Ứng dụng công nghệ phát triển kinh tế biển ở Quảng Ninh
27 Tháng Năm 2013 5:00 SA GMT+7
Với đường biên giới trên đất liền 120km và trên biển 191km, Quảng Ninh được xác định là cửa ngõ hội nhập thế giới của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, điểm nút trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt-Trung”, trong đó việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào phát triển kinh tế biển luôn được tỉnh đặc biệt coi trọng.

Ông Hoàng Danh Sơn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh cho biết: Tỉnh có bờ biển dài trên 250km, diện tích mặt biển rộng 6.100 km2 và trên 40.000ha bãi triều, 20.000ha eo vịnh, diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên. Đồng thời, tỉnh có 10 huyện, thị xã, thành phố có biển, trong đó có 2 huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô, 1 khu kinh tế ven biển, 4 cảng cửa khẩu trên biển là Cẩm Phả, Hòn Gai, Vạn Gia, Mũi Chùa. Đây là tỉnh duy nhất có 4 thành phố trực thuộc lại tiếp giáp với vùng duyên hải Nam Trung Quốc - nơi đang được đầu tư phát triển để trở thành các “cực tăng trưởng” chính trong khu vực Vịnh Bắc Bộ với các cảng biển, các trung tâm kinh tế lớn thuộc các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Hải Nam (Trung Quốc).   
Vị trí địa lý, các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và xu thế phát triển đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với Quảng Ninh. Do đó nếu có chính sách phù hợp, điều hành phối hợp chặt chẽ, nhất là áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để Quảng Ninh phát triển nhanh hơn, góp phần thúc đẩy cả vùng phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nước.   
Tuy vậy, mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh cùng với các loại hình dịch vụ trên cùng một địa bàn hẹp và nhạy cảm như xung quanh Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, với yêu cầu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh đang trở nên gay gắt. Ô nhiễm môi trường tại một số khu vực ở đây đã lên mức nghiêm trọng đòi hỏi phải khẩn trương khắc phục, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sức khỏe người dân, đến phát triển các ngành kinh tế khác như nuôi trồng thủy sản, hải sản và đặc biệt là du lịch. 
Hoạt động kinh tế biển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống văn bản pháp luật về biển và hải đảo còn thiếu; việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ thiếu quy hoạch, chưa hiệu quả; môi trường vùng bờ bị biến đổi theo chiều hướng xấu; đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm; đời sống người dân vùng biển và ven biển chịu nhiều rủi ro do tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu. 
Do đó, trong giai đoạn 2006-2011, Quảng Ninh đã triển khai 21 nhiệm vụ liên quan đến phát triển kinh tế biển, đảo với tổng kinh phí sự nghiệp và khoa học 10 tỷ 742 triệu đồng. Tiêu biểu như đã triển khai nhiệm vụ Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi tu hài thương phẩm tại huyện Vân Đồn. Kết quả đã sản xuất được 2,5 triệu con giống tu hài, nuôi thành công 122 tấn tu hài thương phẩm. Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất ốc nhảy, thông qua các thí nghiệm về kích thích sinh sản và ương nuôi ấu trùng. Đề tài đã sản xuất 10.333 ốc giống cấp II, trở thành cơ sở để các nhà khoa học và doanh nghiệp nghiên cứu công nghệ sản xuất giống ốc nhảy cung cấp con giống cho nhu cầu ngày càng lớn hiện nay. 
Trong những năm tới, Quảng Ninh chủ động phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện đề tài Điều tra hiện trạng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo. Kết quả nghiên cứu đề tài thành công sẽ đưa ra được bộ cơ sở dữ liệu và hệ thống bản đồ, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu dựa trên công nghệ GIS. Mặt khác xây dựng khu nghiên cứu, chuyển giao và ươm tạo công nghệ thủy sản; đầu tư xây dựng các trạm quan trắc môi trường tự động để kiểm soát ô nhiễm trên toàn địa bàn tỉnh; xây dựng trạm quan trắc tổng hợp tài nguyên-môi trường, khí tượng thủy văn biển và trạm Rada biển tại huyện Vân Đồn.    
Về định hướng nhu cầu công nghệ phục vụ phát triển kinh tế biển giai đoạn 2013-2020, Quảng Ninh xác định ưu tiên đầu tư trọng điểm cho công nghệ phục vụ công tác điều tra cơ bản tài nguyên biển, công nghệ phục vụ khai thác và sử dụng tài nguyên, công nghệ phục vụ bảo tồn, bảo vệ môi trường biển. Qua đó nhằm phát hiện và làm rõ đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường vùng biển của tỉnh. Ứng dụng công nghệ để phát triển các nguồn lợi thủy sản ngoài cá và các loại đặc sản đặc hữu. Sử dụng công nghệ viễn thám kết hợp ảnh vệ tinh độ phân giải cao trong việc xác định các khu vực ven biển và hải đảo có tiềm năng phát triển hoạt động du lịch và sinh thái.    
Quảng Ninh cũng sẽ từng bước triển khai công nghệ khai thác nguồn năng lượng biển, phát triển bền vững hệ thống cảng và bảo vệ môi trường cảng, đánh giá sa bồi, lựa chọn các phương án luồng cảng; giải pháp tiêu giảm sóng để xây dựng đê chắn sóng khu neo đậu tàu thuyền kết hợp cảng cá. Sử dụng công nghệ viễn thám và GIS nhằm phát hiện, theo dõi, giám sát chất lượng môi trường nước biển, tràn dầu trên địa bàn tỉnh. 

STL (Theo báo Quảng Ninh) 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.