Triển lãm những bằng chứng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Saturday, September 21, 2013 11:55 AM GMT+7
Ngày 20/9, tại Bảo tàng Văn hóa Huế (số 23-25 đường Lê Lợi, TP Huế) đã khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” giới thiệu cho người xem những bằng chứng về 2 đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam.

Với 50 bản đồ cổ cùng nhiều tư liệu ảnh, họa đồ quý giá do Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, nhà nghiên cứu Phan Thuận An, làng Mỹ Lợi (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) cho mượn và hiến tặng để trưng bày.

Nhiều bản đồ Việt Nam, Đông Nam Á và Châu Á do phương Tây vẽ vào thế kỷ từ thế kỷ 16 đến 20 có thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Nhiều bản đồ Trung Quốc do phương tây vẽ cùng thời điểm trên cũng không có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Đặc biệt, nhiều bản đồ do Trung Quốc công bố không có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Đặc biệt, có 1 bằng khen Châu bản thời Bảo Đại của nhà nghiên cứu Phan Thuận An trưng bày ở bảo tàng. Nội dung Châu bản là Văn phòng ngự tiền gửi vua Bảo Đại đề xuất thưởng huân chương Ngũ hạng long tinh cho Quý khâm sứ đại thần thương ràng ngạch binh Thanh – khố Trung kỳ. Lý do đã có nhiều công lao trong việc dẹp  yên các miền man di dấy loạn và việc lập đồn phòng thủ ở đảo Hoàng Sa.

Triển lãm nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 20 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (1993 - 2013), 10 năm Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của Nhân loại (2003 - 2013) do tỉnh TT-Huế và Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức. Triển lãm kéo dài cho đến ngày 20/10/2013.

 

Những bằng chứng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Những bằng chứng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Châu bản Tờ trình do Ngự tiền văn phòng tâu vua Bảo Đại (do nhà nghiên cứu Phan Thuận An cung cấp) ban thưởng về bộ phận có công lập đồn phòng thủ ở đảo Hoàng Sa và dẹp loạn man di
Đại Nam Nhất thống toàn đồ vẽ vào năm 1834 dưới triều Minh Mạng có thể hiện 2 địa danh Hoàng Sa và

Đại Nam Nhất thống toàn đồ vẽ vào năm 1834 dưới triều Minh Mạng có thể hiện 2 địa danh Hoàng Sa và  Vạn Lý Trường Sa bằng chữ Hán

Toàn cảnh đảo Hoàng Sa (Pattle Island) chụp năm 1938, tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng
Toàn cảnh đảo Hoàng Sa (Pattle Island) chụp năm 1938, tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng
Toàn cảnh đảo Hoàng Sa (Pattle Island) chụp năm 1938, tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng

Lính bảo an của người Việt đào giếng lấy nước ngọt trên đảo Hoàng Sa, ảnh chụp năm 1938, tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng

Kho lương thực của lính bảo an người Việt trên đảo Hoàng Sa, ảnh chụp năm 1951

Kho lương thực của lính bảo an người Việt trên đảo Hoàng Sa, ảnh chụp năm 1951

Bản đồ Asia in Praecipuas Ipsius Partes Distributa do Van der AA thực hiện năm 1594

Bản đồ Asia in Praecipuas Ipsius Partes Distributa do Van der AA thực hiện năm 1594

Bản đồ Asia in Praecipuas Ipsius Partes Distributa do Van der AA thực hiện năm 1594

Bản đồ Insulae Indiae Orientalis do Jodocus Hondius thực hiện năm 1632. Hai bản đồ này nằm trong số những bản đồ Việt Nam, Đông Nam Á và Châu Á do phương Tây vẽ vào thế kỷ từ thế kỷ 16 đến 20 có thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam

Bản đồ

Bản đồ  Trung Quốc tên Qvangtvung Imperii Sinarum Provincia do Jacob Van Meurs (Hà Lan) vẽ năm 1665 không có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Bản đồ Chinese Empire do Business Atlas, Rand McNally xuất bản tại Chicago (Mỹ) năm 1904

Bản đồ Chinese Empire do Business Atlas, Rand McNally xuất bản tại Chicago (Mỹ) năm 1904

Bản đồ Chinese Empire do Business Atlas, Rand McNally xuất bản tại Chicago (Mỹ) năm 1904
Học sinh Huế hào hứng tìm các địa danh Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam trên loạt bản đồ Việt Nam, châu Á, Đông Nam Á do phương Tây vẽ từ TK 16-20 có 2 đảo trên của Việt Nam
Bản đồ Chinese Empire do Business Atlas, Rand McNally xuất bản tại Chicago (Mỹ) năm 1904

Bản đồ Chinese Empire do Business Atlas, Rand McNally xuất bản tại Chicago (Mỹ) năm 1904

Bản đồ Chinese Empire do Business Atlas, Rand McNally xuất bản tại Chicago (Mỹ) năm 1904

Bản đồ Trung Hoa dân quốc phan tỉnh tân đồ, do Vũ Xương Á Tân đại học xã xuất bản năm 1933, thời Trung Hoa dân quốc không có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Bản đồ Chinese Empire do Business Atlas, Rand McNally xuất bản tại Chicago (Mỹ) năm 1904

D2a, D2b, D2c tập Atlas Trung Quốc địa đồ xuất bản bằng tiếng Anh năm 1908. Đây là atlas chính thức, được in đầu tiên tại Trung Quốc với số lượng giới hạn, do The China Inland Mission biên soạn và phát hành với sự giúp của Tổng cục Bưu chính nhà Thanh. Gồm 1 bản đồ tổng thể vẽ toàn bộ lãnh thổ của Trung Quốc và 22 bản đồ các tỉnh của Trung Quốc. Cương giới cực nam của Trung Quốc trong các atlas này chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không hề đả động gì đến Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Đại Dương

Theo Dân Trí

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.