Gạc Ma nằm ở khu vực nào trong Quần đảo Trường Sa?
Tuesday, October 21, 2014 7:09 AM GMT+7
Đá Gạc Ma thuộc Nhóm đảo Sinh Tồn (thuộc khu vực phía Bắc Quần đảo Trường Sa), đây là bãi đá, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp, từ năm 1988, sau khi gây ra trận chiến Gạc Ma.

Hỏi: “Tôi thấy hiện nay Trung Quốc đang bất chấp luật pháp quốc tế, hút cát bồi đắp biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo đối với đá Gạc Ma và một số đá khác. Vậy Gạc Ma nằm ở vị trí nào và toàn bộ quần đảo Trường Sa có bao nhiêu nhóm đảo chính?- Nguyễn Duy Hùng, nguyenduyhung23… @gmail.com

 

Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin về biển đảo, chủ quyền biển đảo Việt Nam, Báo điện tử Infonet mở mục “Mỗi ngày một câu hỏi về biển đảo”. Chuyên mục sẽ phần nào giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của quý độc giả. Mọi câu hỏi về biển đảo Việt Nam xin gửi về hoidapbiendao@infonet.vn.

Trả lời: Đá Gạc Ma thuộc Nhóm đảo Sinh Tồn (thuộc khu vực phía Bắc Quần đảo Trường Sa), nhóm đảo này nằm ở phía nam nhóm đảo Nam Yết, gồm đảo Sinh Tồn và đá Sinh Tồn Đông, đá Nhạn Gia, đá Bình Khê, đá Ken Nan, đá Tư Nghĩa, đá Bãi Khung, đá Đức Hòa, đá Ba Đầu, đá An Bình, đá Bia, đá Văn Nguyên, đá Phúc Sỹ, đá Len Đao, đá Gạc Ma, đá Cô Lin, đá Nghĩa Hành, đá Tam Trung, đá Sơn Hà. Năm 1988, Trung Quốc dùng vũ lực gây ra trận chiến Gạc Ma chiếm đóng bất hợp đá này. Từ đó đến nay, gần đây nhất Trung Quốc đã hút cát bồi đắp biến đá ngầm này thành đảo nổi nhân tạo một cách trái phép. Việc làm của Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC, đồng thời xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảoTrườnng Sa.

Việc làm này của Trung Quốc chứa đựng nhiều ý đồ, toan tính nguy hiểm, nhằm thôn tính, độc chiếm Biển Đông.

Ý thứ 2, căn cứ vào cuốn “100 câu hỏi- đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” của Ban Tuyên giáo Trung ương, do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông ấn hành, Quần đảo Trường Sa được chia thành 8 nhóm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên. Song Tử Tây là đảo cao nhất (khoảng 4 6m lúc thủy triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất (0,6 km2).

1. Nhóm đảo Song Tử gồm đảo Song Tử Đông, Song Tử Tây, bãi Đá Bắc, bãi Đá Nam, bãi cạn Đinh Ba, bãi cạn Núi Cầu. Hai hòn đảo (Song Tử Đông và Song Tử Tây) nằm ở cực Bắc của quần đảo Trường Sa, ngang vĩ độ với Phan Rang (Ninh Thuận). Trên đảo có những cây cao trung bình, nhiều phân chim có thể chế biến thành phân bón, vòng quanh hai đảo này về phía đông và nam chừng 5 hải lý có nhiều mỏm đá ngầm. Rong biển mọc nhiều ở đây.

Song Tử Đông có hình dáng hơi tròn, diện tích 12,7 ha, dài 900 m, rộng 250 m, cao độ 3 m, có nhiều bãi cát và san hô xung quanh, nhiều cây cối. Song Tử Tây hình lưỡi liềm, nhỏ hơn Song Tử Đông, dài 700 m, rộng 300 m, có nước ngọt, có một vườn dừa và nhiều cây nhỏ. Có tháp ra-đa thời Việt Nam Cộng hòa.

2. Nhóm đảo Thị Tứ nằm ở phía Nam nhóm đảo Song Tử, gồm đảo Thị Tứ và các bãi đá (Hoài An, Tri Lễ, Cái Vung, Xu Bi, Vĩnh Hảo).

Đảo Thị Tứ hình bầu dục, rộng 550 m, dài 700 m, có giếng nước ngọt. Trên đảo có các loại cây: mù u, bàng, nhiều cây leo chằng chịt. Quanh đảo có nhiều bãi đá ngầm và rong biển.

