Nhiều công ty dùng bản đồ thiếu biển đảo Việt Nam
Monday, May 29, 2023 7:37 PM GMT+7
Ninja Van, TCL, Apple hay Grab... đều là những doanh nghiệp đa quốc gia bị phát hiện sử dụng bản đồ thiếu 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ninja Van

Ngày 26.5.2023, một số người dùng mạng xã hội phát hiện hãng vận chuyển Ninja Van sử dụng bản đồ thiếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trên website chính thức do hãng quản lý. Bản đồ được tích hợp vào tính năng tìm kiếm địa chỉ các bưu cục gửi hàng của Ninja Van, do hai công ty Mapbox và OneStreetMap cung cấp.

Nhiều công ty dùng bản đồ thiếu biển đảo Việt Nam - Ảnh 1.

Bản đồ sai chủ quyền Việt Nam trên website của Ninja Van trước khi bị gỡ. Chụp màn hình

Ninja Van thành lập năm 2014, đặt trụ sở ở Singapore, có mặt và hoạt động tại Việt Nam từ năm 2016 nhưng tới nay việc sử dụng bản đồ thiếu thông tin chủ quyền mới bị phát hiện. Một ngày sau khi sự việc được Thanh Niên đăng tải, Ninja Van đã âm thầm gỡ bản đồ sai phạm khỏi website và cho biết đang làm việc lại với đối tác để điều chỉnh thông tin. Tuy nhiên hãng không đưa ra bất kỳ lời xin lỗi hay bình luận nào khác liên quan đến sự thiếu sót của mình trong việc quản lý nội dung khi hoạt động ở Việt Nam.

TCL

TCL là hãng sản xuất đồ điện tử gia dụng có trụ sở tại thành phố Huệ Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) và văn phòng đại diện thị trường Việt Nam nằm ở quận 5, TP.HCM. Ngày 25.5.2023, cộng đồng người dùng internet trong nước xôn xao khi xuất hiện bài đăng ẩn danh (được cho là nhân viên người Việt Nam của TCL) đăng tấm hình bản đồ thiếu hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lên mạng xã hội. Người này khẳng định bản đồ trước đó có đầy đủ thông tin về hai quần đảo nhưng lãnh đạo người Trung Quốc đã yêu cầu gỡ bỏ.

Cùng ngày, TCL Việt Nam đăng thông tin đính chính trên fanpage chính thức của hãng, khẳng định nội dung trên chỉ là một sự "hiểu lầm", đồng thời đính kèm bức hình chụp bản đồ với đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để chứng minh. Tuy nhiên, bài đăng nhanh chóng bị xóa không rõ lý do, còn TCL Việt Nam cũng không đưa ra thông tin giải thích cho sự cố trên.

Nhiều người dùng nhận thấy hai bản đồ (trong bài đăng ẩn danh và bài đính chính đã bị xóa của TCL) giống hệt nhau nên cho rằng hình ảnh bản đồ Việt Nam thiếu hai quần đảo thực sự được chụp từ văn phòng TCL Việt Nam tại quận 5.

Grab

Đầu tháng 4.2023, dịch vụ gọi xe công nghệ Grab cũng bị phát hiện sử dụng bản đồ thiếu thông tin về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tương tự Ninja Van, Grab sử dụng dịch vụ bản đồ mã nguồn mở của OpenStreetMap nên nhiều khu vực, thực thể trên Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam như đá Subi, Vành Khăn, Châu Viên được thể hiện bằng tiếng Trung và tiếng Anh theo cách gọi từ phía Trung Quốc. Trên OpenStreetMap, quần đảo Hoàng Sa được chú thích dưới tên "Tam Sa" viết bằng chữ Trung Quốc.

Nhiều công ty dùng bản đồ thiếu biển đảo Việt Nam - Ảnh 2.

Grab bị phạt 60 triệu đồng vì sử dụng bản đồ chứa thông tin sai lệch về chủ quyền Việt Nam. Chụp màn hình

Doanh nghiệp này sau đó đã lên tiếng xin lỗi công khai và cam kết kiểm soát chặt chẽ hơn trong tương lai. Với sai phạm trên, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cùng thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 102 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP đối với hành vi "cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự".

Yody

Yody là thương hiệu thời trang do người Việt sáng lập, nhưng cũng mắc lỗi sử dụng bản đồ Việt Nam thiếu hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cụ thể, trong chiến dịch truyền thông kỷ niệm 9 năm thành lập, nhân viên của Yody đã để hình ảnh bản đồ không đầy đủ chủ quyền của Việt Nam xuất hiện ở video quảng bá đăng tải trên hàng chục fanpage Facebook do đơn vị này quản lý.

Sau khi phát hiện vấn đề, Yody đã gửi thông cáo xin lỗi về sai phạm, thừa nhận thiếu sót và rà soát, gỡ bỏ toàn bộ nội dung liên quan. Cơ quan chức năng đã xử phạt Yody 15 triệu đồng về vi phạm trên.

Apple

Apple cung cấp dịch vụ trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Cuối năm 2022, người dùng Việt Nam tố cáo ứng dụng bản đồ Maps do hãng phát triển và cung cấp trên các thiết bị chạy hệ điều hành của Apple hiển thị thiếu hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tuy nhiên, sự biến mất bất thường của hai quần đảo thuộc Việt Nam trên bản đồ Apple được người dùng phát hiện từ khoảng giữa năm 2021 sau khi cập nhật nền tảng iOS.

Đến ngày 6.12.2022, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết đơn vị đã nhận được phản hồi của Apple về yêu cầu bổ sung hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam vào ứng dụng bản đồ (Maps). Lãnh đạo cơ quan quản lý cho biết Apple thừa nhận sai sót và khắc phục theo yêu cầu của Cục.

Thực tế, Apple có bổ sung bản đồ hiển thị tên của hai quần đảo theo yêu cầu, nhưng chỉ khả dụng với cài đặt thiết bị ở vùng Việt Nam. Đối với các vùng quốc gia, lãnh thổ khác, bản đồ Apple Maps vẫn không có thay đổi và để trống tên các quần đảo này.

Theo thanhnien.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.