Xanh mát những vườn rau trên quần đảo Trường Sa
Sunday, June 05, 2022 8:41 PM GMT+7
Hiện nay, trên các điểm đảo thuộc quần đào Trường Sa và nhà giàn DK1 rau xanh đã đầy ắp các vườn và chậu bên hiên nhà. Có dịp ra thăm cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, mọi người ai cũng trầm trồ, thích thú với những luống cải, mồng tơi, rau dền... xanh tươi hiện hữu sau những khối bê tông giữa biển khơi muôn trùng sóng gió.

Ở Trường Sa, rau xanh được ví như thuốc quý trong đời sống của cán bộ, chiến sĩ. Việc trồng được rau xanh là cả một kỳ công với bao công sức, mồ hôi bộ đội trên đảo đã đổ xuống để màu xanh ươm mầm. Trên các điểm đảo màu xanh ấy không chỉ gợi lên sức sống mạnh mẽ giữa đại dương sóng gầm, gió giật mà còn là biểu tượng của ý chí, lòng dũng cảm, nỗ lực vượt khó của cán bộ, chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi.

Chú thích ảnh

Các chiến sĩ Đảo Cô Lin chăm sóc vườn rau xanh tươi tốt.

Chúng tôi tới đảo Đá Nam, được tham quan vườn rau rộng chừng 50m2 với đủ loại cây trồng, bảo đảm cung cấp đủ cho bữa ăn bộ đội. Bộ đội trên đảo kỳ công chăm sóc những luống rau, phần nào đã nói lên nỗi vất vả để có được rau xanh phục vụ đời sống hàng ngày của cán bộ, chiến sĩ.

Để trồng được rau, các bộ, chiến sĩ phải dựng nhà giàn kín chắn gió biển. Thế nhưng khung nhà giàn kín bưng ấy cũng không đủ để hạn chế sự khắc nghiệt từ thiên nhiên nơi đảo xa. Ngoài nhà mái che phía ngoài, bên trong mỗi luống rau còn được lập thêm giàn che nhỏ.

Chú thích ảnh

Các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Đồn Biên phòng Trường Sa chăm sóc rau xanh trong vườn của đơn vị.

Đại úy Trần Thế Tài, Chính trị viên Đảo Đá Nam, người có nhiều năm công tác trên quần đảo Trường Sa đã thấm đẫm kinh nghiệm và hiểu tường tận những giá trị và công sức bộ đội khi trồng được những luống rau xanh trên đảo.

Đại úy Trần Thế Tài cho biết: “Rau mới trồng, mặc dù phía trên đã che chắn gió nhưng phía dưới chúng tôi vẫn phải làm những cái niếp để che cho những cây rau mới trồng, có như thế mới bảo đảm được cây rau sống sót. Nếu không che thế, rau sẽ bị ánh nắng chiếu rọi, tiếp nữa là gió biển mang theo hơi nước mặn có thể làm rau chết”.

Chú thích ảnh

Vườn rau xanh được cán bộ chiến sĩ Đảo Thuyền Chài B che chắn cẩn thận.

Đã qua rồi cái thời Trường Sa thiếu nước ngọt để tưới cho rau. Ngày trước, nước ngọt được tiết kiệm thu lại từ nước sinh hoạt, vo gạo, vệ sinh cá nhân hàng ngày chắt chiu tưới rau. Nhưng ngày nay, trên các điểm đảo đã có hệ thống máy lọc nước biển thành nước lợ. Vì thế nước tưới rau không còn quá thiếu thốn, nhưng thay vào đó là việc khắc chế gió biển và các loại sâu bệnh nếu muốn có rau xanh để ăn.

Chiến sĩ Lê Tôn Trang, Đảo Thuyền Chài B cho biết: Việc có nước để tưới cho rau hàng ngày, các chiến sĩ đã tiết kiệm nước mưa sau khi đã hứng được. Nếu thiếu nữa sẽ dùng máy lọc nước biển để thành nước lợ tưới cho rau và sử dụng hàng ngày.

Chú thích ảnh

Vườn rau muống tươi tốt xen lẫn với rau thơm được bộ đội Trường Sa che chắn cẩn thận.