3. Nhóm đảo Loại Ta nằm ở phía đông nhóm đảo Thị Tứ, gồm đảo Loại Ta và cồn san hô Lan Can (hay An Nhơn), đá An Lão, bãi Đường, bãi An Nhơn Bắc, bãi Loại Ta Bắc, bãi Loại Ta Nam, đảo Dừa và đá Cá Nhám. Đảo hình tròn, đường kính 300 m, cao khoảng 2 m, trên đảo có nhiều cây lớn. Vòng quanh đảo có nhiều bãi cát trắng tạo nên phong cảnh đẹp, có giếng nước ngọt nhưng rất nước.

4. Nhóm đảo Nam Yết nằm ở phía nam nhóm đảo Loại Ta, gồm đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đảo Ba Bình, bãi Bàn Than, đá Núi Thị, đá Én Đất, đá Lạc, đá Gaven, đá Lớn, đá Nhỏ, đá Đền Cây Cỏ.

Nam Yết là hòn đảo cao nhất của quần đảo, lớn thứ hai sau đảo Ba Bình, ở phía Nam của nhóm đảo, hình chữ C, dài khoảng 700 m, rộng 250 m, cao khoảng gần 5 m. Trên đảo có nhiều loại cây và nhiều giống cây cỏ có gai vùng nhiệt đới. Quanh đảo có vòng san hô và bãi đá ngầm.

Đảo Sơn Ca có hình giống chữ C, dài 391 m, rộng 156 m, cao 3 m.

Đảo Ba Bình được xem là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thấp hơn đảo Nam Yết một chút.

Nhìn chung nhóm đảo này có điều kiện sinh hoạt tốt. Phía Tây Nam nhóm Nam Yết có đá Chữ Thập, đây là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25 km, rộng tối đa 6 km.

5. Nhóm đảo Sinh Tồn nằm ở phía nam nhóm đảo Nam Yết, gồm đảo Sinh Tồn và đá Sinh Tồn Đông, đá Nhạn Gia, đá Bình Khê, đá Ken Nan, đá Tư Nghĩa, đá Bãi Khung, đá Đức Hòa, đá Ba Đầu, đá An Bình, đá Bia, đá Văn Nguyên, đá Phúc Sỹ, đá Len Đao, đá Gạc Ma, đá Cô Lin, đá Nghĩa Hành, đá Tam Trung, đá Sơn Hà.

6. Nhóm đảo Trường Sa nằm ở phía nam và tây nam của cụm Sinh Tồn, trải dài theo chiều ngang, gồm đảo Đá Lát, Trường Sa, đảo Đá Đông, đảo Trường Sa Đông, đảo Phan Vinh (Hòn Sập) và đá Châu Viên, đá Tốc Tan, đá Núi Le, đá Tiên Nữ. Đảo lớn nhất là đảo Trường Sa, có dạng hình tam giác cân mà đáy hơi chệch về phía bắc. Nhóm đảo không có cây lớn, nhiều nhất là nam sâm, có dược tính, các loại rau sam, muống biển. Có loại chim hải âu trắng, sơn ca, chim én. Có giếng nước ngọt song lại có mùi tanh của san hô.

7. Nhóm đảo An Bang nằm phía nam nhóm đảo Trường Sa gồm có đảo An Bang, bãi Đất, bãi Đinh, bãi Vũng Mây, bộ Thuyền Chài, bãi Trăng Khuyết, bãi Kiệu Ngựa, và đá Ba Kè, đá Hà Tần, đá Tân Châu, đá Lục Giang, đá Long Hải, đá Công Đo, đá Kỳ Vân, đá Hoa Lau.

An Bang là đảo duy nhất giống như một cái túi, đáy nằm ở phía đông và miệng thắt lại ở phía tây. Đảo tương đối nhỏ và dài, chỉ rộng 20 m lúc nước ròng.

8. Nhóm đảo Bình Nguyên nằm ở phía đông gồm đảo Bình Nguyên, đảo Vĩnh Viễn, đá Hoa, đá Đích-kin-xơn, đá Đin, đá Hàn Sơn, đá Pét, đá Vành Khăn, cồn san hô Giắc-xơn, bãi Cỏ Mây, bãi cạn Suối Ngà, đá Bốc Xan, bãi cạn Sa Bin, đá Hợp Kim, đá Ba Cờ, đá Khúc Giác, đá Bá, đá Giò Gà, đá Chà Và, bãi Mỏ Vịt, bãi cạn Nam, bãi Nâu, bãi Rạch Vang, bãi Rạch Lấp, bãi Na Khoai. Đảo Vĩnh Viễn dài chừng 580 m, cao khoảng 2 m. Đảo Bình Nguyên thấp hơn, hẹp bề ngang.

