Hoa tiêu nơi đảo chìm
Sunday, May 29, 2022 8:45 PM GMT+7
Xuất hiện ở nhiều nơi, những chiến sĩ hải quân làm nhiệm vụ hoa tiêu dẫn ghe tàu qua luồng lạch trên các đảo chìm ở quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) mang đến cho chúng tôi cảm giác rất đặc biệt.

Các anh đứng nơi đầu sóng, vẫy vẫy hai lá cờ ở hai tay theo những hiệu lệnh riêng của Luật Hàng hải với mục đích dẫn tàu bè đúng luồng lạch. Và hình ảnh hoa tiêu gần như là hình ảnh đầu tiên ở những đảo chìm mà chúng tôi có thể nhìn thấy.

Người lính hoa tiêu làm nhiệm vụ tại một đảo chìm ở quần đảo Trường Sa.

Người lính hoa tiêu làm nhiệm vụ tại một đảo chìm ở quần đảo Trường Sa.

Rất nhiều đảo là những cái tên quen thuộc với người dân như Cô Lin, Len Đao, Đá Nam, Thuyền Chài, Tiên Nữ... Tuy nhiên, ít ai biết được rằng để tiếp cận đảo chìm là việc làm khá khó khăn, phụ thuộc rất lớn vào thủy triều lên xuống tự nhiên. Khi thủy triều xuống, những bãi cạn này có mực nước thấp, thậm chí có thể nổi một phần trên mặt nước. Khi đó các loại ghe tàu lớn nhỏ sẽ không thể di chuyển vào đảo. Chỉ khi mực nước thủy triều dâng lên cao, thường là khoảng thời gian trước và sau 12 giờ trưa khoảng 2-3 giờ đồng hồ.

Đây cũng là lúc mực nước triều lên cao nhất, thuận lợi nhất để di chuyển vào đảo chìm. Nhưng ngay cả khi điều kiện tự nhiên thuận lợi, việc di chuyển ghe tàu vào đảo vẫn cần có sự hỗ trợ của các người lính hoa tiêu. Họ là những người đang công tác, làm nhiệm vụ trên đảo với kiến thức hàng hải về nghề hoa tiêu cùng sự am hiểu tường tận các bãi cạn xung quanh đảo để dẫn đường.

Vào một buổi trưa trung tuần tháng 5, đoàn chúng tôi neo ở khu vực đảo chìm Tốc Tan A nằm trong cụm đảo Tốc Tan. Thuyền trưởng thông báo đoàn sẽ di chuyển vào đảo ngay sau giờ ăn trưa, thay vì có khoảng hơn một giờ nghỉ ngơi. Nguyên nhân do khu vực đảo nằm sâu trong bãi cạn, từ nơi neo tàu di chuyển vào đảo khoảng cách chừng vài trăm mét. Lúc bắt đầu lên ghe nhỏ để vào đảo, từ xa chúng tôi đã nhìn thấp thoáng thấy bóng của người lính hải quân làm hoa tiêu.

Nhìn từ xa, giữa đại dương mênh mông những đảo chìm thật nhỏ bé. Nhiều người vẫn gọi đó là những chiếc “lồng chim” trên biển. Thế nhưng khi càng di chuyển tới gần, đảo càng hiện lên rõ hơn với hình ảnh người lính hoa tiêu nơi tiền tiêu Tổ quốc. Những động tác vẫy cờ, chỉ đơn giản là trái, phải giúp ghe tàu đi đúng luồng lạch nhưng lại vô cùng quan trọng.

Anh Ngô Xuân Phong, một chiến sĩ hải quân đang công tác ở đảo chìm Tốc Tan cho biết, các động tác làm hoa tiêu hướng dẫn ghe tàu di chuyển là một trong các bài học luyện tập của lính hải quân khi tới công tác tại các đảo chìm. Chiến sĩ Phong cho rằng các động tác phất cờ của hoa tiêu thực tế không khó mà điều quan trọng nhất chính là sự hiểu biết về địa hình của bãi cạn.

Dưới mặt nước ghe tàu di chuyển dù có làm sẵn luồng lạch nhưng nguy cơ vẫn rất nhiều. Toàn bộ ghe tàu vào đảo đều phải di chuyển chính xác trên luồng bởi có nhiều mỏm đá san hô ngầm. Nếu không may ghe tàu va chạm vào các mỏm đá ấy sẽ rất dễ xảy ra tai nạn ngoài ý muốn.

Anh Phong quê ở Bình Định, ra đảo được gần một năm. Do cách xa đất liền, phương tiện liên lạc với người thân cũng còn hạn chế nên những đoàn công tác từ đất liền tới thăm đảo là nguồn động viên to lớn của anh em cán bộ chiến sỹ trên đảo. Giữa bốn bề chỉ còn biển và trời, những đoàn công tác không chỉ mang quà tới thăm hỏi động viên mà còn khích lệ tinh thần, giúp các anh em chiến sĩ an tâm công tác, chắc tay súng bảo vệ tuyến đầu Tổ quốc.

Không chỉ có ở Tốc Tan, tại đảo chìm Thuyền Chài B nằm trong cụm đảo chìm Thuyền Chài, chúng tôi cũng bắt gặp người lính hải quân làm hoa tiêu đón tàu. Chiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên chia sẻ, rất vinh dự khi được làm nhiệm vụ hoa tiêu dẫn tàu chở đoàn đại biểu tới thăm đảo.

Mặc dù mới ở trên đảo hơn một năm nhưng chiến sĩ Nguyên cũng hiểu rõ thủy triều và vị trí các mỏm đá chìm dưới biển. Khoảng cách từ tàu tới đảo chừng vài trăm mét nhưng nếu không có hoa tiêu dẫn đường, việc ra vào sẽ rất khó khăn với những người lần đầu tới đảo. Đó là lý do những người lính hoa tiêu luôn chọn vị trí dễ thấy, dễ quan sát để làm tín hiệu bằng những động tác phất cờ.

Chỉ sau những ngày dài lênh đênh trên biển, cảm giác nhìn thấy những người lính hải quân làm hoa tiêu dẫn đường mới thấy hết sự quan trọng của họ. Dù đã tới rất nhiều đảo chìm ở Trường Sa nhưng không hiểu sao, mỗi lần nhìn thấy những lá cờ phất phất dứt khoát của người lính hoa tiêu, tôi lại cảm thấy gần gũi và thân quen, giúp mình an tâm hơn giữa nơi đầu sóng ngọn gió vậy.

Theo daidoanket.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.