Phú Quốc hướng tới đặc khu kinh tế
Monday, March 24, 2014 6:52 AM GMT+7
Nhiều chính sách, ưu đãi đầu tư đang được triển khai tại Phú Quốc, để đưa nơi này trở thành một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực và thế giới.

Phú Quốc hướng tới đặc khu kinh tế
Với lợi thế lớn bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, Phú Quốc được kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực và thế giới - Ảnh: Giang Sơn

Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên, ông Lê Văn Thi, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Đảo Phú Quốc có lợi thế lớn là bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp; có núi rừng nguyên sinh với hệ sinh thái phong phú; thời tiết thuận lợi cho du lịch quanh năm... Vì vậy, trong chiến lược phát triển, Phú Quốc sẽ là một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tầm cỡ thế giới; trung tâm thương mại, dịch vụ cao cấp của cả nước. Hiện tại, tỉnh Kiên Giang đang thực hiện 4 vấn đề chiến lược gồm: Đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm trên đảo; thực hiện các dự án đầu tư đã đăng ký; quản lý tốt các quy hoạch; tăng cường nguồn nhân lực. Các chiến lược này đang phát huy hiệu quả, giúp kinh tế Phú Quốc khởi sắc từng ngày, tốc độ tăng trưởng khoảng 25% mỗi năm, nhất là khu vực dịch vụ chiếm trên 66% cơ cấu GDP. Trong năm 2013, khách du lịch đến Phú Quốc trên 430.000 lượt, tăng 32% so với năm 2012; tổng thu ngân sách trên địa bàn gần 1.000 tỉ đồng.

 

 
 

 

Phú Quốc hướng tới đặc khu kinh tế
Ông Lê Văn Thi, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - Ảnh: Đ.Tuyển

Mới đây tỉnh đã đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ thành lập Đặc khu kinh tế Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, với cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt, vượt trội, đủ sức cạnh tranh quốc tế để thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài

 
 
 

Các nhà đầu tư sẽ được ưu đãi thế nào khi đến Phú Quốc, thưa ông?

Đã có nhiều cơ chế chính sách và quy hoạch phát triển được ban hành theo hướng ưu đãi để phát huy tiềm năng của Phú Quốc. Hiện nay, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được khuyến khích đầu tư vào Phú Quốc trên các lĩnh vực: Kinh doanh kết cấu hạ tầng, công nghiệp, đô thị, cảng biển, thương mại, dịch vụ, du lịch, vui chơi, giải trí, tài chính - ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học - công nghệ, y tế, nhà ở, xuất nhập khẩu hàng hóa..., được bảo hộ theo quy định của pháp luật VN và các điều ước quốc tế có liên quan.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi phát triển đảo Phú Quốc vẫn chưa tạo lập niềm tin của các đối tác, nhất là nhà đầu tư nước ngoài. Mới đây tỉnh đã đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ thành lập Đặc khu kinh tế Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, với cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt, vượt trội, đủ sức cạnh tranh quốc tế để thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Đề án trên đã trình Ban Cán sự Đảng Chính phủ.

Một trong những điểm yếu của Phú Quốc hiện nay là hạ tầng chưa đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư. Vấn đề này sẽ được giải quyết ra sao, thưa ông?

Tỉnh luôn tranh thủ huy động các nguồn vốn, áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi, thuận lợi nhất để đầu tư kết cấu hạ tầng Phú Quốc. Nhờ đó, đã có cảng hàng không quốc tế Phú Quốc hoạt động với các tuyến bay giữa TP.HCM - Phú Quốc, Rạch Giá - Phú Quốc, Hà Nội - Phú Quốc, Cần Thơ - Phú Quốc và tuyến bay quốc tế từ Nga; các cảng biển được đầu tư, nâng cấp. Dự án cáp ngầm 110 kV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc cũng đã hoàn thành giúp giảm giá điện trên đảo hơn 1/3 so với trước đây. Ngoài ra, đường trục chính nam - bắc đảo Phú Quốc dài 51,5 km, đường vòng quanh đảo dài 99,5 km cũng đang khẩn trương hoàn thành vào cuối năm nay.

Cái thiếu hiện nay của Phú Quốc là những khu nghỉ dưỡng, lưu trú gắn với những hoạt động vui chơi, giải trí đặc sắc, đủ sức giữ chân khách du lịch. Dù hiện có khoảng 100 khách sạn và cơ sở lưu trú với hơn 2.000 phòng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỉnh đang kỳ vọng một số dự án lớn như khu phức hợp nghỉ dưỡng Vinpearl Phú Quốc ở Bãi Dài với quy mô 500 - 600 phòng; khách sạn 5 sao Salinda quy mô 120 phòng tại xã Dương Tơ hay các khách sạn, resort 5 sao ở Bãi Kem, Bãi Trường... sẽ đáp ứng tốt hơn các dịch vụ vui chơi cho du khách. Riêng dự án casino đã được Chính phủ cho phép thay đổi vị trí. Hiện tỉnh đang kêu gọi đầu tư theo hướng để nhà đầu tư chọn địa điểm rồi mới điều chỉnh quy hoạch nhằm tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.

Nhiều người lo ngại việc tập trung phát triển hạ tầng có thể làm mất lợi thế về thiên nhiên của Phú Quốc, ông nghĩ sao về điều này?

Khi đầu tư hạ tầng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên. Đây là điều khiến chúng tôi phải hết sức chú ý khi quản lý quy hoạch. Các dự án phải luôn đảm bảo các yếu tố về môi trường, sinh thái, môi trường biển và mật độ xây dựng phải giữ được sự cân bằng. Cụ thể như các dự án gần biển, tất cả đều phải có chỉ giới cách bờ biển ít nhất 50 m. Các khu resort mới phải mở các đường xuống bãi biển, quảng trường biển để khách tham quan và người địa phương thụ hưởng, tránh tạo nên xung đột giữa nhà đầu tư với người dân địa phương.

 

Kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ

Ưu đãi đầu tư hết mức, song với những dự án chậm triển khai chúng tôi cũng sẽ kiên quyết thu hồi. Cụ thể ngày 31/03 này, chúng tôi sẽ thu hồi khoảng 20 dự án chậm triển khai để giao cho nhà đầu tư khác.

Ông Lê Văn Thi - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang

Đình Tuyển
(thực hiện)

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.