Tổ quốc hướng mặt trời: Kì VII. DK1 - Cột mốc chủ quyền Tổ quốc giữa Đại dương
Monday, June 04, 2012 7:59 AM GMT+7
Trong gian khó càng ló tinh thần thép, sự quật cường…câu nói đó thật không sai. Có vượt muôn trùng sóng bể, có ra thăm và làm việc với quân, dân đang ngày đêm bám Nhà giàn DK1, bám biển, giữ yên vùng thềm lục địa Tổ quốc, mới thấy được hết “sức sống” lạ kỳ ở nơi đây.

Cách đây 23 năm, vào năm 1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra Chỉ thị về việc xây dựng cụm dịch vụ kinh tế - khoa học – kỹ thuật thuộc đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo, xác định chủ quyền Việt Nam đối với khu vực thềm lục địa này. DK1 cũng chính là tên viết tắt của cụm từ dịch vụ kinh tế - khoa học – kỹ thuật được xây dựng dưới dạng các Nhà giàn.

Trải qua hơn 20 năm, có gian truân, có sự hy sinh mất mát, thế nhưng DK1 vẫn vượt qua tất cả, quật cường đứng sừng sững giữa biển khơi… Những ngày đầu tháng 5, tôi đã có dịp “bám” Nhà giàn DK1 cùng các anh – những người lính kiên trung, hết mình vì chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc .

Trong gian khó càng ló tinh thần thép, sự quật cường…câu nói đó thật không sai. Có vượt muôn trùng sóng bể, có ra thăm và làm việc với quân, dân đang ngày đêm bám Nhà giàn DK1, bám biển, giữ yên vùng thềm lục địa Tổ quốc, mới thấy được hết “sức sống” lạ kỳ ở nơi đây.

Hành trình gửi yêu thương từ đất liền

Mặt trời treo đầu ngọn sóng. Bình minh – một ngày mới trên biển đã đến. “Toàn tàu chú ý, hôm nay theo lịch trình, chúng ta sẽ đến thăm và làm việc tại Nhà giàn DK1 Phúc Tần, thềm lục địa phía Nam (tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu), các thành viên trong Đoàn chuẩn bị đồ đạc. Bộ phận chuyển quà nhanh chóng vào vị trí”, 6h, giọng Đại tá Lê Xuân Thủy – Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân dõng dạc truyền khẩu lệnh qua hệ thống loa phát thanh trên con tàu HQ 996. Vậy là hôm nay, ước vọng của tôi cũng như nhiều thành viên khác trên chuyến tàu chở nặng yêu thương ra nhà giàn DK1 đã thành hiện thực.

9h30, sóng mỗi lúc một dâng. “Rạt… Rạt…rạt”, những âm thanh phát ra liên hồi dưới gầm tàu. “Sóng dâng, đánh vào hai mạn thuyền đó”, Thượng úy Hoàng Đình Duyến, chiến sỹ tàu HQ 996 vừa thao tác quấn dây thừng vào lan can tàu, vừa cho biết. Phóng tầm mắt về phía xa, tôi thấy rõ những con sóng bạc đầu đang dấy lên từng đợt. Có lẽ, con sóng kia đang thử thách đoàn công tác chăng?

Không! Không có trở ngại nào ngăn được tâm nguyện của các thành viên trong đoàn công tác. Các anh, các chị rồi cả các cô, bác tuổi ngoài 50 vẫn hăng hái xung phong xuống xuồng tuyến đầu tiên để lên với Nhà giàn.

10h30, nơi hướng mặt trời, “ngôi” Nhà giàn DK1/16 – bãi Phúc Tần B dần hiện ra. Không ai bảo ai, mặc cho tàu đang lắc giật, tất cả đổ ra phía mũi tàu, tay lăm lăm máy ảnh lưu giữ lại những ấn tượng đầu tiên về khu “đô thị” trên biển. Một cảm giác không sao tả nổi. Nhà giàn DK1 đây rồi! “Tàu bắt đầu thả neo, các thuyền viên vào vị trí!”, Trung tá Nguyễn Văn Đoàn – Thuyền trưởng tàu HQ 996 hô khẩu lệnh.

Các vị trí ứng trực làm nhiệm vụ neo tàu, thả xuồng chuyển tải nhanh chóng thiết lập. Sau 20 phút, hai chiếc xuồng chuyển tải được khéo léo “ròng” xuống mặt sóng. Theo phân định, các thành viên xếp hàng nối đuôi nhau lần lượt xuống xuồng. Đúng lúc này, trời nổi gió đùng đùng. Sóng càng “gầm” hung tợn hơn. Chiếc xuồng chuyển tải thi thoảng lại như bị nuốt trọn bởi sóng dựng vách núi. “Toàn tàu chú ý, sóng đang lớn, các thành viên chưa xuống xuồng vội!”, tiếng viên chỉ huy tàu vọng trên loa phóng thanh.

