Chàng thanh niên đi vòng quanh thế giới và hành trình mang cờ Tổ quốc trở lại Trường Sa
24 Tháng Giêng 2023 5:31 CH GMT+7
(NLĐO) - Lá cờ Tổ quốc được một người bạn từ đảo Phan Vinh (quần đảo Trường Sa) về tặng Trần Đặng Đăng Khoa và lá cờ đó đã cùng anh đặt chân tới 65 nước trên thế giới, trước khi trở lại Trường Sa.

Hành trình hơn 1.000 ngày mang lá cờ Tổ quốc vòng quanh thế giới trở lại Trường Sa. Đó là câu chuyện của Trần Đặng Đăng Khoa (sinh năm 1987, quê tỉnh Tiền Giang) - phượt thủ được nhiều người biết đến khi đã hoàn tất hành trình vòng quanh thế giới, đặt chân đến 65 quốc gia.

Chàng thanh niên đi vòng quanh thế giới và hành trình mang cờ Tổ quốc trở lại Trường Sa - Ảnh 1.

Trần Đặng Đăng Khoa (giữa) giới thiệu với Chuẩn Đô đốc Phạm Như Xuân, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân cùng các thành viên trong đoàn công tác số 8 về lá cờ Tổ quốc đặc biệt đã theo anh tới 65 quốc gia trên thế giới. Ảnh: Minh Chiến

Hành trình vòng quanh thế giới của Trần Đặng Đăng Khoa càng thêm ý nghĩa khi lá cờ Tổ quốc cùng anh theo suốt hành trình đó đã quay trở lại Trường Sa. Chia sẻ về lá cờ Tổ quốc đặc biệt này, anh Khoa cho biết là cờ này được một người bạn mang từ đảo Phan Vinh (quần đảo Trường Sa) về, tặng anh trước chuyến đi với rất nhiều gửi gắm trong đó.

Trong hơn 3 năm đi vòng quanh thế giới, đây là vật gắn liền với những nơi Trần Đặng Đăng Khoa đã đặt chân đây, ở đâu, Khoa cũng giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước, con người Việt Nam, về lá cờ đỏ sao vàng với niềm tự hào của bao thế hệ người Việt.

"Hơn 1.000 ngày đi vòng quanh thế giới là hành trình rất đặc biệt đối với Khoa khi đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách đối với bản thân và nó cũng mang đến những trải nghiệm không thể nào quên. Nhưng hành trình này càng thêm trọn vẹn hơn, khi Khoa mang được lá cờ Tổ quốc quay trở lại với Trường Sa" - Trần Đặng Đăng Khoa chia sẻ.

Chàng thanh niên đi vòng quanh thế giới và hành trình mang cờ Tổ quốc trở lại Trường Sa - Ảnh 2.

Trần Đặng Đăng Khoa chụp ảnh cùng các thành viên trong đoàn công tác số 8 với lá cờ Tổ quốc. Ảnh: PT

Trong chuyến đi của Đoàn công tác số 8 đến thăm quân và dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, chúng tôi có dịp trò chuyện nhiều hơn với Trần Đặng Đăng Khoa để hiểu hơn về mong muốn đưa lá cờ Tổ quốc trở lại Trường Sa của chàng phượt thủ 8X.

Trần Đặng Đăng Khoa chia sẻ lá cờ Tổ quốc đặc biệt mang từ đảo Phan Vinh về đã cùng anh trong suốt hành trình vạn dặm lăn bánh từ những sa mạc ở Trung Đông, đến những đất nước trên dãy Andes Nam Mỹ. Từ những quốc đảo ngoài khơi Caribbean đến Ấn Độ Dương ở Phi Châu.

"Hay từ những thành phố xa hoa tráng lệ ở hai bờ nước Mỹ rộng lớn hay xứ Tây Âu, đến những ngôi làng nhỏ bé ở đông Âu mê hoặc lòng người. Từ những xứ sở băng tuyết lạnh giá ở Nam Cực đến những cánh rừng rậm ở Amazon" - Khoa nhớ lại.

Được đặt chân đến Trường Sa, Trần Đặng Đăng Khoa cho biết anh đã chờ đợi chuyến đi này rất lâu và cho biết may mắn được tham gia cùng đoàn công tác số 8 năm 2022 và có cơ hội mang lá cờ Tổ quốc đặc biệt đối với cá nhân anh quay trở lại Trường Sa, để một lần nữa cờ Tổ quốc được tung bay trong nắng gió Trường Sa, trong tiếng sóng biển và niềm vui của quân, dân trên đảo.

Chàng thanh niên đi vòng quanh thế giới và hành trình mang cờ Tổ quốc trở lại Trường Sa - Ảnh 3.

Chiến sĩ canh gác tại cột mốc chủ quyền ở đảo Song Tử Tây. Ảnh: Minh Chiến

"Được đến Trường Sa và Nhà giàn, tận mắt thấy đảo Sinh Tồn, Núi Le, Tốc Tan, Song Tử Tây... để hiểu hơn về vùng lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam, để hiểu hơn về những đóng góp thầm lặng của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc" - Trần Đặng Đăng Khoa xúc động chia sẻ.

Cùng đoàn công tác số 8 trong hành trình hơn 1.000 hải lý trên biển, Trần Đặng Đăng Khoa đều tỉ mỉ chụp hình lưu niệm lá cờ Tổ quốc đặc biệt với các điểm đảo, với các chiến sĩ và quân dân trên đảo để lưu giữ những khoảnh khắc mà theo anh là "rất khó để có được trong đời".

Chàng thanh niên đi vòng quanh thế giới và hành trình mang cờ Tổ quốc trở lại Trường Sa - Ảnh 4.

Trần Đặng Đăng Khoa thời điểm đang ở Pakistan trong hành trình vòng quanh thế giới. Ảnh: NVCC

Chiến sĩ Đặng Hoàng Sơn tại đảo Tốc Tan B rất xúc động khi nghe về câu chuyện lá cờ Tổ quốc đặc biệt quay lại Trường Sa của Trần Đặng Đăng Khoa. Mỗi lần được nghe, được chứng kiến những câu chuyện như vậy, chiến sĩ Đặng Hoàng Sơn cho biết càng vững chắc ý chí, làm tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Trong suốt hành trình trải dài hơn 80.000 km đường của mình, Trần Đặng Đăng Khoa đã đặt chân tới 7 châu lục, khoảng 65 quốc gia, băng qua đường xích đạo khoảng 8 lần. Trong đó, anh không theo trình tự lần lượt. Cụ thể là châu Á - châu Âu - Nam Mỹ - Bắc Mỹ - châu Âu - Bắc Mỹ - châu Úc - châu Á - châu Úc - Nam Mỹ - châu Nam Cực - Nam Mỹ - Châu Phi, trước khi trở về Việt Nam.

Sau hành trình hơn 1.000 ngày, bệnh cạnh những trải nghiệm quý giá là hơn 200.000 tấm ảnh, video. Trần Đặng Đăng Khoa cũng đã viết sách về hành trình vòng quanh thế giới của mình.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.