YÊU SÁCH “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” PHI LÝ CỦA TRUNG QUỐC TIẾP TỤC BỊ PHÊ PHÁN Ở HỘI NGHỊ QUỐC TẾ YEOSU
10 Tháng Chín 2012 12:45 SA GMT+7
VNSEA.NET Ngày 12/8/2012, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và Văn phòng Luật Biển của Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị quốc tế tại thành phố Yeosu để kỷ niệm 30 năm ngày ký Công ước Luật Biển năm 1982. Gần 150 đại biểu từ Mỹ, Úc, Đức, Anh, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Senegal, Sri Lanca, Indonesia, Singapore Malaysia, Việt Nam vv… đã tham dự Hội nghị.

Hội nghị được dư luận coi là một sự kiện đặc biệt liên quan các vấn đề biển và đại dương nói chung và ngành luật biển quốc tế nói riêng. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đến dự và phát động sáng kiến mới “The Ocean Compact: Healthy oceans for prosperity”. Nhiều chuyên gia hàng đầu của thế giới về luật biển trước đây đã trực tiếp tham gia quá trình thương lượng xây dựng nên Công ước như ông Tommy Koh, nguyên Chủ tịch Hội nghị Luật Biển lần thứ 3 của Liên hợp quốc, ông Hasjim Djalal, Đại sứ lưu động của Indonesia và nhiều quan chức cấp cao của các tổ chức quốc tế quan trọng (bà Patricia O’Briem, Phó Tồng Thư ký phụ týach pháp lý của Liên hợp quốc, ông Koji Sekimizu, Tổng Thư ký Tổ chức Hàng hải quốc tế IMO, ông Michael Lodge Phó Tổng Thư ký của Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương ISBA, ông Shunji Yanai, Chánh án Toà án Luật biển quốc tế ITLOS, ông Yong Ahn Park, Phó Chủ tịch Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa CLCS) đã tham luận về vai trò, ý nghĩa của Công ước Luật Biển năm 1982 và tình hình các vùng biển ở Đông Bắc Á và Biển Đông.

Về các vùng biển ở Đông Bắc Á và Biển Đông

Hội nghị đã dành nửa thời gian để thảo luận tình hình các vùng biển ở Đông Á, chủ yếu là Đông Bắc Á và Biển Đông. Hội nghị cho rằng đặc trưng của khu vực Đông Á nói chung là cộng đồng các quốc gia biển, có lợi ích lớn trong sử dụng biển và phụ thuộc nhiều vào biển. Khu vực cũng có nhiều tranh chấp về biển, bao gồm tranh chấp về chủ quyền cac đảo, tranh chấp về ranh giới thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, tranh chấp về đánh cá, quyền quá cảnh và các vấn đề khác. Ông Paik Jin Huyn thẩm phán đương nhiệm của Toà án Luật Biển quốc tế cung cấp một thông tin đáng chú ý là trong 2 thập kỷ qua các nước trong khu vực đã đưa 12 vụ tranh chấp ra Toà án quốc tế La Hay và Toà án quốc tế về Luật Biển giải quyết. Trong số đó có 10 vụ liên quan tranh chấp biển như vụ vụ tranh chấp về chủ quyền đảo Pulau Litigan và Pulau Sipadan giữa Malaysia và Indonesia, vụ tranh chấp chủ quyền đối với các đảo Pedra Branca, Middle Rockss và South Ledge giữa Malaysia và Singapore, vụ tranh chấp giữa Malaysia và Singapore liên quan eo Johor, các vụ tranh chấp về đánh cá ngừ vây xanh giữa Austria và Nhật Bản, giữa New Zealand và Nhật Bản v.v.. Ông cho rằng Công ước Luật Biển năm 1982 đặc biệt quan trọng với một khu vực đầy rẫy xung đột và tranh chấp như Đông Á và nhận xét rằng việc khu vực tôn trong luật pháp quốc tế và xem xét các cơ chế xét xử quốc tế một cách nghiêm chỉnh là có lợi cho các nước trong khu vực.

