Blouse trắng ở Trường Sa
16 Tháng Giêng 2013 7:26 CH GMT+7
Không ồn ào, dữ dội như những con sóng giữa biển Đông, họ lặng lẽ với công việc khám, chữa bệnh cứu người. Đó là những chiến sĩ quân y ở các quần đảo Trường Sa. 37 tuổi, quê ở tỉnh Hưng Yên, tốt nghiệp Học viện Quân y, bác sỹ, đại úy Phan Đình Mừng nhận nhiệm vụ ra đảo Trường Sa lớn công tác từ tháng 5/2012, với chức danh Bệnh xá trưởng.

Chia sẻ với chúng tôi, bác sỹ Mừng cho biết: Khối lượng công việc ở trên đảo Trường Sa lớn rất nhiều và đa dạng hơn so với đất liền vì các y bác sỹ phải xử lý tất cả các loại bệnh, chấn thương. Do vậy, anh em phải tự học thêm nhiều qua sách, tài liệu mới đáp ứng được yêu cầu công việc. Các y, bác sỹ ở đảo phải độc lập tác chiến, nếu cần sẽ nhờ tư vấn từ đất liền qua điện thoại hoặc ghi điện phim, chụp ảnh lại rồi gửi email để các bác sỹ ở Bệnh viện 175 xem và chuẩn đoán giúp. Do vậy, chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp ở Trường Sa đặc biệt quan trọng. Trong năm 2012, cùng với việc khám, chữa bệnh cho quân dân trên đảo, bác sỹ Mừng và đồng nghiệp đã khám, chữa bệnh bệnh cho hơn 400 lượt ngư dân trên biển, trong đó phẫu thuật, cấp cứu kịp thời thành công 7 ca khó do bị tai nạn lao động. Với trách nhiệm của một thầy thuốc và sự cẩn trọng ở từng ca bệnh, hầu hết các trường hợp đưa đến Bệnh xá đảo Trường Sa lớn đều được xử lý kịp thời, đúng phương pháp và sớm phục hồi sức khỏe.

 


 Điển hình như trường hợp của ngư dân Nguyễn Văn Dự (18 tuổi, quê Quảng Ngãi) bị viêm ruột thừa khi đang đi biển được cấp cứu kịp thời đã qua cơn nguy kịch. Bác sỹ Phan Đình Mừng kể lại: Bệnh nhân Dự vào bệnh xá cấp cứu trong tình trạng đau bụng đã 10 ngày, với triệu chứng không rõ ràng, sốt nhẹ. Sau khi trao đổi với các bác sỹ Bệnh viện 175 trong đất liền, chúng tôi đã nhanh chóng tiến hành mổ, lấy toàn bộ khối mủ trong ruột thừa ra. Sau 2 ngày mổ, bệnh nhân bắt đầu đi tiểu được và đến ngày thứ 3, bệnh nhân Dự thấy đói bụng, đòi ăn, ca phẫu thuật coi như đã thành công. Một trường hợp khác bác sỹ Mừng không nhớ tên, bệnh nhân cũng là ngư dân bị dây cáp tàu cứa đứt nửa bàn chân, vào bệnh xá trong tình trạng mất nhiều máu. Với sự cứu chữa tận tình của các y, bác sỹ, chỉ vài ngày sau bệnh nhân đã rời đảo trở về đất liền.
Ngoài việc cứu chữa cho các ca cấp cứu khẩn cấp, bác sỹ ở Trường Sa còn khám và cấp thuốc cho bà con ngư dân đi biển dài ngày bị bệnh. Từ những việc làm trên, tình cảm quân dân của chiến sĩ ở các đảo Trường Sa với bà con ngư dân ngày càng khăng khít.
Cũng làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa, trong năm qua, các y, bác sỹ của Bệnh xá đảo Trường Sa Đông ngoài việc làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe bộ đội trên đảo đã khám, cấp cứu thành công cho nhiều ngư dân bị tai nạn lao động trên biển. Trong đó, đặc biệt là trường hợp ngư dân Phạm Tiễn (46 tuổi, ở Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị gãy xương cánh tay phải. Bác sỹ, đại úy Nguyễn Duy Ngọc (41 tuổi, quê Nông Cống, Thanh Hóa), Bệnh xá trưởng kể: Tối 31/7/2012, bệnh xá đón nhận bệnh nhân Tiễn vào bệnh xá trong tình trạng gẫy hở xương cánh tay phải, vết thương rộng, mất nhiều máu và sức khỏe rất yếu. Ngay sau đó, kíp quân y bệnh xá đã khẩn trương tiến hành cấp cứu bằng biện pháp cắt lọc vết thương dập nát, khâu cầm máu, đặt dẫn lưu, băng bó cố định xương gẫy, truyền dịch chống sốc và giảm đau. Đến sáng hôm sau, bệnh nhân ổn định, không còn nguy hiểm đến tính mạng, chúng tôi mới yên tâm và tiến hành làm các thủ tục chuyển bệnh nhân vào đất liền để tiếp tục điều trị.
Bác sỹ Ngọc cũng cho biết: Đây là 1 trong 8 ca đặc biệt năm 2012 mà anh cùng đồng nghiệp đã tiến hành cấp cứu thành công. Cũng theo bác sỹ Ngọc, các vụ tai nạn lao động trên biển của các ngư dân nếu không được điều trị kịp thời, mức độ nguy hiểm sẽ rất cao, bệnh nhân dễ kiệt sức vì mất máu và khó bảo đảm được tính mạng… Khác với đảo nổi, ở các đảo chìm, ngoài công việc chữa bệnh, cứu người, y, bác sỹ còn phải là một chiến sỹ thực thụ. Bác sỹ Nguyễn Văn Sỹ (35 tuổi, quê Chương Mỹ, Hà Nội) ở đảo chìm Đá Đông, trước đó đã có 5 năm công tác tại nhà dàn 115, 110, 118, 120 và đảo Đá Lớn cho biết: cùng với việc chăm sóc sức khỏe của bộ đội các anh cũng gác đêm, sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Có lẽ với lính đảo Trường Sa nói chung và những chiến sĩ quân y nói riêng mà chúng tôi đã gặp có một nét chung đó là tinh thần lạc quan, vui vẻ. Họ được tăng cường ra Trường Sa công tác thường ở các Bệnh viện Quân y 175, 108, 103 với nhiều chuyên ngành khác nhau nhưng khi ra đảo anh em vẫn thường đùa thành bác sỹ “đa khoa” cả. Khép lại hành trình, chúng tôi nhớ mãi hình ảnh những người chiến sĩ, y, bác sỹ bệnh xá Trường Sa lớn, Trường Sa Đông, tổ quân y đảo chìm Đá Đông dậy từ sáng sớm ra cầu cảng để chia tay. Những chiếc xuồng chuyển tải rời bờ xa dần, những cánh tay vẫn giơ cao vẫy chào tạm biệt, chúng tôi không bao giờ quên các anh, những lương y Trường Sa.

STL (Theo Báo Tin tức)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.