Tổ quốc hướng mặt trời – Kì V. Trường Sa đổi thay cùng đất nước
01 Tháng Sáu 2012 9:22 SA GMT+7
Gần lắm Trường Sa! Nơi đô thị giữa muôn trùng khơi. Cũng điện sáng, cũng vườn rau xanh mướt, cũng bóng râm phủ xanh đảo…Trường Sa đã và đang từng ngày thay da đổi thịt cùng đất nước.

"Mời đồng chí nhà báo uống cà phê đá"

Sau một hành trình dài, cuối cùng tôi cũng đã đặt chân lên vùng đảo Sinh Tồn. Tận mắt chứng kiến cuộc sống của các hộ dân Sinh Tồn, tôi mới thấy được hết câu nói "Sinh Tồn mãi Trường Tồn". Tại các xã đảo, đời sống vật chất lẫn tinh thần của quân và dân biển đảo đã đổi thay đáng kể bất chấp mọi khó khăn vất vả nơi biển đảo xa xôi.

Ngôi nhà rộng gần 100m2 của anh Phạm Vũ nằm nép mình bên con đường trải thảm bê tông phẳng lì dẫn vào trụ sở UBND xã Sinh Tồn. Trong nhà, ánh đèn điện hắt ra sáng cả một vùng.

- Mời đồng chí nhà báo vào nhà uống cà phê đá, anh Vũ khi biết tôi là nhà báo đi cùng Đoàn công tác đến thăm và làm việc tại đảo hoan hỉ.

Dẫn tôi vào nhà, anh khiến tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Mọi vật dụng từ tivi, bàn ghế, tủ tường…trong gia đình anh được bài trí khá là ngăn nắp. "Đợi tí, mình pha cà phê đá cho nhé!", nghe lời mời của anh, tôi không nghĩ rằng, nơi đây lại là khu dân cư nằm cách đất liền hàng trăm hải lý đường biển.

Anh Vũ kể, hai vợ chồng anh sinh được 2 người con. Cháu lớn học lớp 4, còn cháu bé học lớp 1 Trường Tiểu học Sinh Tồn nằm cách nhà không xa. Thấy tôi là nhà báo từ đất liền mới ra thăm đảo, chị Phạm Thị Yến Trân, vợ anh Vũ nói vọng ra từ gian bếp: "Nhờ có sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền địa phương mà cuộc sống của gia đình tớ mới được ổn định như ngày hôm nay đấy".

Tương tự gia đình anh Vũ và các hộ gia đình hiện đang cư trú trên quần đảo Trường Sa khác, hộ gia đình anh Nguyễn Văn Trung, ở đảo Trường Sa lớn, nhiều năm qua luôn được đánh giá là một trong những gia đình văn hóa tiêu biểu của địa phương.

Ngoài giờ làm việc ở UBND thị trấn Trường Sa, vợ chồng anh còn tăng gia sản xuất. Số lượng gia cầm "siêu trứng" của nhà anh lên đến hàng chục con. Nói "siêu trứng" là bởi theo anh Trung bật mí, hàng ngày, đàn gia cầm đã "xuất chuồng" gần chục quả trứng các loại. Chưa hết, rẻo đất trong vườn cũng được vợ chồng anh tận dụng trồng rau mùng tơi, rau muống để cải thiện bữa ăn hàng ngày.

Đổi thay từng ngày, từng giờ

Nếu có ai nói, quần đảo Trường Sa là "vựa rau sạch" giữa biển khơi thì cũng không quá chút nào. Khi đặt chân lên các đảo chìm, đảo nổi như: đảo Đá Tây, Đá Lát, Nam Yết, Len Đao, Sinh Tồn, đảo Trường Sa Đông, Trường Sa lớn v.v…, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là màu xanh rờn của các vườn rau. Những luống cải, luống rau muống, rau mồng tơi… được vun bón thẳng tắp. Các chuồng trại thì luôn chật kín đàn lợn, đàn gia cầm.

Tại điểm đảo Trường Sa Đông, những vườn rau do các cụm lính đảo tăng gia sản xuất xanh mướt cũng như đàn lợn béo ục ịch kêu ủn ỉn trong chuồng khiến chúng tôi phải thán phục vì giữa nơi biển đảo, tiết trời thất thường, mầm xanh của rau sạch, sự sống của đàn gia súc, gia cầm vẫn sinh sôi.

Tại các điểm đảo chìm như: Len Đao, Đá Lớn, Đá Tây, Đá Lát…, các cán bộ chiến sĩ đã sử dụng các chậu làm bằng vật liệu composite hoặc gỗ để trồng rau cải, rau dền, rau mồng tơi, rau muống…

Thượng úy Trần Duy Thảo - Điểm trưởng Điểm đảo Đá Tây C cho biết, điểm đảo thường xuyên duy trì đúng, đủ số lượng, chất lượng, chủng loại các mặt hàng lương thực thực phẩm theo đúng quy định. Thường xuyên luân chuyển đổi hạt bảo đảm nguồn lương thực thực phẩm cho toàn đơn vị. Do vậy, sản lượng rau xanh thời gian qua đạt gần 1 tấn, lượng thịt tăng gia vượt ngưỡng 216kg, con số này chưa kể gần 700kg cá biển đánh bắt được.

Tương tự, theo thống kê của đảo Nam Yết, từ năm 2011 đến nay, quân và dân đảo tích cực tham gia tăng gia sản xuất được số lượng rau xanh đạt hơn 20 tấn, thịt gần 3,5 tấn và cá đạt gần 2 tấn. Nhìn vào thực tế này, ta dễ dàng nhận thấy, nguồn lương thực, thực phẩm "tại chỗ" đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt của quân và dân sinh sống, làm nhiệm vụ tại biển đảo.  

Bên cạnh đó, những cột đèn cao áp sáng điện trong đêm cũng là một trong những điểm nhấn khẳng định sự đổi thay của Trường Sa. Có mặt trên các đảo nổi: Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa lớn… vào thời điểm mặt trời khuất sau rặng mây, chúng tôi đều choáng ngợp trước ánh đèn điện cao áp nằm xen kẽ cây bàng, cây phong ba… hắt sáng cả một vùng biển đảo. Hàng ngày, theo lập trình, đèn tự động phát sáng từ 18h đến 5h sáng ngày hôm sau. Nguồn điện được cung cấp tại chỗ. Sau khi tích tụ nhiệt năng trên tấm pin mặt trời, nguồn điện sẽ được truyền dẫn vào hệ thống chiếu sáng.

Cũng chính nhờ những tháp tua - pin gió (tận dụng năng lượng gió), tấm pin năng lượng mặt trời (tận dụng ánh nắng mặt trời) - nguồn "năng lượng sạch" mà lính đảo, các hộ dân sinh sống trên các đảo chìm, đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, quạt máy, tủ lạnh, nồi cơm điện… một cách khá thoải mái.

Trung tá Đinh Trọng Thắm, Đảo trưởng đảo Sinh Tồn, Chủ tịch UBND xã Sinh Tồn (huyện Trường Sa) thì nguồn "năng lượng sạch" đã giúp mọi sinh hoạt của quân và dân sinh sống trên đảo có những đổi thay đáng kể. Cuộc sống nơi đảo xa đang nhích lại gần với đất liền.

Chia tay các điểm đảo, chúng tôi mãi ấn tượng về hình ảnh Trường Sa quật cường, sừng sững giữa biển khơi rộng lớn. Mảnh đất, vùng biển chủ quyền máu thịt thân yêu của Tổ quốc đã thực sự đổi thay cùng đất nước.           

N.L. (theo Trần Huy CAND)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.