Tổ quốc hướng mặt trời – Kì IV. Nuôi con chữ giữa ngàn trùng khơi
31 Tháng Năm 2012 9:14 SA GMT+7
Đến thăm và tiếp xúc với các thầy cô ở Trường Sa, tôi cũng như các thành viên trong Đoàn công tác xúc động trước cái tâm của những người thầy “cõng con chữ” nơi đầu sóng ngọn gió.

Ước mơ trong sáng

5h, bầu trời ở đảo Sinh Tồn (Trường Sa - Khánh Hòa) bừng sáng nhanh lạ thường. Xa xa. Đằng Đông, trên lưng chừng con sóng biển vỗ dạt vô bờ, mặt trời hồng đỏ bắt đầu ló rạng. Thời điểm này cũng là lúc mà các hộ dân sinh sống trên đảo Sinh Tồn bắt tay vào công việc của một ngày mới.

Rảo bước trên con đường trải thảm bê tông phẳng lì, tôi nhận ra, không chỉ có người lớn, những ông bố bà mẹ mà còn có các em nhỏ. “Các cháu dậy sớm là để tập thể dục và soạn sách vở đến trường cho đúng giờ quy định đó chú ạ!”, chị Phạm Thị Tám, xã Sinh Tồn thấy tôi lạ lẫm, cho hay. Quả đúng như vậy, 6h30, không ai bảo ai, tại trước điểm Trường Tiểu học Sinh Tồn, các em học sinh, vai đeo theo cặp sách đã nô nức, đứng đùa vui, chờ đến giờ trống trường điểm vào lớp.

Em Trần Phan Trọng Nghĩa, với đôi mắt trong và sáng không chút e ngại đáp khi thấy tôi hỏi: “Cháu học lớp mấy, thầy nào chủ nhiệm?”.

- Dạ, con học lớp 2, thầy Ân làm chủ nhiệm ạ!

Nói rồi, Nghĩa bỏ chiếc cặp xuống bờ tường, đôi tay lục quyển sách toán lớp 2, mồm lẩm bẩm như ôn lại một phép tính nào đó trước khi vào lớp.

- Cháu thích học môn nào nhất?

- Dạ con thích học môn toán, cộng trừ nhất ạ! – Nghĩa nói

Không để cho tôi hỏi thêm, Nghĩa tiếp lời mà nghe qua không ai nghĩ rằng cậu bé này mới chỉ học lớp 2.

- Lớn lên cháu sẽ làm bác sĩ, để còn có cơ hội khám chữa bệnh cho các cô, các chú ở đảo khi cần nữa ạ!

Có phần nhút nhát rụt rè hơn Nghĩa, em Trần Thị Thu Hiền nhà ở gần Trung tâm UBND xã Sinh Tồn cho hay, năm nay em đang theo học lớp 5 Trường Tiểu học Sinh Tồn. Môn văn là một trong những môn mà em thích học nhất.

Em nói: “Ước mơ sau này của em không gì khác chính là được làm cô giáo dạy môn văn. Được đứng trên bục giảng, truyền thụ những áng văn, thơ hay như các thầy cô giáo đang giảng dạy trong trường vậy”.

Không chỉ Nghĩa, Hiền, mà các em: Phạm Thị Yến Trân, Phạm Thị Trúc Nữ, Văn Thái, Trần Thị Thu Uyên… cũng đang hằng ngày cõng theo con chữ, thực hiện những ước mơ của riêng mình. Bác sỹ, cô giáo…, hay kỹ sư, lính hải đảo…, những ngành nghề mà các em – mầm non của Tổ quốc đã mơ ước, lựa chọn.

Cái tâm sáng của những người thầy

Đến thăm và tiếp xúc với các thầy cô ở Trường Sa, tôi cũng như các thành viên trong Đoàn công tác xúc động trước cái tâm của những người thầy “cõng con chữ” nơi đầu sóng ngọn gió.