 Liên quan tranh chấp ở Đông Bắc Á, các học giả nêu lên cách tiếp cận khác nhau của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản về nguyên tắc phân định các vùng biển chồng lấn: Hàn Quốc chủ trương áp dụng nguyên tắc công bằng và đường cách đều trong phân định, Trung Quốc chủ trương áp dụng các nguyên tắc công bằng nhưng không chấp nhận đường cách đều trong phân định; Nhật Bản chủ trương nguyên tắc cách đều cho cả phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, và khi không đạt được thoả thuận thì đường cách đều đơn phương.

Liên quan tình hình Biển Đông, ông Tommy Koh cho rằng có 6 loại tranh chấp trên Biển Đông như phân chia tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines đối với bãi cạn Scarborough; tranh chấp giữa Trung Quốc và Malaysia, Việt Nam về Báo cáo chung  ranh giới ngoài thềm lục địa; tranh chấp về đánh cá giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông). Học giả này nhấn mạnh bản chất mập mờ trong yêu sách “đường lưỡi bò” theo đó Trung Quốc đòi đến 80% diện tích Biển Đông: đó là yêu sách chủ quyền đối với các đảo hay yêu sách về các vùng nước. Ông cho rằng có tình trạng “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” vì trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc theo đuổi một chủ trương thì các bộ, ngành khác theo đổi các chủ trương khác. Cả thế giới đều biết, yêu sách này hoàn toàn trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia. Yêu sách này xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của 5 nước ASEAN bao gồm Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Ngày 7/5/2009, Trung Quốc lần đầu tiên chính thức đưa yêu sách phi lý này ra Liên hợp quốc. Chỉ một ngày sau đó, Việt Nam đã gửi công hàm cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc bác bỏ yêu sách phi lý này. Sau đó các nước Indonesia, Philippines, Malaysia cũng gửi công hàm cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định lập trường của các nước đó bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò phi lý ở Biển Đông. Ngay cả những học giả của Trung Quốc cũng đã lên tiếng phê phán yêu sách phi lý này. Ý kiến của ông Tommy Koh tại Hội nghị quốc tế ở Yeosu một lần nữa bày tỏ sự phản đối của quốc tế đối với yêu sách đường lưỡi bò phi lý ở Biển Đông.

 Liên quan Hội nghị AMM-45 vừa qua, ông Tommy Koh nêu rõ lần đầu tiên trong 45 năm Hội nghị Ngoại trưởng đã không ra được Thông báo chung do các thành viên bất đồng về cách thức thể hiện vấn đề Biển Đông. Philippines muốn đề cập Scarborough, Việt Nam muốn đề cập tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước ven biển, còn Chủ tịch Campuchia thay vì chú ý vào nghĩa vụ của mình là tìm cách tạo đồng thuận thì lại ủng hộ quan điểm Trung Quốc và kêu gọi Trung Quốc hàn gắn quan hệ với ASEAN và cho ASEAN thấy Trung Quốc không có chủ trương chia rẽ và làm suy yếu ASEAN. Các học giả đều nhất trí khẳng định việc đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong khi gxử lý các vấn đề trên biển nói chung và ở Biển Đông nói riêng là trái với Hiến chương Liên hợp quốc, trái với Công ước Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông..

