Phía sau những người giữ biển Hoàng Sa - Kỳ 1: Đám cưới chờ người về
Monday, July 07, 2014 5:31 AM GMT+7
Những người lính biển mà chúng tôi gặp ngoài vùng biển nóng Hoàng Sa trong suốt 2 tháng qua (đầu tháng 05/2014 đến nay) khi giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam, hết thảy đều can trường dũng cảm. Chất thép “xả thân vì Tổ quốc” toát ra từ mỗi ánh mắt - nụ cười của họ. Ít ai biết: đằng sau rất nhiều anh cảnh sát biển, kiểm ngư viên là hậu phương bộn bề vất vả và những người giữ biển ấy, phải giấu nỗi lo trong sâu thẳm con tim. Sự hy sinh, không chỉ với người ngoài biển mà ở cả người tận trong bờ…

Phía sau những người giữ biển Hoàng Sa - Kỳ 1: Đám cưới chờ người về 1
Kể chuyện con trai với PV Thanh Niên, bà Phạm Thị Nga luôn ôm khư khư túi vải, giữ số tiền được tặng cho con về lấy vợ  - Ảnh: Nguyên Dũng

Kỳ 1: Đám cưới chờ người về

Trong đội hình những người giữ biển ngoài Hoàng Sa, có rất nhiều gương mặt trẻ và đại đa số họ đều chưa xây dựng gia đình, với lý do rất đơn giản: “Biền biệt bám biển, nếu có về bờ cũng không có thời gian yêu đương, tìm hiểu”. Cũng rất nhiều các gương mặt kiểm ngư, cảnh sát biển đã có vợ con, nhưng hầu hết đều do bố mẹ “dấm” hộ.

Mong mỏi của bà

Ông Hoàng Trọng Liên là bố của trung úy Hoàng Cao Cường (trinh sát viên, Phòng Trinh sát, Bộ tư lệnh Vùng 2 Cảnh sát Biển), năm nay 69 tuổi nhưng vẫn chạy xe máy ầm ầm khắp xã Hội Sơn (Anh Sơn, Nghệ An). Hỏi chuyện, ông bảo: “Tôi phải khỏe để trông bà và đợi cháu Cường về lấy vợ. Nó đi biển suốt, không có thời gian để quen con gái!”… 

 
 

Tháng 5 này, Huấn báo với mẹ sẽ về nghỉ phép cưới vợ, khiến bà Nga mừng quýnh, khoe rối rít khắp làng xóm. Bất ngờ, con trai gọi điện thoại: “Phải đi làm nhiệm vụ đột xuất lâu dài ngoài biển, để sau mẹ nhé!” và khi tàu ra tới chỗ gần mất sóng, Huấn mới bập bõm thú thật: “Con ra ngoài Hoàng Sa cùng anh em, mẹ ở nhà đợi con về!

 
 

Lâu nay cứ nghĩ ngạch Cảnh sát Biển, Hải quân tuyển chọn bộ đội ở các địa phương ven biển, nên tôi hơi ngạc nhiên khi thấy địa chỉ nhà trung úy Cường nằm ở vùng núi miền tây Nghệ An, trong danh sách “Gia đình thân nhân cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo khu vực Hoàng Sa có hoàn cảnh khó khăn” do Vùng Cảnh sát Biển 2 chuyển đến. Tò mò hỏi ông Hoàng Trọng Liên, lại thấy cười: “Nó mơ ước vào Hải quân từ bé. Học xong phổ thông là nó thi luôn Hải quân và bảo: cũng là đỡ việc nuôi nấng, ăn học trong mấy năm đại học, để bố và bà đỡ vất vả!”.