Thấy chúng tôi đến thăm, trong gian phòng của mình, thầy giáo Mai Thành Tiến, năm nay 28 tuổi – giáo viên giảng dạy lớp 4, 5 - Trường Tiểu học Sinh Tồn, vừa sắp xếp lại tập bài giảng để chuẩn bị cho giờ lên lớp cho biết, thầy quê ở huyện Diên Khánh – tỉnh Khánh Hòa, sau khi ra trường, hay tin huyện đảo Trường Sa tuyển dụng giáo viên, thầy Tiến bèn nộp hồ sơ thi tuyển. “Từ nhỏ, mình đã có mong muốn được đứng trên bục giảng, truyền thụ kiến thức cho các em học sinh. Nay tâm nguyện đó cũng đã thành hiện thực. Nghề giáo viên đem lại thật nhiều điều thú vị”, thầy Tiến cho biết thêm.

Có lẽ chính niềm đam mê, tình yêu con trẻ nên hễ thấy em học sinh nào không lên lớp là y như rằng sau khi tan học, thầy Tiến liền vội vã đến tận nhà các em, hỏi han. Nếu do ốm đau phải nghỉ học, thầy sẵn sàng dành thời gian của ngày nghỉ, ôn luyện bài cho các em.

Giống thầy Tiến, thầy giáo Hồ Bảo Ân thuộc lớp thanh niên thế hệ 8x (28 tuổi). Sau khi ra trường, thầy Ân cũng đã háo hức nộp hồ sơ xét tuyển ra ngôi trường nơi đầu sóng ngọn gió – Trường Tiểu học Sinh Tồn.

Thầy Ân kể, ban đầu, khi mới đứng lên bục giảng, dạy học cho các em học sinh lớp 1, lớp 2, thầy cảm thấy bỡ ngỡ, một cảm giác run run chợt lan tỏa trong người. “Mình chỉ sợ, những kiến thức của mình đem ra giảng dạy, các em không tiếp thu được thì uổng lắm. Phụ huynh các em đã gửi trọn niềm tin cho mình rồi mà..”, thầy Ân lý giải về cái cảm giác bỡ ngỡ thuở mới về Trường Tiểu học Sinh Tồn làm công tác giảng dạy. Trải qua nhiều năm làm công tác giảng dạy, đến nay, “con chữ”, sự mong mỏi được chung tay thắp sáng những ước mơ của các em học sinh nơi hải đảo – Sinh Tồn cũng đã, đang và sẽ dần thành hiện thực.

Các em học sinh theo học ở trường, được thầy Ân và các thầy, cô giáo trong trường kèm cặp, từ chỗ còn bập bẹ đọc chữ A, B, C, nay đã đọc – viết thành thạo. Nhiều em còn bộc lộ rõ năng khiếu học các môn của mình như em Trần Phan Trọng Nghĩa, lớp 2 với môn tự nhiên; em Hồ Yến Vi với môn xã hội…

Tranh thủ thời gian thăm và làm việc trên đảo, theo chân thầy Ân, tôi đã cùng lên lớp học. “Chúng em chào thầy ạ”, các em học sinh trong phòng học khang trang, sàn nhà lát gạch đá hoa bóng loáng, đứng dậy và đồng thanh chào. Sự hồ hởi khi được lên lớp học không chỉ thể hiện qua lời chào đầu giờ học mà nó còn được thể hiện qua việc thao tác lấy sách vở, trả lời hoạt bát các câu hỏi của thầy giáo. Sau ít phút ôn lại bài cũ, thầy Ân bắt đầu ra đề luyện chữ.

Nhìn các em cặm cụi, nắn nót viết từng con chữ lên nền giấy trắng ô li còn nguyện vẹn lần hồ, tôi nhận ra một điều, không có gì có thể ngăn được sự học của các em, những em học sinh nơi biển đảo Trường Sa thân thương của Tổ quốc ta.

N.L. (theo Trần Huy CAND)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.