Việc che chắn gió biển cũng là cả một nghệ thuật. Cán bộ, chiến sĩ trên các đảo cho biết, việc chắn gió biển cho rau cũng giống như chăm một em bé, chỉ cần một đêm quên không che gió độc thì hôm sau toàn bộ các luống rau sẽ héo úa và tàn lụi dần. Vì vậy, để trồng được rau xanh, cán bộ, chiến sĩ phải nắm bắt được diễn biến của thời tiết, khí hậu, rồi cắt cử người che chắn vườn rau theo đúng hướng, thậm chí từng ngày theo từng cơn gió để rau xanh luôn được tươi tốt.  

Thượng tá Hoàng Thanh Tứ, Đảo trưởng đảo Song Tử Tây cho viết: Mùa cuối năm gió biển rất mạnh, có hôm quên đóng cửa vườn rau thì có thể gió vào làm rau chết. 

Chú thích ảnh

Những chậu rau xanh tươi tốt hiện diện trên Nhà giàn DK1/8 Quế Đường.

Ngày nay, trên những đảo chìm, hệ thống vườn tăng gia giờ đã được xây dựng và quy hoạch khoa học. Hệ thống chậu bằng composite và đất được vận chuyển từ đất liền ra làm vườn tăng gia cũng đa dạng về chủng loại. Mà xanh trong vườn có đủ loại từ rau, củ, quả đến các loại rau thơm phục vụ thường xuyên đời sống của cán bộ, chiến sĩ.

 

Hiện trên các điểm đảo ở Trường Sa đã đảm bảo tự túc được 80% rau xanh cho thấy việc tính toán thâm canh gối vụ cũng được cán bộ, chiến sĩ trên đảo làm rất khoa học, có kinh nghiệm, phù hợp với thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng đúng mùa vụ với từng loại rau.

Chú thích ảnh

"Nếu không che chắn cẩn thận, rau sẽ bị ánh nắng chiếu rọi, tiếp nữa là gió biển mang theo hơi nước mặn có thể làm rau chết", chiến sĩ Hồ Xuân Ninh, Đảo Đá Nam cho biết.

Để tận dụng tối đa diện tích đất, cán bộ, chiến sĩ tranh thủ trồng thêm các loại rau quả như bầu, bí, mướp. Điều này không chỉ thể hiện sự sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ trên đảo mà còn cải thiện bữa ăn bộ đội. Có thời điểm còn hỗ trợ thêm cho các ngư dân bám biển dài ngày vào đảo xin rau và nước ngọt.

Chiến sĩ Hồ Xuân Ninh, Đảo Đá Nam cho biết: “Lúc ở trong bờ chúng tôi nghĩ ở ngoài đảo không có rau để ăn, nhưng khi ra đến đảo chúng tôi thấy ngạc nhiên vì đảo có nhiều rau xanh. Đó là công sức chung của toàn đơn vị và của các chiến sĩ”.

Theo Đại tá Nguyễn Thiên Quân, Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Quân đội, trên các điểm đảo đã được đầu tư nhiều cho công tác tăng gia sản xuất, từ nghiên cứu những chậu composite đến phân bón, chế phẩm sinh học và hệ thống tưới tiêu… Cho nên ở các điểm đảo hiện nay cơ bản đã đáp ứng được việc tăng gia của bộ đội.  

Ở các đảo chìm đã có hệ thống thu nước mưa để dùng trong sinh hoạt nên cũng cải thiện được việc tưới, tiêu, chăm sóc rau xanh rất tốt.

Màu xanh tươi mát của mồng tơi, rau muống, cải xanh… đã góp phần cải thiện bữa ăn bộ đội, góp phần tăng cường sức khỏe cho chiến sĩ vững chắc tay súng, bảo vệ vùng trời, vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tạm biệt cán bộ, chiến sĩ trên các điểm đảo của quần đảo Trường Sa, chúng tôi trở về đất liền mang theo những niềm vui và sự cảm phục về tinh thần vượt khó của bộ đội Trường Sa.

Theo baotintuc.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.