Nói đến vất vả, ở cái xóm 6 Hội Sơn sống trên đất cằn đá sỏi này, gia đình Cường đứng đầu bảng. Sinh năm 1985, nhưng chưa tròn 2 tuổi, Cường đã phải về sống với bà nội do bố công tác xa, mẹ vào miền Nam tìm hạnh phúc mới. Hồi ấy, bà nội Cường tên Nguyễn Thị Năm đã 66 tuổi, yếu lắm nhưng vẫn phải lọ mọ chăm sóc từng thìa cháo, gầu nước tắm và bán từng bơ lạc, mớ rau trong vườn nhà mua sữa, quần áo cho đứa cháu suốt ngày gào khóc thèm hơi mẹ.

Gần 20 năm ở với bà, sống với bà nên khi bố nghỉ hưu về quê sinh sống trong chính căn nhà của mình, Cường đi bộ đội rồi, vẫn giữ thói quen khoác ba lô về thẳng nhà bà nội, có sang thăm bố và em gái, cũng chỉ như đến thăm… họ hàng.

Bây giờ, bà nội Nguyễn Thị Năm của Cường đã 95 tuổi, nằm liệt một chỗ vì quá già yếu, mọi việc ăn uống - vệ sinh cá nhân đều do một tay bố Cường lo lắng. Nặng tai, sức yếu không ngồi dậy nổi, nhưng khi tôi đến thăm và tặng phần quà 10 triệu đồng của Chương trình “Chung tay góp sức bảo vệ Biển Đông” của Báo Thanh Niên, bà Năm vẫn cố nhổm dậy, thều thào “Các chú ở đơn vị thăm à? Khi nào cháu Cường nó về?” và đau đáu, nước mắt ứa trên má “Bà phải lấy vợ cho nó, xong mới yên tâm về dưới kia với ông!”.

Ông Hoàng Trọng Liên kể: Cường có yêu một cô gái cùng xã suốt 4-5 năm, nhưng khi ra trường, đứng vào hàng ngũ những người giữ biển, không đành lòng để người yêu chịu đựng vất vả khi chồng biền biệt ngoài khơi nên tự động chia tay, động viên người yêu tìm hạnh phúc mới. Giờ, cô gái đó đã có gia đình yên ấm bên chồng và hai đứa con. 

Phía sau những người giữ biển Hoàng Sa - Kỳ 1: Đám cưới chờ người về 2
Bà Phạm Thị Nga, mẹ của Kiểm ngư viên Nguyễn Văn Huấn (bên phải)  - Ảnh: M.T.H

Phía sau những người giữ biển Hoàng Sa - Kỳ 1: Đám cưới chờ người về 3
PV Thanh Niên tặng 10 triệu đồng của bạn đọc cho bà nội Cường - Ảnh: Nguyên Dũng

Phía sau những người giữ biển Hoàng Sa - Kỳ 1: Đám cưới chờ người về 4
 Ông Hoàng Trọng Liên, bố của Trung úy Hoàng Cao Cường (Vùng Cảnh sát Biển 2), đang chăm sóc bà nội 95 tuổi - Ảnh: M.T.H

Phía sau những người giữ biển Hoàng Sa - Kỳ 1: Đám cưới chờ người về 5
Anh Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS HCM tặng số tiền 10 triệu đồng của bạn đọc Thanh Niên cho bà Nga  - Ảnh: M.T.H

Phía sau những người giữ biển Hoàng Sa - Kỳ 1: Đám cưới chờ người về 6
Tàu CSB-2013 của Vùng Cảnh sát Biển 2 ngăn chặn tàu Hải cảnh Trung Quốc (màu trắng, phía sau) - Ảnh: Trung Hiếu

Cách đây hơn 3 tháng, ông nội mất, trung úy Cường xin nghỉ phép năm về cúng ông và hưởng trọn kỳ phép chăm bà, nhưng chỉ được 3-4 ngày rồi lại đi luôn vì công việc đột xuất ngoài biển. 

 
 

 Tiền xương máu của hắn, mẹ nghèo đã không có đồng nào cho, sao lấy tiền ấy tiêu được! Số tiền Báo tặng, tôi sẽ cất kỹ, góp thêm vào cưới vợ cho hắn, khi nào từ biển Hoàng Sa trở về!

 
Phạm Thị Nga, mẹ của Kiểm ngư viên Nguyễn Văn Huấn.

