Mỹ với Biển Đông: Từ không can dự tới “trở lại châu Á”
18 Tháng Chín 2012 8:13 CH GMT+7
Biển Đông chưa bao giờ là “vấn đề” đối với Mỹ cho đến khi Trung Quốc lên tiếng "đòi" Mỹ tôn trọng “lợi ích cốt lõi”.

Trải qua hơn một thế kỷ hiện diện tại châu Á, kể từ cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha giành giật Philippines năm 1898, mỗi lần Washington quan tâm lớn và tái can dự sâu vào châu Á-Thái Bình Dương là mỗi lần Washington nhận thấy lợi ích của Mỹ bị thách thức nghiêm trọng, do những đảo lộn trong trật tự và tương quan lực lượng ở khu vực với sự xuất hiện các chủ thể quyền lực mới.

Ngày 8.3.2009, tàu thuyền Trung Quốc đối đầu với tàu Impeccable, một tàu thám thính đại dương không vũ trang của Mỹ cách Hải Nam 120km. Ảnh TL TQ

Lần thứ nhất liên quan đến sự bành trướng của Nhật Bản dẫn tới cuộc tập kích không-hải quân của quân đội Nhật Hoàng vào Trân Châu Cảng và Mỹ tham chiến. Thái Bình Dương là một trong các mặt trận quan trọng, với tập hợp lực lượng do Mỹ đứng đầu.
Lần thứ hai liên quan tới sự ra đời của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hình thành liên minh Xô-Trung và cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Mỹ nhận thức nguy cơ chủ nghĩa cộng sản tràn xuống Đông Nam Á, do đó đẩy mạnh thực hiện chủ trương ngăn chặn “làn sóng Đỏ”, dẫn tới việc mở rộng chiến tranh Việt Nam.
Lần thứ ba là giai đoạn hiện nay liên quan tới “mối đe dọa Trung Quốc” tại châu Á cùng việc Bắc Kinh đòi tôn trọng “lợi ích cốt lõi” tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Mỹ chủ trương “trở lại châu Á”, bắt đầu từ việc tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), tháng 7.2009, và tháng 7.2010 xác định vấn đề tự do hàng hải tại Biển Đông nằm trong “lợi ích quốc gia” của Mỹ.
Từ trước thời kỳ kể trên, Biển Đông chưa bao giờ là “vấn đề” đối với Mỹ, chỉ tới khi Trung Quốc thách thức sự hiện diện của Mỹ và muốn độc chiếm Biển Đông.
Từ can thiệp, dính líu tới không can dự
Trong phần lớn hậu kỳ của sự bành trướng phương Tây sang Viễn Đông, Mỹ thường cầm trịch cho việc duy trì ổn định và nguyên trạng tại khu vực. Mỹ về bản chất là cường quốc bá chủ nhưng chống lại sự nổi lên của bất kỳ nước lớn nào hay nhóm nước lớn nào mưu cầu thực hiện bá quyền khu vực. Phương thức mà Mỹ thực thi chủ nghĩa hiện thực cổ điển, sau này phát triển thành chủ nghĩa hiện thực mới, là phòng vệ tập thể, còn gọi là an ninh liên minh, có từ hai nước trở lên tham gia. Đặc điểm của mô thức này là sắp xếp hệ thống phòng vệ để ngăn chặn một nước hoặc nhóm nước xuất hiện như là kẻ thù hiện thực hoặc đối thủ tiềm tàng đe dọa trật tự Mỹ tại khu vực.
Năm 1972, Nixon bất ngờ thăm Trung Quốc, mở ra thời kỳ hòa hoãn và câu kết Mỹ - Trung trong chiến lược tranh bá với Liên Xô. Chính quyền Mỹ thực hiện chính sách “mơ hồ” đối với vấn đề chủ quyền Biển Đông, thực chất là làm ngơ cho Trung Quốc từng bước lấn chiếm Biển Đông. Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Mỹ cho người ta biết rõ hơn về thái độ “thấy chết mà không cứu” của Mỹ trong các vụ tranh chấp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa năm 1974, năm 1995.
Những gì các chính quyền đảng Cộng hòa quan tâm ở châu Á mang tính toàn cầu của một siêu cường. Chính trong giai đoạn này, George W. Bush đã thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin từ bỏ căn cứ quân sự ở Cuba và Cam Ranh.
