Biển đảo cần được đầu tư nhiều hơn nữa
Thursday, March 11, 2010 12:44 AM GMT+7
Dự đoán đến năm 2020, kinh tế biển sẽ đóng góp hơn 50% GDP của cả nước. Nhưng so với đầu tư cho việc phát triển kinh tế trên đất liền, đầu tư cho biển đảo chiếm tỷ trọng quá ít, chỉ chiếm 0.46% trong dự toán tổng chi ngân sách năm 2010.

 

Biển Đông đang thực sự trở thành không gian sinh tồn của Việt Nam. Năm 2005, kinh tế biển chiếm 22%, và theo dự báo, đến năm 2020, kinh tế biển sẽ chiếm hơn 50% GDP của cả nước. Vì thế, việc tăng cường đầu tư cho biển đảo không chỉ có ý nghĩa an ninh, quốc phòng trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông đang có những diễn biến phức tạp, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế.

Nhưng nhìn vào mức đầu tư cho biển đảo hiện thời, thấy rằng: mức độ đầu tư quá thấp so với những gì mà biển đảo đóng góp vào tổng GDP của cả nước.

Theo Nghị quyết số 38/2009/QH12 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2010 [1],  trong Tổng số chi cân đối ngân sách Trung ương 370.436 tỷ đồng thì chi cho Chương trình biển Đông, hải đảo, cảnh sát biển chỉ chiếm 0.46% (1708 tỷ đồng).


Tàu thuyền Việt Nam ở khu vực ngư trường Lý Sơn.

So với chi Đầu tư xây dựng cơ bản 64.100 tỷ đồng, chi cho An ninh 20.500 tỷ đồng, chi Quản lý hành chính 23.700 tỷ đồng thì mức đầu tư này là quá ít, đặc biệt trong tương quan so sánh về mức đóng góp của kinh tế biển cho tổng GDP của cả nước (dự kiến hơn 50% GDP năm 2020) và mức độ quan trọng về an ninh - quốc phòng của Biển Đông, hải đảo đối với an ninh-quốc phòng chung của cả nước.

Do có sự khác nhau về đặc thù kinh tế biển và kinh tế trên đất liền, không thể có sự tương ứng trong tỷ lệ đầu tư cho hai lĩnh vực này. Chương trình Biển Đông, hải đảo, cảnh sát biển có thể cũng không phải là địa chỉ duy nhất đón nhận đầu tư cho biển đảo. Tuy nhiên, với mức độ đóng góp chủ lực vào tổng GDP của cả nước, các chương trình biển đảo xứng đáng được đầu tư nhiều hơn nữa.

Nếu so sánh với một số danh mục hoặc chủ trương đầu tư đã được Quốc hội thông qua như: chủ trương xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân với tổng công suất mỗi nhà máy khoảng 2000MW [2], thì tổng mức đầu tư dao động trong khoảng 10.4-12 tỷ đô-la, gấp 110-130 lần đầu tư cho chương trình  biển đảo năm 2010. Nếu mở rộng qui mô lên 8000MW thì mức đầu tư lên đến 38-40 tỷ USD, gấp 400-420 lần mức đầu tư cho chương trình biển đảo năm 2010.


Đầu tư cho biển đảo cũng để giữ gìn một Việt Nam trọn vẹn.

Đó là chưa kể các đại dự án khác như đường Hồ Chí Minh (15.468 tỉ đồng vào cuối năm 2004 cho giai đoạn 1: 200-2005 và dự tính 18.168 tỉ đồng cho giai đoạn 2) [3], dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, dự án tàu điện ngầm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, v.v. Riêng chương trình mía đường đến giữa năm 2006 đã nợ đọng 5000 tỉ đồng [4].

Dù chưa ai tính cụ thể đóng góp của các dự án này vào tổng GDP của đất nước, nhưng chắc chắn tỷ lệ đóng góp này sẽ nhỏ hơn nhiều so với mức dự đoán 50% của kinh tế biển vào năm 2020 rất nhiều lần. Như thế đủ thấy sự bất hợp lý, và có phần bất công, trong cơ cấu đầu tư của đất nước.

Trong số các hoạt động kinh tế trên biển, đánh bắt hải sản chiếm tỷ lệ tương đối quan trọng và có ý nghĩa không chỉ về mặt kinh tế mà còn về chủ quyền biển đảo của đất nước.

Không có gì khẳng định chủ quyền chắc chắn bằng việc những đoàn tàu đánh bắt cá của ngư dân tự do ra khơi. Vì thế, ngư dân, ngoài hoạt động mang tính ngành nghề đặc trưng của mình, còn là lực lượng tuyến đầu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là trong bối cảnh đang có những tranh chấp phức tạp trên Biển Đông. Nhưng rất tiếc, đầu tư cho ngư dân hầu như không đáng kể.

Thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp ngư dân trắng tay, thậm chí bị tù đày, vì bị cáo buộc đánh bắt ở vùng biển của nước ngoài, nhưng trên thực tế chỉ là vu cáo.

Nếu được trang bị máy định vị hoặc có hỗ trợ kĩ thuật đồng bộ từ đất liền, những cáo buộc như vậy có thể tránh được phần nào vì khi đó ngư dân hoàn toàn làm chủ hải trình của mình, và có bằng chứng để chứng minh việc mình đang hoạt động trong lãnh hải Việt Nam khi xảy ra cáo buộc.

Việc đầu tư cho ngư dân và tăng cường hỗ  trợ hoạt động của ngư dân trên biển, đảm bảo an toàn cho họ khi đánh bắt trên vùng biển của mình, vì thế không chỉ có ý nghĩa phát triển kinh tế, mà còn có ý nghĩa an ninh, quốc phòng trên biển - không gian sinh tồn của Việt Nam trong thời gian tới.

Ngoài việc tăng cường cho các hoạt động trên biển, cũng cần tăng cường đầu tư cho xây dựng và hỗ trợ đời sống trên đảo, đặc biệt là các đảo có dân sinh sống. Vì chính họ chứ không phải ai khác, là những người đứng ở tuyến đầu của việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Họ là một phần của Việt Nam, là minh chứng sống động chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam trong các cuộc tranh chấp trên trường quốc tế, vì thế cần được đầu tư đúng mức, nhất là với các em nhỏ, những thế hệ mới sinh ra trên đảo, giảm thiểu sự thiệt thòi của các em vì thiếu giáo viên và điều kiện học tập.

Đã đến lúc phải nhận thức lại việc đầu tư cho biển đảo, sao cho xứng đáng với sự đóng góp của kinh tế biển vào tổng GPD, và ý nghĩa an ninh, quốc phòng của đất nước để khắc phục một bất hợp lý hiển nhiên: kinh tế biển đang và sẽ là thành phần chủ lực đóng góp vào tổng mức GDP của đất nước, nhưng chúng ta đầu tư cho biển đảo quá ít.

(Bài viết thể hiện góc nhìn riêng của tác giả)


Nguồn TVNN
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.