 

“Hôm tàu nhổ neo ra ngoài Hoàng Sa đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương-981, cháu nó tranh thủ gọi về, dặn tôi chăm sóc bà nội kỹ càng!” - ông Hoàng Trọng Liên nhớ lại và lẩn mẩn sờ chiếc áo trắng quân phục Cảnh sát Biển xuân hè đang mặc trên người: “Nó tặng bố bộ quân phục mới được cấp phát và đi, mãi chưa gọi về!”…

Ước ao của mẹ

Bà Phạm Thị Nga (63 tuổi, ở Nghi Thịnh, Nghi Lộc, Nghệ An) là mẹ của Kiểm ngư viên Nguyễn Văn Huấn (30 tuổi, đang làm nhiệm vụ trên tàu Kiểm ngư tại quần đảo Hoàng Sa). Nhỏ bé, khắc khổ nhưng ngồi nói chuyện về Huấn, mặt bà cứ rạng ngời niềm tự hào vì có cậu con út can trường rắn rỏi.

“Hắn có người yêu rồi, do tôi làm mối đó!” - bà Nga khoe vậy và kể: Bố Huấn mất năm 2011 vì tai nạn giao thông, nhà có 4 anh em thì anh đầu bị tật nguyền, tai điếc đặc, 2 chị gái trên Huấn lấy chồng trong xã nhưng cũng mướt mải làm ruộng nuôi con, thi thoảng lắm mới nhếu nháo qua thăm mẹ. Huấn là con út, nên ở nhà được chiều nhiều lắm, chả bao giờ phải làm những việc nặng. Ấy thế nhưng khi tốt nghiệp phổ thông, ra nhập đội hình những người giữ biển, Huấn rắn rỏi hẳn, cứ mỗi dịp nghỉ phép thăm nhà là lại phăm phăm làm đủ việc nhà cửa đồng áng, bù đắp cho mẹ những ngày lọ mọ một mình, khiến bà Nga cũng thấy ngạc nhiên.

Tháng 5 này, Huấn báo với mẹ sẽ về nghỉ phép cưới vợ, khiến bà Nga mừng quýnh, khoe rối rít khắp làng xóm. Bất ngờ, con trai gọi điện thoại: “Phải đi làm nhiệm vụ đột xuất lâu dài ngoài biển, để sau mẹ nhé!” và khi tàu ra tới chỗ gần mất sóng, Huấn mới bập bõm thú thật: “Con ra ngoài Hoàng Sa cùng anh em, mẹ ở nhà đợi con về!”.

Nhà có hơn sào ruộng, bà Nga giao hết cho con gái chăm bón - thu hoạch, mỗi vụ chỉ lấy ít gạo sống qua ngày, mọi thứ đồ ăn thức uống sinh hoạt hằng ngày đều trông vào mớ rau - trái ớt trong vườn. Tằn tiện đến mức không thể tiết kiệm hơn, nên khi trao 10 triệu đồng của bạn đọc Báo Thanh Niên tặng gia đình Kiểm ngư viên Nguyễn Văn Huấn có hoàn cảnh khó khăn, tôi dặn: “Mẹ mua ít đồ bồi dưỡng, thuốc thang!”.

Nghe vậy, bà Nga lắc đầu quầy quậy: “Tiền xương máu của hắn, mẹ nghèo đã không có đồng nào cho, sao lấy tiền ấy tiêu được!” và thì thầm tiết lộ với tôi: “Số tiền Báo tặng, tôi sẽ cất kỹ, góp thêm vào cưới vợ cho hắn, khi nào từ biển Hoàng Sa trở về!”…

Suốt buổi nói chuyện, bà mẹ của Huấn ôm khư khư chiếc tủi vải cũ kỹ bạc màu vừa cất 10 triệu đồng và ánh mắt lấp lánh cười, khi nhắc đến tên cậu con trai.

Mai Thanh Hải - Nguyên Dũng

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Thư Trường Sa
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.