Đứng ở mạn tàu. Nhìn các chiến sĩ Hải quân trên “ngôi” Nhà giàn DK1/16 đứng sừng sững cách tàu chưa đầy 500m, tay vẫy từng nhịp, chúng tôi - những người đem yêu thương từ đất liền ra biển khơi lại lặng người đi. Không biết con sóng dữ kia có ngăn cản hành trình của Đoàn công tác? Ai cũng tự nhủ lòng. Và rồi, con sóng dữ kia như thể hiểu được tâm tư người trong cuộc. 20 phút sau, sóng bạc đầu tạm lắng. Nhanh như cắt, các thành viên cùng những món quà chở nặng nghĩa tình được chuyển xuống xuồng chuyển tải để lên thăm và làm việc tại “ngôi” Nhà giàn DK1/16 với bao điều kỳ lạ giữa muôn trùng khơi kia.

Có điện, có nước, có tình người thân thương

“Chưa đặt chân lên Nhà giàn DK1, chưa thấy được hết sự quật cường, đổi thay ở nơi đây”, câu nói ấy thật đúng. Với tôi, khi được tận mình ngồi trên chiếc xuồng chuyển tải, tận mình vượt sóng biển, chèo từng bậc thang lên Nhà giàn, cảm giác thật khôn tả. Các anh – những người lính Nhà giàn đang đem sức mình góp xây chủ quyền biển – đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Để Nhà giàn DK1 bây giờ đã và đang thực sự đổi thay cùng đất nước.

 
Hệ thống pin mặt trời cung cấp đầy đủ năng lượng cho Nhà giàn DK1/16.

Nhà giàn đây rồi, các anh lính kiên trung đây rồi! Mọi tiện nghi, cách bài trí vật dụng sinh hoạt trong “ngôi” Nhà giàn đã thực sự hiện ra trước mắt chúng tôi. Thú thật, lần đầu tiện đặt chân lên Nhà giàn DK1, nếu không được giới thiệu trước, có lẽ sẽ nhiều người lầm tưởng đây là những căn nhà chung cư ở đất liền. Cũng ti vi, tủ lạnh, cũng quạt điện, cũng bàn ghế, giường ngủ… Điện năng được tạo bởi hệ thống pin mặt trời, quạt gió luôn dồi dào. Đáng chú ý, ở nơi đây còn xuất hiện cả mô hình “Vườn – ao – chuồng”.

Thượng úy Đỗ Văn Vượng – Chiến sĩ Nhà giàn DK1/16 nhổ từng cuộng rau cải xanh mơn mởn trong khu “vườn treo” trên nhà giàn cho biết, anh đang chuẩn bị rau xanh cho bữa trưa ngày hôm nay. Rau xanh là một trong những món ăn thường thấy trong các bữa ăn của lính Nhà giàn DK1. Vườn rau này được hình thành dựa trên phong trào thi đua, hoạt động tăng gia sản xuất của đơn vị.

Không chỉ vườn rau mà Thượng úy Vượng đang tranh thủ hái xanh mơn mởn, mà các vườn rau khác trồng quanh “ngôi” Nhà giàn nơi đây cũng xuất hiện hình ảnh tương tự. Những luống rau được cấy thẳng tăm tắp và xanh rờn trước nắng, gió. Từ rau mồng tơi, rau muống, rau cải… cho đến rau thơm, tất cả đều hiện diện, vươn mầm xanh ngay trong “vườn treo” trên… mặt biển của Nhà giàn DK1/16 này.

Theo chân đồng chí Vượng tham quan một lượt, tôi thỏa được ước mong một lần được ra Trường Sa, một lần đứng trên Nhà giàn, lặng ngắm “vườn – ao – chuồng” trên Nhà giàn tự bấy lâu nay. Nhìn những vườn rau, chuồng gia cầm tăng gia, tôi cũng như các thành viên trong Đoàn công tác thấy thật thán phục các các chiến sĩ Nhà giàn DK1. Các anh những người lính nhà giàn không khuất phục trước khó khăn, luôn luôn gắng gỏi vượt qua mọi thử thách để góp phần xây dựng Nhà giàn DK1 giữa muôn trùng biển khơi

Theo Trần Huy / CAND

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.