Tầm nhìn mới trong bảo vệ môi trường và sinh thái biển, đảo Việt Nam
11 Tháng Sáu 2013 5:33 SA GMT+7
Môi trường và sinh thái tồn tại từ khi Trái đất được sinh ra trong thái dương hệ, trải qua nhiều thời kỳ biến đổi đã hình thành nên Trái đất ngày nay. Tuy nhiên, loài người bắt đầu quan tâm đến môi trường và sinh thái vào giữa thế kỷ XX, khi môi trường tự nhiên bị suy thoái và hủy hoại nghiêm trọng.

Các vấn đề như phát thải CO2 vào bầu khí quyển, mêtan và các loại khí nhà kính khác tạo ra biến đổi khí hậu toàn cầu, làm ô nhiễm biển, đại dương và suy giảm đa dạng sinh học…Tổn thất này dẫn đến nguy cơ phá vỡ sự “cân bằng động” vốn là những yếu tố của môi trường tự nhiên bảo vệ sự sống trên Trái đất được ổn định.

1. Vị trí kinh tế của biển Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm bên bờ Tây của biển Đông, vùng biển rộng 1,278 triệu km2, án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Mỗi ngày ước khoảng 400 - 450 tàu biển cỡ lớn và hàng trăm lượt máy bay dân dụng hoạt động trên bầu trời và vùng biển các tuyến đường này. Bờ biển Việt Nam dài 3.444 km, biển bao bọc lãnh thổ ở 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, trung bình 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới). Dọc bờ biển có một số trung tâm đô thị lớn, 90 cảng biển lớn nhỏ và gần 100 địa điểm có thể xây dựng cảng (kể cả cảng có quy mô trung chuyển quốc tế), 215 bãi biển có cảnh quan đẹp, trong đó có 20 bãi đạt tiêu chuẩn quốc tế để phát triển du lịch biển.
Ven bờ có nhiều loại khoáng sản và vật liệu xây dựng quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp. Ngoài ra còn có nhiều vịnh đẹp như vịnh Hạ Long vừa được chính thức công nhận là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới, vịnh Bái Tử Long, Vân Phong, Cam Ranh, Nha Trang… đều là những điểm du lịch biển tầm cỡ thế giới.

2. Thực trạng môi trường và sinh thái biển, đảo Việt Nam
Theo thống kê của Tổ chức Môi trường thế giới, các nguồn ô nhiễm biển từ đất liền chiếm 50%, dò rỉ tự nhiên 11%, phóng xạ hạt nhân 13%, hoạt động của tàu thuyền 18% và tai nạn tàu bè trên biển 6%. Ước tính mỗi năm có khoảng 2,4 triệu tấn dầu thô đổ ra biển.
Biển Việt Nam tuy chưa được xếp vào loại ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng cũng được cảnh báo là có nguy cơ ô nhiễm cao trong tương lai.
Ô nhiễm môi trường biển đảo Việt Nam xuất phát từ các nguồn như: Chất thải công nghiệp đổ ra từ các cửa sông; Ô nhiễm hữu cơ do nuôi trồng hải sản; Chất thải của tàu hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế ngoài khơi Việt Nam; Tai nạn tràn dầu từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trong nước và khu vực; Ô nhiễm rác thải do hoạt động du lịch và dân cư ven biển.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, chất lượng môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam đang tiếp tục suy giảm. Đã có 70 loài hải sản được đưa vào danh sách đỏ để bảo vệ, 85 loài ở tình trạng nguy cấp ở nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt là hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện năm 2002, 2003 ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi trồng thủy hải sản.
Từ tháng 12/2006 đến cuối tháng 4/2007, có khoảng 21.600 - 51.800 tấn dầu trôi nổi gây ô nhiễm biển Việt Nam từ Bắc đến Nam, trong đó chỉ có 20 tỉnh, thành ven biển đã vớt và xử lý 1.721 tấn, số còn lại khuyếch tán, lan rộng, gây hậu quả cho thực vật và sinh vật biển .
Nhìn chung, môi trường biển Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn. Biến đổi khí hậu tác động đến nguồn lợi tài nguyên biển. Bên cạnh đó, những khó khăn về kinh tế và chính sách chưa đồng bộ ảnh hưởng đến khả năng giải quyết những sự cố thiên nhiên đột xuất. Các vấn đề đầu tư phương tiện thiết bị phòng chống ô nhiễm môi trường và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ gìn giữ môi trường sinh thái biển trong sạch, bền vững để phát triển hiệu quả kinh tế biển đang là những vấn đề cấp bách mà các ngành chức năng và các địa phương có biển đảo cần quan tâm trong tiến trình hội nhập thế giới.

