Tâm nguyện của nhân chứng Hoàng Sa
Tuesday, January 10, 2023 8:29 PM GMT+7
ĐÀ NẴNGGặp gỡ Chủ tịch huyện Hoàng Sa Võ Ngọc Đồng, những nhân chứng mong muốn Việt Nam sớm đòi lại quần đảo từng được ông cha xác lập chủ quyền.

Sáng 10/1, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Võ Ngọc Đồng cùng lãnh đạo Nhà trưng bày Hoàng Sa đã đến thăm hỏi, tặng quà Tết Quý Mão cho những nhân chứng còn sống; thắp hương cho những người từng sống, làm việc, bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa nay đã qua đời.

Ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (bên trái), tặng quà Tết và thăm hỏi nhân chứng Nguyễn Văn Cúc, sáng 10/1. Ảnh: Nguyễn Đông

Ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (bên trái), tặng quà Tết và thăm hỏi nhân chứng Nguyễn Văn Cúc, sáng 10/1. Ảnh: Nguyễn Đông

Ông Đồng nói hoạt động này nhằm tri ân, nhắc nhớ sự kiện ngày 19/1/1974 Trung Quốc đơn phương dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ những người lính Việt Nam Cộng hòa đang làm nhiệm vụ bảo vệ, khảo sát xây dựng quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

Biết tin có đoàn đến thăm, từ sáng sớm ông Nguyễn Văn Cúc (71 tuổi, trú phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà) đã ngồi chờ ở cửa nhà. "Tôi rất vui vì những năm gần đây nhân chứng Hoàng Sa như tôi được nhắc đến để các thế hệ trẻ ý thức rõ hơn Hoàng Sa là quần đảo của Việt Nam", ông nói và kêu gọi những người còn sống cùng cộng tác, đấu tranh để giành lại quần đảo.

Ông Cúc là một trong hai nhân chứng ở Đà Nẵng còn sống, chứng kiến thời điểm 49 năm trước lính Trung Quốc dùng tàu chiến bao vây phía ngoài và đấu pháo với các tàu chiến của Việt Nam Cộng hòa. Quân Trung Quốc sau đó hạ xuồng nhỏ để đổ bộ lên quần đảo Hoàng Sa.

Theo ông Cúc, lính Trung Quốc nã đạn vào các mái nhà công sự, cây tán cao trên đảo Hoàng Sa để thị uy, buộc một trung đội lính địa phương, 3 nhân viên khí tượng và một số lính công binh, tổng cộng hơn 30 người trên hòn đảo rộng chừng 1,5 km2, chỉ có vài công sự và ít vũ khí, phải đầu hàng.

Là lính công binh, ông Cúc ra đảo Hoàng Sa khảo sát xây dựng thêm hệ thống chứa nước ngọt, không trực tiếp cầm súng. Khi bị tấn công bằng hỏa lực mạnh và đối phương bao vây tứ phía, những người lính không chống cự lại. Còn ông Cúc nhảy từ ban công nhà công sự xuống đất, bị trật khớp chân.

Đến trưa 19/1, ông và một thiếu úy Việt Nam Cộng hòa là hai người cuối cùng bị Trung Quốc bắt giữ, khi đang trốn ở bãi cây phong ba rộng khoảng 500 m2, cao chừng 1,5 m. Phía Trung Quốc không đánh đập mà chuyển mọi người lên tàu lớn, đưa về giam giữ tại đảo Hải Nam.

Những người bị bắt làm tù binh sau đó được đưa sang Hong Kong và giao cho Tổ chức Hồng thập tự quốc tế của Anh để trao về lại cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại sân bay Tân Sơn Nhất. Khi về nước, ông Cúc vẫn còn phải chống nạng, nhưng sớm được về nhà thăm vợ khi bà sắp sinh người con thứ hai.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông Cúc tham gia vào Ban an ninh công an quận 3 (quận Sơn Trà bây giờ), làm nghề lái xe và từ năm 1979 chở nhu yếu phẩm hỗ trợ quân đội chiến đấu dẹp tàn quân Khmer Đỏ tại chiến trường Campuchia. "Chúng tôi ra bảo vệ, làm việc ở quần đảo Hoàng Sa là bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ cho Tổ quốc Việt Nam, chứ không phải cho chế độ nào", ông Cúc nói.

Tại căn nhà nhỏ trên đường Võ Văn Kiệt, quận Sơn Trà, nhân chứng Trần Văn Sơn, 76 tuổi, nói với lãnh đạo huyện Hoàng Sa về mong muốn chủ quyền biển đảo được đưa vào trường học nhiều hơn để học sinh "hiểu được Hoàng Sa là máu thịt của Việt Nam, nơi ông cha đã bỏ nhiều công sức, thậm chí cả tính mạng để xác lập chủ quyền".

Ông Sơn là lính địa phương thuộc tiểu khu Quảng Nam. Tháng 1/1973, trung đội của ông dưới sự chỉ huy của trung úy Đỗ Công Chương nhận lệnh xuống chiến hạm Trần Khánh Dư rời cảng Đà Nẵng ra quần đảo Hoàng Sa làm nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ vùng biên cương. Ba tháng sau thì ông về bờ.

Sau sự kiện ngày 19/1/1974, ông được triệu tập lên đường ra chiến đấu ở Hoàng Sa. Tuy nhiên, những tàu chiến của Việt Nam Cộng hòa sau đó nhận lệnh cấp trên phải về bờ vì "Hoàng Sa đã mất hoàn toàn". "Chúng tôi ý thức việc phải chiến đấu đòi lại chủ quyền Hoàng Sa cho Việt Nam ngay thời điểm đó, nhưng mình là lính phải nghe theo lệnh, đành lực bất tòng tâm", ông nói.

Lắng nghe các chia sẻ, ông Võ Ngọc Đồng cho biết những câu chuyện "người thật việc thật" của nhân chứng Hoàng Sa sẽ giúp cho thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về quá trình xác lập chủ quyền, gìn giữ, bảo vệ liên tục qua các giai đoạn lịch sử của Việt Nam trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Các nhân chứng đã hiến tặng nhiều kỷ vật cho Nhà trưng bày Hoàng Sa để trưng bày cho mọi người đến tham quan. Hiện tại các gia đình không còn kỷ vật nữa nên lãnh đạo huyện quyết định sẽ in, gửi tặng lại cho gia đình hình ảnh bộ sưu tập kỷ vật để mọi người cùng lưu giữ, tuyên truyền cho con cháu.

Các nhân chứng Hoàng Sa hiện đã lớn tuổi. Ông Đồng cho biết những năm qua UBND huyện Hoàng Sa đã ghi âm, ghi hình câu chuyện của từng nhân chứng làm tư liệu để lưu giữ "những bằng chứng sống" phục vụ đấu tranh lâu dài đòi lại chủ quyền Hoàng Sa cho Việt Nam.

UBND huyện Hoàng Sa đang lên kế hoạch xin cơ quan chức năng cho ý kiến để tổ chức các hoạt động tuyên truyền chủ quyền biển đảo của Việt Nam có ý nghĩa hơn, nhân tròn 50 năm sự kiện hải chiến Hoàng Sa (19/1/1974-19/1/2024).

Theo Vnexpress.net

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.