Tổ quốc hướng mặt trời: Kì VIII. Có một "nghĩa trang"… nơi biển cả
05 Tháng Sáu 2012 4:09 SA GMT+7
7h30', sóng cuồn cuộn. Gió ban sớm khác với mọi ngày. Hôm nay, nó như thể hòa cùng suy tư, tạc lòng niềm tri ân cùng với đoàn công tác trên tàu. Tấm băng rôn in dòng chữ "Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên thềm lục địa phía Nam - DK1" phần phật theo gió biển.

Mặt trời tròn trên đầu. Các thành viên trong Đoàn công tác đi trên con tàu HQ996 không ai bảo ai lục tục kéo lên boong cứu sinh. "Lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc đã đến", tiếng Đại tá Lê Xuân Thủy - Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân vọng qua hệ thống loa phát thanh trên tàu. 4 dòng người đứng theo hàng ngang đều tăm tắp.

Chuẩn Đô đốc - Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân (Bộ Quốc phòng) Đinh Gia Thật, người đã gắn hơn nửa cuộc đời với lính Hải quân, với biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc cho biết, thực hiện kế hoạch đi thăm, làm việc tại quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 năm 2012, trong thời khắc uy trang này, đoàn công tác sẽ làm lễ tưởng niệm các cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại thềm lục địa phía Nam.

Đồng chí Chuẩn Đô đốc cũng như các thành viên trong Đòan công tác khi đứng trước tấm biển hiệu tưởng niệm, lặng người hồi lâu. Giờ đây, khi nhớ về thời khắc ấy, thời khắc mà các cán bộ, chiến sĩ công tác tại Nhà giàn quyết không chùn bước trước bão biển, để hoàn thành nhiệm vụ đã hi sinh trên biển, chúng tôi - những người con của đất liền không khỏi bồi hồi xúc động.

"Giờ này, Đoàn công tác chúng tôi đang có mặt tại vùng biển Phúc Tần thuộc thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Nơi một số cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã anh dũng hy sinh, nằm lại với biển khơi vì sự bình yên và toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc", lời Chuẩn Đô đốc, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân Đinh Gia Thật trịnh trọng. Các thành viên trong Đoàn công tác nghiêng mình kính cẩn.

7h30', sóng cuồn cuộn. Gió ban sớm khác với mọi ngày. Hôm nay, nó như thể hòa cùng suy tư, tạc lòng niềm tri ân cùng với đoàn công tác trên tàu. Tấm băng rôn in dòng chữ "Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên thềm lục địa phía Nam - DK1" phần phật theo gió biển. Giọt nước mắt tiếc thương, cảm phục trước những tấm gương anh dũng quên mình vì chủ quyền biển đảo Tổ quốc chốc chốc lại lăn dài trên khuôn mặt các thành viên trong Đoàn công tác - những người mới lần đầu đặt chân lên vùng biển đảo chủ quyền của Tổ quốc khi đồng chí Chuẩn Đô đốc, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân Đinh Gia Thật đọc diễn văn tưởng niệm: "…

Mặc dù Đảng, Nhà nước, Quân đội, Quân chủng Hải quân và nhân dân cả nước đã làm hết sức mình…song do thiên nhiên hung dữ và sự tàn phá khủng khiếp của bão tố đại dương đã làm đổ một số Nhà giàn - nơi mà cán bộ, chiến sĩ Hải quân chúng ta đang có mặt làm nhiệm vụ… Trong thời khắc giữa cái sống và cái chết, các đồng chí đã tỏ rõ lòng trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; bám trụ đến cùng, chấp nhận hy sinh vì Tổ quốc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao…".

Giây phút tưởng niệm diễn ra, trên boong tàu bỗng chốc im bặt chỉ còn tiếng sóng vỗ ngầm dưới thân tàu. Thật yên ắng, nghiêm trang và thành kính…! Các anh, những người con của Tổ quốc nằm yên dưới lòng đại dương mênh mông kia sẽ mãi được các thế hệ tạc ghi như những tượng đài anh hùng bất diệt nơi đầu sóng ngọn gió.

Giữa muôn trùng sóng biển, nghĩ… về Tổ quốc

"Con đường" dẫn vào Nhà giàn DK1/16 thuộc bãi Phúc Tần (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thật ghập ghềnh. Sóng nhô lên rồi lại dội xuống. Con xuồng chuyển tải của chúng tôi phải khéo léo lắm mới có thể bám trụ được khoảng cách 2m với chân Nhà giàn DK1/16. Đứng trên lan can, tiếng nói sang sảng, cứng cỏi như thể sấm rền trên biển truyền xuống:

- Sau khi xuồng đã được neo vào thành DK1, các đồng chí hãy lần lượt leo lên cầu thang. Bước chân cao, thao tác nhanh nhẹn. Tránh để xảy ra sơ suất…

