Trường Sa vững vàng nơi đầu sóng (Kỳ III)
17 Tháng Tám 2011 8:06 SA GMT+7
Trong hành trình từ TP Hồ Chí Minh đi Trường Sa, những ca sĩ, nghệ sĩ Đoàn Nghệ thuật Hoa Ban Trắng (tỉnh Điện Biên) hồi hộp, vui mừng xen lẫn âu lo. Bởi đây là lần đầu tiên các nghệ sĩ, diễn viên của đoàn được ra biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên huyện đảo Trường Sa và cũng là lần đầu những người con của núi rừng Tây Bắc được đi thăm biển, đảo trong hành trình dài ngày, được thỏa sức đắm mình trong sóng và gió biển dạt dào.

Vui đấy, nhưng ai cũng lo tàu gặp sóng to, gió lớn trên biển sẽ bị say sóng – mà lại nghe nói say sóng là mệt, là khổ hơn bất cứ thứ say nào khác (!). Nhưng có lẽ do tình yêu, lòng khát khao được ra biển, đảo, được hát múa, động viên những người lính và nhân dân đang ngày, đêm canh giữ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc nơi hải đảo xa xôi, nên những ca sĩ, diễn viên trẻ như: Quàng Thị Quỳnh Anh, Phan Thị Thoa, Lường Khánh Hòa, nhất là Đoàn trưởng Điêu Thị Thực, Đoàn phó Nguyễn Thái Hằng cứ bám trụ trên boong tàu để ngắm vẻ đẹp của biển cả mênh mông, để đùa vui mỗi khi con sóng lớn vỗ ào ạt mạn tàu, tung bọt trắng mang mùi nước mặn mòi lên áo, lên tóc, lên môi.

Đêm đầu, các anh, các chị văn công miền sơn cước hát ngay trên boong con tàu HQ936 phục vụ cho gần 100 thân nhân của bộ đội Trường Sa. Với cả người diễn lẫn người xem thì đây là đêm văn nghệ vô cùng đặc biệt: Một sân khấu di động trên mặt biển mênh mông, có sóng gió ầm ào, có trăng sao lung linh mặt nước như cùng hòa điệu múa, cùng nhịp lời ca. Trên tàu lênh đênh giữa trùng khơi, lời hát hòa cùng tiếng sóng và điệu múa như mềm mại uyển chuyển hơn. Các ca sĩ Nguyễn Thái Hằng, Vương Thị Mai hát ca khúc “Rượu cay để nhớ”, tốp diễn viên trẻ Phan Thị Thoa, Quàng Thị Quỳnh Anh, Lù Thị Lan và Lò Thị Loan, duyên dáng đắm mình trong điệu múa “Sắc thắm đào xuân”…

Những buổi biểu diễn của Đoàn Nghệ thuật Hoa Ban Trắng trên boong tàu HQ936 (lúc bắt đầu hành trình), cũng như bên cột mốc chủ quyền các đảo Nam Yết, Sinh Tồn Đông, Sơn Ca, các xã đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn và cũng có khi ngay ngoài hành lang doanh trại đảo chìm Đá Nam, hay trên sân khấu của Học viện Hải quân (khi kết thúc hành trình) khi nào cũng vậy, sau “màn chào hỏi làm quen” là nhanh chóng trở thành buổi giao lưu văn nghệ tưởng chừng như muốn dài mãi đến thâu đêm suốt sáng. Những lời hát, điệu múa, tiếng thơ đều hướng về biển, đảo, dành tất cả tình yêu thương cho những người con đang chắc tay súng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc nơi nghìn trùng sóng vỗ. Đáng nhớ nhất là đêm hát bên cột mốc chủ quyền xã đảo Song Tử Tây anh hùng, các công dân nhỏ tuổi ở xã đảo này gồm: Quang Vinh, Nhật Huy, Nhật Quang và Thanh Huyền cũng xung phong lên sân khấu khoe tài “hát hay, nhảy nhộn” cùng các cô chú văn công vùng Tây Bắc.

Đoàn trưởng Điêu Thị Thực tâm sự: Khi nhận kế hoạch đi biểu diễn phục vụ quân và dân trên huyện Trường Sa, cả đoàn vui mừng lắm. Anh chị em khẩn trương bắt tay vào luyện tập những tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa Tây Bắc, văn hóa Điện Biên; những tiết mục ca ngợi về biển, đảo và ngợi ca phẩm chất, tinh thần của người lính hải quân luôn vững vàng tay súng. Chặng đường hành quân từ Điện Biên xuống Hà Nội và từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh dài gần 2.500km thực sự vất vả, nhất là khi đoàn phải mang theo lỉnh kỉnh đồ nghề bảo đảm âm thanh, ánh sáng và nhạc cụ. Nhưng anh chị em ca sĩ, diễn viên, nhạc công đều rất cố gắng, động viên nhau hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của chuyến công tác dài ngày trên biển, đảo”.