3. Mục tiêu và giải pháp BVMT và sinh thái bền vững biển, đảo Việt Nam
Việt Nam là quốc gia biển, có diện tích biển gấp hơn 3 lần lãnh thổ đất liền, dân số vùng duyên hải và biển đảo chiếm 30% cả nước (25,8 triệu người). Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước mạnh về biển trong khu vực, thì giá trị hoạt động của kinh tế biển Việt Nam chỉ bằng 24% của Trung Quốc, 14% của Hàn Quốc và 1% của Nhật Bản. Với hiện trạng trên, đòi hỏi phải có sự bứt phá trong một vài thập niên tới để có thể đuổi kịp các quốc gia phát triển và các nước tiên tiến trong ASEAN.
Mục tiêu mang tính ưu tiên là xác định một chiến lược về bảo vệ, gìn giữ môi trường và sinh thái biển đảo trong sạch, bền vững dựa trên nguyên tắc “sử dụng và khai thác” phải đi cùng với “giữ gìn và tái tạo”, đặc biệt tập trung cho vế thứ hai, đó chính là chìa khóa mở rộng cửa cho kinh tế biển Việt Nam phát triển vững chắc trong thời gian tới.
Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 đã khẳng định rõ mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác BVMT sinh thái biển, hải đảo, việc phát huy, khai thác hiệu quả, bền vững kinh tế biển Việt Nam tương xứng với tiềm năng sẵn có là nhiệm vụ vô cùng cấp bách của các ngành, các cấp trong bối cảnh hiện nay. Cần phải  có một hệ thống giải pháp đồng bộ và phối hợp chặt chẽ trong thực hiện. Cụ thể:
Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển và BVMT biển; Phát triển khoa học - công nghệ biển; Xây dựng kết cấu hạ tầng biển gắn với phát triển mạnh các ngành dịch vụ; Xây dựng tuyến đường ven biển, trong đó có một số đoạn cao tốc và các tuyến vận tải cao tốc trên biển.
Hình thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đến năm 2020, phát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển, ven biển gồm: Khai thác, chế biến dầu khí; Kinh tế hàng hải; Khai thác và chế biến hải sản; Phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; Xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển.
Xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng khoa học - công nghệ, phục vụ công tác điều tra cơ bản, dự báo thiên tai và khai thác tài nguyên biển. Nhà nước nên bố trí nguồn ngân sách thích hợp để đầu tư cho công tác bảo vệ gìn giữ môi trường biển, trong đó cần chú trọng việc mua sắm phương tiện hiện đại và thông tin dữ liệu khoa học về môi trường, đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu phát hiện, chế ngự và xử lý ô nhiễm môi trường biển.
Phát triển mạnh hệ thống cảng biển quốc gia, xây dựng đồng bộ một số cảng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu ở cả 3 miền của đất nước, tạo những cửa mở lớn vươn ra biển thông thương với thế giới.
Nâng cao vai trò và năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, xây dựng chính sách và cơ chế cho các ngư dân hoạt động trên biển. Thu hút cư dân vùng duyên hải và những lực lượng tham gia khai thác kinh tế biển, bằng các chính sách khuyến khích và cơ chế hợp lý để bảo đảm thực thi việc bảo vệ gìn giữ môi trường sinh thái biển đảo bền vững.
Quan tâm đến an sinh xã hội cho cư dân vùng duyên hải: Dân số vùng duyên hải và biển đảo chiếm 30% cả nước và số người sống nhờ vào kinh tế biển lên đến 45%. Mỗi ngày có khoảng 2.000 phương tiện đánh bắt và hơn 3.000 người hoạt động trên biển. Đây là một lực lượng lao động lớn, đồng thời cũng là nhân tố góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng cho đất nước. Vì vậy, việc bảo đảm an sinh xã hội cho cư dân vùng duyên hải có ý nghĩa quan trọng phát triển kinh tế - xã hội.
Nhà nước cần tổ chức lại sản xuất trên biển theo hướng đánh bắt xa bờ với hiệu quả kinh tế cao bằng tàu vỏ sắt được trang bị kỹ thuật hiện đại, như radar, thiết bị định vị vệ tinh, thiết bị tự động thông báo thời tiết, máy tầm ngư. Đồng thời gấp rút chỉnh trang, nạo vét luồng lạch các cửa sông biển có tàu cá ra vào thường xuyên, xây dựng nơi trú bão an toàn ở các vùng bờ biển và ở những quần đảo xa. Đào tạo nghề nghiệp cho ngư dân, nâng cao kiến thức ứng phó với biển đổi khí hậu cho cư dân vùng biển. Đây là những việc làm thiết thực, tạo cầu nối vững chắc giữa các cơ quan quản lý từ cấp Trung ương, địa phương với những doanh nghiệp hoạt động kinh tế biển và nhân dân vùng duyên hải.

STL (Theo Ngô Lực Tài  Phó Chủ tịch Hội KHKT Biển TP. Hồ Chí Minh )

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.