Nghệ sĩ hát giữa Trường Sa
21 Tháng Năm 2022 7:39 CH GMT+7
KHÁNH HÒATrong hành trình 'Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương', nhiều nghệ sĩ gửi gắm lời ca về tình yêu đất nước đến người lính.

Những ngày tháng 5, chiếc xuồng CQ từ tàu HQ 561 rẽ sóng ngoài khơi, luồn lách qua rặng san hô, đưa đoàn nghệ sĩ, văn công lên điểm đảo chìm Tốc Tan A. Thứ tự lên xuồng vào thăm đảo luôn được các trưởng đoàn công tác đất liền ưu tiên cho những cô gái nhỏ nhắn, sau nhiều giờ các cô say sóng nằm bẹp giường tàu.

Ca sĩ Thu Phong giao lưu với chiến sĩ hải quân trên đảo Sinh Tồn. Ảnh: Phước Tuấn

Ca sĩ Thu Phong giao lưu với chiến sĩ hải quân trên đảo Sinh Tồn. Ảnh: Phước Tuấn

Ngoài thăm hỏi động viên những người lính trẻ, đoàn gần 10 nghệ sĩ của TP HCM và Đà Nẵng có 11 buổi giao lưu văn nghệ với tiết mục đa dạng, nhạc trẻ, dân ca, vọng cổ, nhảy, thổi khèn, sáo... Giữa sóng nước, nhiều người lính cho biết bất ngờ khi được nghe tiếng sáo du dương quen thuộc ở vùng núi Tây Bắc, qua bản độc tấu của nghệ sĩ Giàng A Hải (câu lạc bộ khèn Mông Bắc Hà, Lào Cai) - người lần đầu đến Trường Sa.

"Được biểu diễn văn hóa truyền thống của dân tộc mình ở Trường Sa là niềm vui khôn xiết của tôi. Tôi hy vọng tiếng sáo sẽ giúp các chiến sĩ vơi bớt nhớ nhà, có tinh thần lạc quan, vững chắc tay súng bảo vệ vùng đất tiền tiêu này", nghệ sĩ Giàng A Hải cho biết.

Lần thứ ba đến Trường Sa, nghệ sĩ Mai Thắm (TP HCM) vẫn không nén được cảm xúc. Chị nhớ mãi kỷ niệm lần đầu đến Trường Sa năm 1992. Khi đó, Mai Thắm mới là cô gái 17 tuổi của đoàn văn công Quân khu 9. Khi chị cất bài ca vọng cổ lên, tất cả lính đảo hò reo "Cho anh làm rể miền Tây với Thắm ơi!".

Nhật Mai, ca sĩ nhà hát Trưng Vương, cho biết nhiều lúc đang hát, bị mất điện giữa chừng, các chiến sĩ - nghệ sĩ cùng nắm tay nhau hòa giọng át cả tiếng sóng biển. Có những lần sóng to gió lớn, không thể vào đảo hay Nhà giàn DK1, các ca sĩ như Mai Thắm phải hát qua bộ đàm của tàu. "Sau mỗi tiết mục, nhiều người đều yêu cầu chúng tôi hát thêm", nghệ sĩ Mai Thắm nói.

Thu Phong, 22 tuổi, ca sĩ nhà hát Trưng Vương, hai lần có cơ hội hát trước những người lính đảo đất tiền tiêu. Thu Phong nói: "Tôi khâm phục và tự hào về các anh, những người đang làm nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió".

Cầm bông hoa được làm bằng vỏ ốc và san hô của người lính trẻ tặng, Thu Phong nói đây là món quà vô giá với của cô. Một chiến sĩ trên đảo chìm Đá Nam nói: "Ốc biển được chúng tôi làm tỉ mỉ thành bông hoa, dành tặng riêng cho những cô văn công".

Đoàn văn công cùng các đại biểu, lính đảo giao lưu văn nghệ bên cạnh biển trời đảo Đá Lớn. Ảnh: Phước Tuấn

Các nghệ sĩ cùng các đại biểu, chiến sĩ hải quân giao lưu văn nghệ bên biển trời điểm đảo Tốc Tan A. Ảnh: Phước Tuấn

Tham gia đêm văn nghệ chủ đề Bài ca dâng Bác tại trung tâm thị trấn Trường Sa, ông Trần Văn Hoàng, Phó chủ tịch UBND thị trấn, nhận xét các tiết mục của đoàn nghệ sĩ được dàn dựng tâm huyết, mang lại niềm vui cho cán bộ chiến sĩ, người dân trên đảo. Trong khi đó, đại úy Bùi Đình Phan, Chỉ huy trưởng đảo Đá Lớn cho biết việc những lời ca tiếng hát được biểu diễn ngay ở các điểm đảo đã giúp những chiến sĩ có món ăn tinh thần, đỡ nhớ nhà, thêm niềm tin hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Chương trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương do Quân chủng Hải quân phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức đưa đoàn nghệ sĩ cùng gần 300 đại biểu là thanh niên, công đoàn, hội phụ nữ, nhà khoa học... ra thăm, tặng quà quân dân trên 10 đảo như Trường Sa, Sinh Tồn, Song Tử Tây, Đá Nam, Tốc Tan, Núi Le... thuộc huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1/7 Huyền Trân, từ ngày 4 đến 12/5.

Theo vnexpress.net

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.