Về Công ước Luật Biển năm 1982

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon khẳng định Công ước Luật Biển năm 1982 là “một trong những công cụ pháp lý quan trọng nhất của thế giới” và “góp phần vào hoà bình và an ninh quốc tế, cũng như việc sử dụng công bằng và hiệu quả các nguồn tài nguyên của đại dương, bảo vệ và bảo tồn mô trường biển và hiện thực hóa một trật tự kinh tế công bằng và hợp lý”. Các thẩm phán của các toà án quốc tế, các chính khách của các nước và các học giả đều nhất trí về ý nghĩa to lớn của Công ước Luật Biển năm 1982 đối với quá trình pháp điển hóa ngành luật biển quốc tế. Đến nay, Công ước đã được cả thế giới thừa nhận là Hiến chương về biển và đại dương của nhân loại. Các nguyên tắc và quy phạm của Công ước đã được vận dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống từ hoạt động đánh cá, khai thác tài nguyên thiên nhiên, giao thông vận tải, cho đến sản xuất năng lượng và bảo vệ môi trường. Các diễn giả chỉ ra rằng trước khi Công ước Luật Biển năm 1982 ra đời, nhiều vấn đề then chốt của ngành luật biển quốc tế chưa được giải quyết thỏa đáng. Đó là việc bất đồng về phạm vi của vùng lãnh hải: một số nước chủ trương duy trì giới hạn 3 hải lý, nhưng nhiều nước khác lại yêu cầu đến 12 hải lý. Đó là việc Công ước năm 1958 về Thềm lục địa quy định không rõ ràng về giới hạn thềm lục địa. Điều này dẫn đến nhiều tranh chấp giữa các nước về phạm vi tài phán quốc gia đối với vùng đáy biển.

Hội nghị nhấn mạnh vai trò quan trọng của Công ước năm 1982 thể hiện ở 3 phương diện. Một là, Công ước đã quy định rõ ràng quy chế pháp lý của tất cả các vùng biển, kể cả vùng biển và đáy biển nằm ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia. Hai là, Công ước lập ra một loạt thể chế quốc tế liên quan các vấn đề biển và đại dương. Ba là, Công ước đã có các quy định một hệ thống giải quyết các tranh chấp linh hoạt và sáng tạo, tức là đưa ra nhiều cơ chế để các nước lựa chọn. Trong vấn đề này, các đại biểu ghi nhận những kết quả tích cực của Toà án Luật Biển quốc tế ITLOS. Cho đến nay, Tòa án này đã giải quyết được 19 tranh chấp và 01 vụ ý kiến tư vấn cho Cơ quan Quyền lực Quốc tế về Đáy Đại dương. Giữa tháng 3/2012, ITLOS đã ra phán quyết về tranh chấp các vùng biển giữa Bangladesh và Myanmar và giúp hai nước chấm dứt 36 năm đàm phán dai dẳng. Trong thảo luận nhiều học giả đã khẳng định Công ước đã vượt qua thử thách của thời gian và các điều khoản của nó đã trở thành các quy phạm được thừa nhận rộng rãi, do đó Hội nghị đã bác bỏ ý tưởng xuất hiện gần đây trong lập luận của Bắc Kinh là cần sửa đổi Công ước Luật Biển năm 1982.

Nhân dịp này, ông Ban Ki-moom đã phát động sáng kiến “The Ocean Compact: Healthy oceans for prosperity”. Sáng kiến này nêu lên tầm nhìn của hệ thống Liên hợp quốc đối với việc thực thi các chức năng của nó liên quan đến đại dương và phù hợp với kết quả Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio + 20) thông qua các chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ông Tổng Thư ký nhấn mạnh Sáng kiến sẽ hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện Công ước Luật Biển năm 1982, các công ước quốc tế và văn kiện toàn cầu, khu vực liên quan, thúc đẩy việc gia nhập các văn kiện này.

Sáng kiến theo đuổi 3 mục tiêu cụ thể là bảo vệ con người và cải thiện môi trường đại dương; bảo vệ, khôi phục môi trường đại dương và tài nguyên thiên nhiên; tăng cường nhận thức về quản lý biển. Sáng kiến đề ra một số chỉ tiêu như đến năm 2020, tối thiểu 10% khu vực ven biển và biển được bảo tồn và năm 2025, tất cả các quốc gia đặt các mục tiêu quốc gia về dinh dưỡng, chất thải ở biển. Theo kế hoạch ông Ban Ki-moon sẽ lập Nhóm Tư vấn về Đại dương, gồm Trưởng các tổ chức quốc tế trong hệ thống Liên hợp quốc, các nhà hoạt định chính sách cấp cao, các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu về biển, đại diện các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự. Nhóm này sẽ tư vấn về các chiến lược huy động nguồn để thực hiện sáng kiến cũng như thống nhất việc hợp tác và các dàn xếp trong hệ thống Liên hợp quốc để hỗ trợ./.

Chương Lương.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.