DANH SÁCH VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CÁC ĐẢO, ĐÁ, BÃI CỦA QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

 

STT

Tên gọi

Tọa độ địa lý

Vĩ độ Bắc

Kinh độ Đông

1

Đá Bắc

11°28,0

114°23,6

2

Đảo Song Tử Đông

11°27,4

114°21,3

3

Đảo Song Tử Tây

11°25,9

114°19,8

4

Đá Nam

11°23,3

114°17,9

5

Bãi Đinh Ba

11°30,1

114°38,8

6

Bãi Núi Cầu

11°21,0

114°3,7

7

Đá Vĩnh Hảo

11°05,6

114°22,5

8

Đá Tri Lễ

11°04,5

114°15,4

9

Đá Hoài Ân

11°03,7

114°13,3

10

Đá Trâm Đức

11°03,5

114°19,4

11

Đảo Thị Tứ

11°03,2

114°17,1

12

Đá Cái Vung

11°02,0

114°10,5

13

Đá An Lão

11°09,1

114°47,9

14

Bãi Đường

11°01,3

114°41,8

15

Đảo Bến Lạc

11°04,7

115°01,2

16

Đèn biển Song Tử Tây

11°25,7

114°19,8

17

Đá Đền Cây Cỏ

10°15,4

113°36,6

18

Đá Lớn

10°03,7

113°51,1

19

Đá Xu Bi

10°55,1

114°04,8

20

Bãi Loại Ta Nam

10°42,1

114°19,7

21

Đảo Loại Ta Tây

10°43,5

114°21,0

22

Đảo Loại Ta

10°40,5

114°25,4

23

Đá Sa Huỳnh

10°40,7

114°27,6

24

Đá An Nhơn Nam

10°41,4

114°29,7

25

Đá An Nhơn

10°42,8

114°31,9

26

Đá An Nhơn Bắc

10°46,4

114°35,4

27

Đá Cá Nhám

10°52,8

114°55,3

28

Đá Tân Châu

10°51,5

114°52,5

29

Đá Ga Ven

10°12,7

114°13,4

30

Đá Lạc

10°09,9

114°15,1

31

Đảo Nam Yết

10°10,9

114°21,6

32

Đảo Ba Bình

10°22,8

114°21,8

33

Đá Bàn Than

10°23,3

114°24,7

34

Đảo Sơn Ca

10°22,6

114°28,7

35

Đá Núi Thị

10°24,7

114°35,2

36

Đá Én Đất

10°21,3

114°41,8

37

Đá Nhỏ

10°01,5

114°01,4

38

Đá Long Hải

10°11,5

115°18,0

39

Đá Lục Giang

10°15,2

115°22,1

40

Đảo Bình Nguyên

10°49,2

115°49,8

41

Đảo Vĩnh Viễn

10°44,2

115°48,5

42

Cụm Hải Sâm

10°29,8

115°45,7

43

Đá Hoa

10°32,0

115°44,1

44

Đá Triêm Đức

10°32,1

115°47,7

45

Đá Ninh Cơ

10°29,9

115°42,6

46

Đá Hội Đức

10°27,7

114°43,9

47

Đá Định Tường

10°27,5

115°47,2

49

Đá Hơp Kim

10°48,5

116°05,5

50

Đá Ba Cờ

10°43,0

116°10,0

51

Đá Khúc Giáp

10°37,1

116°10,3

52

Đá Trung Lễ

10°57,9

116°25,3

53

Đá Mỏ Vịt

10°53,7

116°26,3

54

Đá Cỏ My

10°47,3

116°41,3

55

Đá Gò Già

10°48,6

116°51,5

57

Đá Chà Và

10°32,8

116°56,2

58

Đá Tây Nam

10°18,8

116°29,7

59

Đá Phật Tự

10°07,0

116°08,8

60

Bãi Hải Yến

10°35,2

116°59,9

61

Đá Chữ Thập

9°39,8

112°59,0

62

Đá Núi Mon

9°12,7

113°39,9

63

Đá Cô Lin

9°46,4

114°15,2

64

Đá Gạc Ma

9°43,2

114°16,6

65

Đá Tam Trung

9°50,2

114°16,1

66

Đá Nghĩa Hành

9°51,3

114°16,6

67

Đá Sơn Hà

9°52,9

114°18,2

68

Đảo Sinh Tồn

9°53,2

114°19,7

69

Đá Nhạn Gia

9°53,9

114°20,6

70

Đá Bình Khê

9°54,0

114°23,1

71

