Khắc phục tình trạng ăn xổi, ở thì
Monday, September 19, 2011 6:50 AM GMT+7
Biển, đảo Việt Nam có những thắng cảnh xếp vào hàng đẹp nhất châu Á, được công nhận là di sản, khu bảo tồn thiên nhiên của thế giới. Điều đáng tiếc là nguồn tài nguyên này đang bị băm nát nhằm khai thác những lợi ích trước mắt, vừa lãng phí, vừa không đảm bảo được sự phát triển bền vững…

Đó là những thông tin nổi bật tại toạ đàm “Du lịch biển – đảo: khai thác và bảo tồn” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức ngày 17.9.2011.

Bà Nguyễn Thị Minh Phương, phó giám đốc công ty du lịch Đồng Thuận (Ninh Thuận) mô tả hình ảnh không ít khách nước ngoài phải thẫn thờ thốt lên “đẹp quá” khi đi dọc bờ biển Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, phó phòng Inbound công ty du lịch Hoàn Mỹ lại mô tả hình ảnh vị khách hốt hoảng chạy trở lại xe khi vừa bước xuống điểm dừng chân vì mùi, rác, bịch nilông…

Sự tương phản kể trên phần nào nói lên thực trạng khai thác và bảo tồn giá trị du lịch biển đảo Việt Nam.

Đầu tư chỉ để ăn nhanh

“Manh mún, dàn trải, tầm nhìn ngắn, bầy đàn a dua, tầm nhìn ngắn dẫn đến nghèo nàn sản phẩm…” là nhận xét của tiến sĩ Hà Văn Siêu, viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam về việc đầu tư cho du lịch biển, đảo.

Theo ông Siêu, nhà đầu tư muốn ăn nhanh chỉ biết xây dựng khu nghỉ dưỡng ở nơi có biển, còn những điều kiện để phát huy các giá trị cảnh quan, di tích, di sản, đời sống dân cư gắn với hình thành những sản phẩm du lịch thì hầu như không ai đầu tư.

Cũng chưa có đầu tư căn cơ khơi nguồn khách ban đầu. Giá trị chuyến đi phải là tổng thể: sự mến khách, cảnh quan, môi trường, hài hoà các hoạt động của khách…

Vài năm gần đây, Khánh Hoà, Bình Thuận có lượng khách Nga mỗi năm sang lưu trú dài ngày một tăng là do du khách tự chuyển hướng từ Thái Lan đi khám phá vùng biển mới, chứ chưa phải do tiếng vang sản phẩm du lịch biển Việt Nam.

Các đầu tư như vậy còn làm lãng phí tài nguyên. Ông Trần Thế Dũng, phó giám đốc công ty Thế Hệ Trẻ, nhận xét: “Biển, đảo gắn với rừng, nhưng rất nhiều cánh rừng đẹp gắn với biển đảo chưa được đầu tư khai thác”. Còn ông Lê Ngọc Tú, khu du lịch Hồ Tràm cho rằng: “Mặt tiền biển bị chiếm hết thì cánh rừng bên cạnh trở thành phế thải vì có muốn làm khách sạn ở rừng cũng không được vì khách lưu trú tại đây không có đường xuống biển...

Thiếu căn cơ quy hoạch và hạ tầng

Ông Trần Đạt Duy, phó chủ tịch hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long cho rằng quy hoạch phải từ Trung ương, chứ không thể giao địa phương vì địa phương tầm nhìn, nguồn lực không đủ, lại muốn khai thác ngay trước mắt nên thường giao việc đầu tư cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thì chỉ biết khai thác cảnh quan có sẵn để nhanh chóng thu lợi, không mấy quan tâm đầu tư cho lâu dài và lấy hết tầm nhìn biển của cư dân.

Nhìn lại nhiều bãi biển đã được giao cho doanh nghiệp đầu tư, ông Duy phân tích: “Cái được rất nhỏ. Những bãi trường, bãi thẳng dứt khoát không thể giao cho doanh nghiệp mà cần quy hoạch cho công cộng”.

Còn ông Siêu cho rằng, trong năm đường vận chuyển: hàng không, đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, Việt Nam chỉ có hai đường là hàng không, đường bộ. Khách du lịch bằng đường biển đến từ các tàu năm sao thì vì chưa có nhiều dịch vụ đáp ứng nên chủ yếu chỉ thu được tiền… visa. Thiếu những cảng biển du lịch, dịch vụ để khai thác loại du khách này.

Theo ông Duy, không thể lấy cảng hàng hoá để đón tàu du lịch bởi sẽ không hay chút nào khi không có khu vực làm thủ tục hải quan riêng cho du khách, không thể để du khách thấy không an toàn khi họ phải bước lên những nơi có cần cẩu bốc hàng.

Khu bảo tồn cũng chịu áp lực

Ở góc độ người làm công tác bảo tồn biển, ông Trương Kỉnh, giám đốc ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang cho biết, hiện nay, trong nước đã có sáu khu bảo tồn biển là: vịnh Nha Trang, Cù lao Chàm, Phú Quốc, Cồn Cỏ, Núi Chúa và Cù lao Câu. Ngành du lịch khai thác nhưng đóng góp cho hoạt động bảo tồn biển rất ít. Quy hoạch trên không gian vịnh Nha Trang chưa rõ nơi nào làm du lịch, nơi nào làm bảo tồn, cũng là trở ngại của việc bảo tồn.

Hoạt động du lịch hiện nay tác động đến môi trường biển. Tàu thuyền chở khách du lịch hiện vẫn xả thẳng chất thải xuống biển.

Các khu bảo tồn biển đều đang chịu áp lực lớn từ sự phát triển du lịch. Khi đưa ra quyết định cho đầu tư du lịch, địa phương không giám sát quá trình đầu tư chặt chẽ. Hòn Mun trong khu bảo tồn vịnh Nha Trang ba năm qua chịu áp lực khách rất đông, có ngày lên tới 1.500 người. Ban quản lý đã đề xuất UBND tỉnh có những khu khác để giảm áp lực lên Hòn Mun nhưng chưa được đáp ứng. Việc cấp phép hoạt động lặn biển, điểm được lặn hoàn toàn không phù hợp. Năm 2001, khi bắt đầu thực hiện bảo tồn biển vịnh Nha Trang, chỉ có năm câu lạc bộ bơi lặn, đến giờ có 12 câu lạc bộ bơi lặn tập trung lên Hòn Mun – vùng lõi khu bảo tồn biển.

Theo ông Hoàng Văn Quý, trưởng phòng kinh doanh công ty VNTourist, xu hướng của khách Nhật nghỉ dưỡng là chính nhưng họ vẫn thích tìm đến những điểm du lịch biển gắn với di sản thế giới, những nơi cổ xưa, khu bảo tồn chứ không quan tâm nơi mua sắm, resort sang trọng. Doanh nghiệp phải biết nắm bắt xu hướng, tâm lý ấy để đầu tư, xem cái nào cần đầu tư khai thác, cái nào bảo tồn để làm điểm nhấn quan trọng trong thu hút du lịch và tạo sự khác biệt du lịch biển đảo Việt Nam với các nước trong khu vực.

Các đại biểu không nói nhiều về giải pháp, vì xem ra, chính những thông tin phân tích thực trạng, đã tự nó nói lên giải pháp cần thiết.

Các Ngọc – Bích Nga (SGTT)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.