đông cho tôi hay, bất luận ngày hay đêm, nắng hay mưa bão, chỉ cần thấy quân và dân ta, đặc biệt là ngư dân có nhu cầu đến bệnh xá để thăm khám, là các bác sĩ của Bệnh xá lập tức đáp ứng. Tính từ giữa năm 2011 đến nay, đã có hơn 30 trường hợp ngư dân đang tổ chức hoạt động đánh cá trên biển gặp tai nạn lao động được các bác sĩ của Bệnh xá cấp cứu kịp thời. Đơn cử như trường hợp của anh Phạm N, 37 tuổi đi trên tàu QN là một điển hình. Chỉ chậm một chút nữa thôi, nếu không được đưa vào Bệnh xá đảo Trường Sa Đông cấp cứu kịp thời, thì bàn chân trái của anh đã bị cắt bỏ bởi hoại tử vết thương gây ra…

N.L. (theo Trần Huy CAND)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.