Đá Ken Nam

9°53,7

114°25,6

72

Đá Văn Nguyên

9°50,1

114°27,3

73

Đá Phúc Sỹ

9°48,0

114°23,8

74

Đá Len Đao

9°46,8

114°22,2

75

Đá Trà Khúc

9°41,5

114°21,3

76

Đá Ninh Hòa

9°51,1

114°29,2

77

Đá Vị Khê

9°51,7

114°33,0

78

Đá Bia

9°52,2

114°30,5

79

Đá Tư Nghĩa

9°55,1

114°30,9

80

Đảo Sinh Tồn Đông

9°54,3

114°33,7

81

Đá An Bình

9°54,5

114°35,7

82

Đá Bình Sơn

9°56,2

114°31,2

83

Đá Bãi Khung

9°58,0

114°33,7

84

Đá Đức Hòa

9°58,8

114°35,3

85

Đá Ba Đầu

9°59,3

114°39,0

86

Đá Suối Ngọc

9°22,9

115°26,5

87

Đá Vành Khăn

9°54,3

115°32,3

88

Bãi Cò Mây

9°44,5

115°52,0

89

Bãi Suối Ngà

9°19,1

11°56,2

90

Đá Long Điền

9°36,3

116°10,3

91

Bãi Sa Bin

9°44,7

116°30,0

92

Bãi Phù Mỹ

9°10,1

116°28,1

93

Bãi Đồi Mồi

9°02,3

116°40,2

94

Bãi Cái Mép

9°27,2

116°55,6

95

Đá Bồ Đề

9°31,4

116°23,2

96

Đá Lát

8°40,7

111°40,2

97

Đảo Trường Sa

8°38,8

111°55,1

98

Bãi Đá Tây

8°51,5

112°13,1

99

Đảo Trường Sa Đông

8°56,1

112°20,9

100

Bãi ngầm Chim Biển

8°09,0

111°58,0

101

Bãi ngầm Mỹ Hải

8°33,6

111°28,0

102

Cảng biển Trường Sa Lớn

8°38,6

111°55,0

103

Đèn biển Đá Lát

8°40,0

111°39,8

104

Đèn biển Đá Tây

8°50,7

112°11,7

105

Đá Đông

8°49,7

112°35,8

106

Đá Châu Viên

8°51,9

112°50,1

107

Bãi đá Thuyền Chài

8°11,0

113°18,6

108

Đảo Phan Vinh

8°58,1

113°41,9

109

Bãi đá Tốc Tan

8°48,7

113°59,0

110

Đá Kỳ Vân

8°00,5

113°55,0

111

Đá Núi Le

8°42,6

114°11,1

112

Đá Tiên Lữ

8°51,3

114°39,3

113

Đá Én Ca

8°05,6

114°08,3

114

Đá Sâu

8°07,0

114°34,4

115

Đá Gia Hội

8°10,5

114°42,7

116

Đá Gia Phú

8°07,4

114°48,3

117

Đá Công Đo

8°21,5

115°13,4

118

Bãi ngầm Ngũ Phụng

8°27,0

115°09,6

119

Đèn biển Tiên Ngữ

8°52,0

114°39,0

120

Bãi Trăng Khuyết

8°53,7

116°17,1

121

Bãi ngầm Tam Thanh

8°30,5

115°32,0

122

Bãi ngầm Khánh Hộ

8°29,0

115°56,0

123

Đảo An Bang

7°53,8

112°55,1

124

Đá Suối Cát

7°38,6

113°48,5

125

Đá Kiệu Ngự

7°39,0

113°56,8

126

Đá Hoa Lau

7°24,1

113°50,2

127

Đèn biển An Bang

7°52,2

112°54,2

128

Bãi cạn Kiệu Ngựa

7°44,3

114°15,9

129

Đá Vĩnh Tường

7°11,0

114°49,0

130

Bãi ngầm Nguyệt Sương

9°32,0

112°25,0

131

Bãi cạn Đồ Bàn

10°44,0

117°18,3

132

Bãi cạn Rạch Vang

11°04,0

117°16,5

133

Đá Vĩnh Hợp

11°04,5

117°01,7

134

Bãi Cỏ Rong

11°28,5

116°22,1

135

Đá Đồng Thanh

11°55,5

116°47,0

136

Bãi Tổ Muỗi

11°28,9

116°12,5

137

Bãi cạn Na Khoai

10°20,5

117°17,7

138

Đá Sác Lốt

6°56,5

113°34,5

 

 Hồng Chuyên (chọn đăng)

Theo Infonet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.