Trong những năm đầu thế kỷ 21, trọng tâm chiến lược toàn cầu của Mỹ lần lượt đặt ở châu Âu và vấn đề chống khủng bố khiến Mỹ dính líu vào hai cuộc chiến tranh Iraq, Afghanistan, làm sao nhãng mối quan tâm của Mỹ đối với châu Á-Thái Bình Dương. Chính thời điểm này, con rồng Trung Quốc quẫy sóng Biển Đông. Trong suốt một thời gian dài, Mỹ giữ thái độ nước đôi về những hành động của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Tháng 6.2008, khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thực hiện chuyến thăm quan trọng sang Mỹ. Trong một tuyên bố chung đưa ra sau cuộc gặp tại Nhà Trắng, hai bên đồng ý tổ chức thường xuyên các cuộc đàm phán cấp cao về các vấn đề an ninh và chiến lược. Hơn nữa, Tổng thống Bush cũng nói rằng Mỹ ủng hộ “chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ". Đây là một tuyên bố chưa từng có của một tổng thống Mỹ, cho thấy ở cấp cao nhất của chính quyền Mỹ đã có những cân nhắc về những gì đang diễn ra ở Biển Đông, trong đó có việc Trung Quốc gây áp lực lên các công ty Mỹ tiến hành việc thăm dò khai thác dầu khí tại các vùng biển của Việt Nam. Khi Biển Đông phát sinh căng thẳng mới từ năm 2007, Mỹ từng bước tham gia vào cuộc chơi, nhưng vẫn giữ lập trường “không can dự”.
“Trở lại châu Á”
Sự trỗi dậy của Trung Quốc với những nỗ lực xây dựng chiến lược hoặc trật tự Trung Hoa sớm muộn sẽ thách thức quyền lãnh đạo của Mỹ. Trong tình hình đó, theo lý thuyết chuyển dịch quyền lực, Mỹ có thể từ bỏ một phần đặc quyền nhưng sẽ không từ bỏ địa vị chủ đạo. Mỹ không nhất thiết tham dự vào mọi quá trình, nhưng lựa chọn các công cụ quyền lực cứng hoặc mềm để tác động vào những quá trình chính yếu, phù hợp với thực tế của “nhà giàu thiếu tiền”.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính từ mùa Thu 2008 thúc đẩy cuộc “khủng hoảng kép” về sức mạnh kinh tế và vị thế đối ngoại của Mỹ trên thế giới, cũng chính là thời điểm Trung Quốc vượt ra khỏi chủ trương “dấu mình chờ thời” và vạch ra “ranh giới đỏ” cho hoạt động của Mỹ tại Biển Đông.
Nhận thức các thách thức đối với quyền lợi Mỹ
Vai trò và sức mạnh của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương đã suy yếu đáng kể. Sự nổi lên của Trung Quốc càng làm nổi bật sự sa sút của Mỹ. Nhưng vì suy yếu mà Mỹ đẩy mạnh can dự. Sự điều chỉnh bắt đầu ngay từ năm đầu của chính quyền Obama, từng bước định hình cùng với quá trình điều chỉnh lại các ưu tiên đối ngoại quốc gia cũng như chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Một sự kiện đáng kể đến mang tên “Impeccable” có thể là một trong các yếu tố tác động đến nhận thức về mối “đe doạ trực tiếp những quyền lợi chính đáng của Mỹ” tại một vùng biển quốc tế như Biển Đông, góp phần thúc đẩy quá trình điều chỉnh chính sách châu Á của Mỹ. Lầu Năm Góc cho biết ngày 8.3.2009, năm tàu thuyền Trung Quốc đã đối đầu với tàu Impeccable, một tàu thám thính đại dương không vũ trang của Mỹ, với “cử chỉ nguy hiểm và liều lĩnh”, lúc tàu này đang hoạt động cách đảo Hải Nam khoảng 120km. Năm sau, các đại diện cao cấp của Bắc Kinh đề nghị Mỹ tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Theo đó, các tàu và máy bay quân sự của Mỹ ngừng sử dụng Biển Đông thám thính Trung Quốc. Nghĩa là Mỹ không can thiệp vào các cuộc tranh chấp Biển Đông, để Trung Quốc một mình “múa gậy vườn hoang”.
Giới chức trách hoạch định chính sách của Mỹ tìm kiếm sự đồng thuận cho chính sách “trở lại châu Á”, với phép thử Biển Đông.

STL (Theo Toquoc)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.