Hóa ra, giọng nói ấy, hiệu lệnh ấy theo lời giới thiệu của Thượng tá Nguyễn Văn Sơn - Cục Chính trị, Quân chủng Hải quân được phát ra từ Thiếu tá Dương Văn Hoan - Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/16 và cũng là một trong những người lính may mắn thoát khỏi "miệng" hải thần năm xưa. Để rồi, giờ đây, anh lại đứng trên Nhà giàn tiếp tục cùng đồng đội vượt bão gió, sóng biển cuộn trào hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Biết được mục đích "thêm" của tôi trong chuyến ra thăm và làm việc với các cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1/16 lần này, người chỉ huy Nhà giàn có khuôn mặt rám nắng, chân tay cứng cỏi như một khúc lim này đã kể vanh vách chuyện xưa. Thiếu tá Hoan bùi ngùi thuật lại. Hôm ấy là tối 12/12/1998. Lúc này, khoảng 22h, các cán bộ, chiến sĩ đang ứng trực làm nhiệm vụ tại Nhà giàn DK1/6 Phúc Nguyên không khỏi bàng hoàng trước tiếng sóng biển phát ra âm thanh rầm… rầm… rầm từ xa vọng lại. Những cột sóng cao 14-15m chốc chốc lại chồm lên. Rồi lại tụt xuống.

Đồng hồ điểm 23h, bão biển mỗi lúc một mạnh. Tần số sóng liên lạc với bộ phận chỉ huy ở đất liền liên tục bị ảnh hưởng. Thông tin chập chờn. Lúc này, các anh - những người lính Nhà giàn DK1/6 nhanh chóng vào vị trí. Người ôm chặt tủ tài liệu, người thì giữ giường, chèn bao gạo vào bình ắc quy để hệ thống thông tin liên lạc được duy trì. Các anh đã thể hiện một tinh thần đoàn kết cao độ. Dù vậy, bão biển quả thật không thể lường trước được.

Càng về đêm, cơn bão biển lịch sử này càng dữ tợn hơn. Và rồi nhà giàn chao đảo liên hồi. Mọi vật dụng theo đó cứ thế mà "vãi" hết ra. Thấy vậy, Đại úy (liệt sĩ) Vũ Quang Chương khi đó là Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/6 liền lệnh cho người chỉ huy phó trẻ tuổi Trung úy Dương Văn Hoan (nay là Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/16) đảm nhận nhiệm vụ chỉ huy, hướng dẫn anh em trên nhà giàn xuống phao cứu sinh. Còn mình thì giữ vững thông tin liên lạc và báo cáo chính xác mọi diễn biến về Sở chỉ huy.

- Hết đêm nay, ngày mai trời sẽ sáng thôi anh em ơi, Chỉ huy phó Dương Văn Hoan vừa thao tác hướng dẫn đồng đội xuống phao cứu sinh vừa động viên. Nghe lời động viên, các anh - những người lính giữ thềm lục địa chợt thấy ấm lòng lạ thường. Còn con sóng biển kia thì sao? Nó càng mạnh hơn.Và sức chịu đựng của nhà giàn có hạn. Nhà giàn nghiêng và không trả lại. Tiếng cấp báo: "Nhà giàn DK1/6 gọi Sở chỉ huy, Sở chỉ huy nghe rõ trả lời…" của Đại úy Vũ Quang Chương cứ lặng dần lặng dần. Hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn. Tối tăm và rét mướt bủa vây. Lúc này vào khoảng hơn 3h ngày 13/12/1998.

Sóng lớn và dồn dập. 9 cán bộ, chiến sĩ nhân viên Nhà giàn DK1/6 Phúc Nguyên theo đó cũng bị hất tung xuống biển. Chiếc phao cứu sinh cũng không tránh được sự cố. "Anh em ơi tát…Tôi chưa kịp nói thêm từ "nước" thì từ đâu đó trên trời đổ ập xuống một con nước lớn dựng đứng như vách núi. Tôi cứ thế bị hút xuống đáy biển có độ sâu khoảng 11-12m", Thiếu tá Hoan kể. Bất lực, nhưng không bất lòng, anh vẫn cố hét lên "Anh em đâu rồi, anh em đâu rồi?". Từ trong cơn sóng dữ, văng vẳng tiếng đồng đội "Tôi đây!", "Em đây anh ơi!"...

4 đồng đội của anh gồm đồng chí: Hoàng Xuân Thủy, Nguyễn Hữu Tôn, Hà Công Dụng và Nguyễn Thiện Thuật đã cùng anh bám được vào chiếc phao méo mó do sóng cuộn. Đúng lúc này, trước mặt các anh khoảng 800 mét, xuất hiện bóng một người đang vươn mình trên đầu ngọn sóng. "Thơ đấy anh em ơi", các anh vội reo lên. "Cuối cùng chúng tôi cũng đã kéo được đồng chí Thơ bám vào phao", Thiếu tá Hoan hồi tưởng. Và sau hơn 14h lênh đênh trên biển, các anh đã được tàu HQ 606 cứu hộ cứu nạn, đưa vào đất liền kịp thời.

Vậy còn 3 đồng đội của anh là Đại úy Vũ Quang Chương - Trạm trưởng, Chuẩn úy Nguyễn Văn An - nhân viên cơ điện và Chuẩn úy Lê Đức Hồng - nhân viên Rađa lúc đó ra sao?, nghe đoạn đến đây, Thiếu tá Hoan chùng giọng: "Các anh ấy đã hy sinh và mang theo lá cờ Tổ quốc, vĩnh viễn nằm lại với biển khơi. Các anh là tấm gương anh dũng bất diệt để các thế hệ sau noi theo…"

N.L. (Theo Trần Huy / CAND)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.