Không những làm tốt công tác chuẩn bị trước khi lên đường ra Trường Sa, mà suốt hành trình hơn 10 ngày đêm trên biển, đảo, trước mỗi buổi giao lưu, tôi thấy, Đoàn trưởng Điêu Thị Thực luôn quan sát, động viên, nhắc nhở các thành viên và cùng các đồng chí chỉ huy đoàn công tác sắp xếp thời gian chương trình biểu diễn khoa học, hợp lý nhất. Không những thế, vào những lúc biển động, sóng to, gió lớn, nhất là khi tàu đi vào tâm áp thấp nhiệt đới (trong các ngày 10 và 11-6), Đoàn trưởng Điêu Thị Thực gắng sức vượt qua cơn say sóng, thường xuyên đi kiểm tra và che chắn lại dàn âm thanh, bảo đảm không để nước biển ngấm vào làm hư hỏng. Quả thực, có hôm nữ đoàn trưởng say sóng mệt nhoài, nhưng lúc nào chị cũng nở nụ cười thật tươi, động viên mọi người.

Ngày 7-6 tàu đến đảo Nam Yết, 4 giờ sáng cả đoàn thức dậy, chẳng kịp ăn sáng đã cơ động xuống ca nô lên đảo giao lưu văn nghệ. Vậy mà anh chị em vẫn hát múa say mê quên cả đói; khi rời đảo bước chân ai nấy còn ngập ngừng lưu luyến. Lần đầu tiên ra đảo Trường Sa, tình người và cảnh vật đã khiến những người con trai, con gái vùng núi Tây Bắc có những cảm xúc đặc biệt. Khi viếng hương hồn 64 liệt sĩ anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo ngày 14-3-1988 cũng như khi viếng các liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng (Đặng Hoàng Hùng), Nguyễn Văn Hà trên đảo Nam Yết, liệt sĩ Phạm Văn Thế và Đỗ Khánh Hưng trên đảo Sơn Ca, cả đoàn không ai cầm được nước mắt. Và còn nữa, mỗi khi chứng kiến cảnh bố mẹ gặp con, vợ gặp chồng trên đảo, là thêm một lần những nữ ca sĩ, diễn viên trẻ của đoàn hiểu hơn sự hy sinh của các gia đình có chồng, con, đang sinh sống, công tác ngoài hải đảo xa xôi. Để rồi từ đó, họ thể hiện bằng cả nhịp đập trái tim, bằng những rung động từ tận sâu thẳm tâm hồn qua lời hát, điệu múa trong những những buổi giao lưu với bộ đội và nhân dân. Ca sĩ Nguyễn Thái Hằng xúc động nói: “Ra đảo hát phục vụ bộ đội và nhân dân, được đón nhận tình cảm yêu thương của quân, dân trên đảo, chúng em thực sự xúc động. Chưa bao giờ chúng em được hát, được múa với tình cảm đặc biệt này. Tất cả anh, chị em trong đoàn đã biểu diễn bằng cả lời của trái tim, phần nào gửi gắm tình cảm của đất liền với quân và dân nơi đảo xa!”.

Hành trình từ đảo trở về đất liền (từ mồng 8 đến 12-6), tàu HQ936 đã gặp dông tố do áp thấp nhiệt đới gây ra. Nhiều thành viên trên tàu, kể cả cán bộ, chiến sĩ hải quân, tổ phục vụ hậu cần vốn đã quen sóng biển cũng bị say sóng, mệt nhoài. Những nam nữ diễn viên Đoàn Nghệ thuật Hoa Ban Trắng – những người vốn đã quen vượt núi, băng rừng, lội suối tìm đến những bản làng vùng sâu, vùng cao biểu diễn phục vụ dân bản – có dịp thử sức chịu sóng dữ. Ngay cả khi sóng lên đến cấp 5, cấp 6, nữ diễn viên múa Lò Thị Loan và nhạc công Đỗ Văn Kiên… vẫn không hề say sóng, đã được chỉ huy đoàn công tác “biên chế” vào tổ hậu cần, làm nhiều việc, từ chăm sóc những người say sóng cho đến nhặt rau, rửa bát, tiếp phẩm. Còn những ca sĩ như Nguyễn Thái Hằng, Khoàng Văn Chiến, vẫn lạc quan cất cao lời hát ngay trong những lúc phải ngồi ngoài boong tàu chống chọi cơn say sóng.

Đại tá Phạm Văn Huấn, Phó trưởng đoàn công tác nhận xét: “Quân chủng Hải quân đã đón đưa nhiều đoàn văn công ra biển, đảo Trường Sa. Và cũng như các đoàn khác, lần này Đoàn Nghệ thuật Hoa Ban Trắng để lại tình cảm thật sâu nặng. Anh, chị em trong đoàn thật giản dị, chân chất, dễ gần, lại chịu thương chịu khó, sẵn sàng cơ động vào đảo biểu diễn khi mờ sáng, hay giao lưu đến tận đêm khuya. Việc ăn uống, sinh hoạt trên tàu nhất là những ngày sóng to, gió lớn kham khổ, thiếu thốn, vậy nhưng lúc nào anh, chị em cũng vui tươi, hòa đồng với toàn tàu, toàn đảo”.

Chuyến đi công tác dài ngày trên biển, đảo Trường Sa của Đoàn Nghệ thuật Hoa Ban Trắng đã khép lại, khi con tàu HQ936 cập cảng Cam Ranh (Khánh Hòa). Ngay trên boong tàu, Đại tá Nguyễn Văn Thắng, Trưởng đoàn công tác đã trao tặng Bằng khen của Quân chủng Hải quân ghi nhận cống hiến nghệ thuật của đoàn. Tôi biết, tình cảm của người lính, của nhân dân trên huyện đảo Trường Sa đã in đậm trong sâu thẳm tâm hồn những nghệ sĩ, diễn viên đến từ núi rừng Tây Bắc.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.