Thiêng liêng những viên đá chủ quyền
06 Tháng Chín 2011 9:42 SA GMT+7
Cách đây dăm năm, "lão thần đồng thơ" Trần Đăng Khoa - khi ấy là Vụ trưởng, Trưởng ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam, có tặng tôi cuốn Đảo chìm, viết năm 2000. Ông hóm hỉnh "ghi chú" rằng: "Chú đọc hết được thì tốt, không thì chỉ cần đọc nửa cuốn thôi cũng được".
1. Cách đây dăm năm, "lão thần đồng thơ" Trần Đăng Khoa - khi ấy là Vụ trưởng, Trưởng ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam, có tặng tôi cuốn Đảo chìm, viết năm 2000. Ông hóm hỉnh "ghi chú" rằng: "Chú đọc hết được thì tốt, không thì chỉ cần đọc nửa cuốn thôi cũng được". Nguyên do là, cuốn sách có hai phần, phần về chuyến đi của ông ra quần đảo Trường Sa vốn đã nhiều người biết và phần là những câu chuyện làng quê, xóm giềng, nhân tình thế thái. Ý của "lão thần đồng" là, chí ít cũng nên đọc phần về chuyến đi đáng nhớ của ông ra quần đảo Trường Sa.
Quả thực, như nhiều người, tôi rất ấn tượng với "Đảo chìm". Sau này, đôi lần nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng kể lại câu chuyện xúc động giữa chàng lính trẻ với Tư lệnh Hải quân - Đô đốc Giáp Văn Cương đi cùng chuyến ấy. Rằng, cậu lính trẻ xứ Nghệ xin vị Tư lệnh một cái xẻng, cẩn thận lấy cán xẻng bẩy từng tảng đá san hô chìm sâu dưới nước, rồi lụi cụi khuân lên, đắp quanh chân đảo. Cậu bảo, đó là "buông neo cho đất nước khỏi bị trôi dạt", để "mở mang bờ cõi".
2. Chúng tôi có chuyến ra Trường Sa đầu tháng 4 năm 2011. Trường Sa giờ đã khác xưa nhiều. "Đảo chìm" năm nào nhà thơ Trần Đăng Khoa mô tả, giờ không còn "chìm" nữa. Đó là những nhà công vụ kiên cố, có điện sinh hoạt từ năng lượng mặt trời. Sóng phát thanh, truyền hình, Internet vươn ra đảo, giúp chuyển tải thông tin kinh tế - xã hội của đất nước tới cán bộ, chiến sỹ. Rồi rau xanh, bất chấp nắng gió giữa biển khơi, cứ vươn mầm trổ lá. Đó là những cột mốc chủ quyền kiêu hãnh của Tổ quốc trên biển Đông.
Cùng đi với tôi trên tàu HQ 957 ra Trường Sa, TS. Phạm Minh Sơn, Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) luôn nâng niu bên mình những bọc giấy nhỏ - những viên đá mang từ đất liền với những dòng chữ nhắn nhủ tới quân và dân quần đảo Trường Sa. Trên đảo Đá Lát, anh cùng Thượng úy cơ yếu Nguyễn Văn Doanh ra sát mép nước, cẩn thận thả những viên đá xuống chân đảo.

"Biết tôi đi Trường Sa, cán bộ, sinh viên viết thư, gửi quà, tặng phẩm cho các chiến sỹ, trong đó có những viên đá này. Đến mỗi hòn đảo, tôi cùng các chiến sỹ thả đá xuống chân đảo, với ý nghĩa gửi gắm tình cảm từ đất liền, cũng là để góp một viên đá cho sự vững chắc của các đảo giữa biển khơi, góp phần củng cố chủ quyền đất nước", TS. Sơn tâm sự.

 

3. Mới đây, Thủ đô Hà Nội tiếp nhận 33 tấm đá san hô được lấy từ 33 đảo lớn, nhỏ của quần đảo Trường Sa, do Bộ Tư lệnh Hải quân và nhân dân huyện đảo Trường Sa trao tặng. Đó là những tấm đá san hô mang sức sống bền bỉ, mãnh liệt, thấm bao sóng gió, bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt Nam để bảo vệ chủ quyền và sự bình yên biển, đảo của Tổ quốc.
Những viên đá từ đất liền ra đảo. Những viên đá từ đảo mang sóng gió Trường Sa về mỗi miền quê Việt Nam. Giữa hai đầu của hành trình ấy là tình cảm, ý chí, quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển được của mỗi người dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, sẵn sàng làm tất cả để giữ vững biển đảo Trường Sa, giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ đi trước.
4. Nhớ lại, trong số những viên đá nhỏ bé TS. Sơn mang theo, có một viên không ghi tên trường, lớp, chỉ ghi vài nét nguệch ngoạc: "Phạm Minh Khoa - Trường Sa - Việt Nam 2011". Thì ra, đó là của cậu con trai mới lên 6 tuổi của TS. Sơn. Khi thấy bố đi tìm đá, cậu cũng nhất định tìm lấy vài viên vừa ý, viết mấy chữ gửi bố mang ra cho các chú hải quân, để "cho con cùng các chú hải quân giữ chủ quyền".
Lại nhớ, hôm từ Trường Sa về, nhiều người trong đoàn chúng tôi chia sẻ với những người thân ở đất liền những viên đá, con ốc hay nhánh san hô lấy từ Trường Sa, coi đó như món quà quý. Ông cụ hàng xóm, năm nay đã ngoài 80 tuổi, xúc động cầm viên đá nhỏ tôi lấy từ đảo Trường Sa Lớn, run run đặt vào tủ kính.

Mới hay, viên đá chủ quyền thiêng liêng nhất chính là niềm tin, là ý chí giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc của mỗi người con đất Việt.

Huy Hào

(Theo baodautu)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.