Tường thuật từ Hoàng Sa: Đi về phía mặt trời
Wednesday, July 16, 2014 6:12 AM GMT+7
Đang ở khoang dưới của tàu, nghe tiếng thông báo qua hệ thống loa phát thanh, Hoàng Sa hiện ra trước mắt. Tôi lập tức lên boong tàu, ánh mặt trời rực rỡ chiếu sáng xuống lóng lánh chạy trên từng đầu sóng.

Tường thuật từ Hoàng Sa: Đi về phía mặt trời 4

Tường thuật từ Hoàng Sa: Đi về phía mặt trời 2

Tường thuật từ Hoàng Sa: Đi về phía mặt trời 3

Tường thuật từ Hoàng Sa: Đi về phía mặt trời 6
Tàu cá ngư dân hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa

Thú vị nhất lúc đó là tôi đã thấy bóng dáng tàu đánh cá của ngư dân, đặc biệt trong đó có cả tàu vỏ thép mới màu xanh.

Cảm giác đi Hoàng Sa thật khác lạ, nhất là trong thời điểm này, khi mà chủ quyền Tổ quốc đang bị xâm phạm. Biển đêm tĩnh lặng, chỉ có ánh trăng mờ nhạt, thỉnh thoảng lại lóe lên ánh chớp ở phía chân trời xa xa. Có lẽ trời sắp đổ giông tố.

Trung tâm dự báo thời tiết cũng đã phát thông báo về cơn bão đang ở ngoài khơi Philippines, chỉ vài ngày nữa là vào biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp lên vùng biển Hoàng Sa. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão T.Ư cũng có thông báo yêu cầu các tỉnh, thành ven biển miền Bắc và miền Trung chuẩn bị phương án phòng chống, ứng phó với cơn bão.

Sáng hôm sau, bản tin dự báo thời tiết lại nâng cường độ thêm một bậc khi báo trong 2 ngày tới, vùng biển Hoàng Sa của Tổ quốc sẽ động dữ dội. Bão người - bão xâm phạm chủ quyền vùng biển lo chưa xong giờ các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam lại phải đối mặt với bão thiên nhiên.

 

Tường thuật từ Hoàng Sa: Đi về phía mặt trời 5
Cán bộ cảnh sát biển vẫy tay chào ngư dân

Nhớ lại, trước đó, tôi đã đi thăm hỏi, động viên và trao tiền của cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Thanh Niên và của bạn đọc cho gia đình các cảnh sát biển, kiểm ngư có hoàn cảnh khó khăn; gặp người thân các cảnh sát biển và kiểm ngư đang ở trên tàu ngoài Hoàng Sa, tôi đều hỏi rằng họ có lo không và thực sự nhận thấy được nỗi lo trên gương mặt của họ.

Thế nhưng như bà Lê Thị Dự (ở Quảng Bình), mẹ của cảnh sát biển Nguyễn Quốc Huy (35 tuổi, cán bộ tàu cảnh sát biển số hiệu 2016) nói rất dứt khoát: “Lo thì lo nhưng phải đi, về thì ai đi giữ biển cho mình”.

Hay như là chị Trần Thị Mỹ Hoàn (vợ của anh Nguyễn Văn Bằng, cán bộ trên tàu kiểm ngư 763), chị Nguyễn Thị Bích Thuận (vợ của trung úy Nguyễn Viết Thắng, tàu cảnh sát biển 2013), các chị đều mong muốn chồng mình yên tâm công tác, quyết đấu tranh yêu cầu tàu Trung Quốc cùng giàn khoan Hải Dương-981 rút khỏi vùng biển Việt Nam vô điều kiện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.

Trong thời điểm này, đang có hàng chục tàu của ngư dân, cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam luôn túc trực đẩy đuổi giàn khoan của Trung Quốc. Chúng ta đấu tranh theo 3 mục tiêu: thể hiện ý chí bảo vệ chủ quyền, đấu tranh hòa bình và không để ảnh hưởng đến mối quan hệ, tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc luôn dùng những luận điệu xuyên tạc sự thật và dùng tàu uy hiếp, cố tình ngăn cản, đâm va quyết liệt tàu của Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên biển. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn duy trì tàu chiến và máy bay quanh giàn khoan Hải Dương-981.

Trong lúc này, tàu cảnh sát biển vẫn chồm lên sóng vươn tới hướng có giàn khoan Hải Dương-981.

 

Tường thuật từ Hoàng Sa: Đi về phía mặt trời 7
Ca điều khiển tàu cảnh sát biển tập trung hướng tàu

Tường thuật từ Hoàng Sa: Đi về phía mặt trời 8
Con tàu gần đến Hoàng Sa khi mặt trời vừa lên

Trương Quang Nam
(Từ Hoàng Sa, Việt Nam)

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.