Huyền thoại đường trên biển - Kỳ 5: Những vị khách đặc biệt
29 Tháng Chín 2011 10:22 SA GMT+7
14 năm hoạt động (từ 1961 - 1975), trên các chuyến đi “xẻ dọc biển Đông” của những con tàu không số còn có hàng ngàn vị khách, đó là các sĩ quan quân đội đi chiến trường; cán bộ các bộ, ngành, hội đoàn đi xây dựng vùng giải phóng.

Trong số hàng ngàn người đó, có những vị khách rất đặc biệt:  Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh và bà Nguyễn Thụy Nga (tức Bảy Vân, người vợ miền Nam của ông Lê Duẩn). Ngoài ra còn có bác sĩ Bảy Thủ, Bộ trưởng Bộ Y tế Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam; Nguyễn Thiện Thành, giáo sư - bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất... Các vị khách đặc biệt này đi vào Nam bằng tàu không số, trong thời gian biển Đông bị tàu chiến, máy bay Hạm đội 7 của Mỹ và hải quân Sài Gòn phong tỏa dữ dội nhất.

Có lẽ người  phụ nữ Việt Nam vào Nam bằng tàu không số sớm nhất là bà Nguyễn Thụy Nga, lên đường vào ngày 5.1.1965.

Chuyến tàu không số ấy mang bí danh 69 do thuyền trưởng Nguyễn Hữu Phước quê ở Long Thạnh, Bạc Liêu chỉ huy. Đi cùng bà Nguyễn Thụy Nga còn có 4 đại tá quân đội và nhiều tấn vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam. Lịch trình là 7 ngày, nhưng lệnh từ trung ương là nếu Hạm đội 7 Mỹ chặn đường thì phải quay lại. Đã 3 lần chỉ huy sở gọi lại, nhưng may chỉ phải dừng ở đảo Hải Nam  một lần. Sau chuyến đi nhiều sóng gió, tàu đã cập bến an toàn.

Theo ấn phẩm Lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển sắp xuất bản, ngày  9.7.1973, tàu chở ông Sáu Dân (Võ Văn Kiệt), lúc đó là Bí thư Khu ủy Quân khu 9, từ miền Bắc trở lại Nam Bộ. Sau khi được tàu của Đoàn 125 chở từ Hải Phòng sang đảo Hải Nam, ông Sáu Dân chuyển sang chiếc thuyền đánh cá SG159 của Đoàn 371 do Thôi Văn Nam làm thuyền trưởng. Vì chở “khách đặc biệt” nên trong chuyến này có cả Tư Mau, Đoàn trưởng 371, cùng đi. Tới vùng biển Cam Ranh  thì thuyền bị rò nước  phải ghé vào Cà Ná để sửa chữa. Trong vai  một thương gia ở miền Nam, ông Sáu Dân cùng “đội thuyền đánh cá” có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, nên sau khi sửa xong, con tàu tiếp tục hành trình về cập bến Vàm Hố ở Cà Mau an toàn.

 

Ông Lê Đức Anh tại Lộc Ninh (thứ hai từ phải sang) - Ảnh: Tư liệu

Cuối tháng 11.1973, Đoàn 371 được giao nhiệm vụ chở ông Sáu Nam (tức Lê Đức Anh), lúc đó là Tư lệnh Quân khu 9, từ Nam Bộ ra miền Bắc công tác. Đây là một chuyến đi vô cùng gian khổ và trắc trở, suýt không thành.

Để an toàn, Đoàn 371 đã bố trí hai con tàu cùng đi, do Đoàn trưởng Tư Mau trực tiếp chỉ huy, ông Lê Đức Anh đóng vai người phụ bếp. Thuyền SG159 chở ông Lê Đức Anh và Tư Mau do thuyền trưởng Thôi Văn Nam điều khiển. Thuyền SG158 làm nhiệm vụ hộ tống do Nguyễn Sơn làm thuyền trưởng cùng với 5 thuyền viên. 18 giờ ngày 26.11, hai thuyền rời bến Vàm Hố (Cà Mau) ra khơi. Đêm đến, gặp sóng gió lớn, thuyền SG159 bị sự cố nước tràn vào nhiều. Để đảm bảo an toàn, Tư Mau báo cáo và đề nghị ông Lê Đức Anh chuyển sang tàu SG158. Còn Đoàn trưởng Tư Mau ở lại thuyền cùng anh em vừa bơm vừa tát nước ra. Trưa ngày 27.11, khi thuyền ở ngoài khơi tỉnh Trà Vinh, mọi người thấm mệt, nước vào ngày càng nhiều. Không thể khắc phục được, Đoàn trưởng Tư Mau đành ra hiệu cho  tàu của Nguyễn Sơn cập mạn để mọi người chuyển qua thuyền SG158. Còn thuyền SG159 không người lái, nước vào đầy, chìm dần xuống biển. Thuyền SG158 cũng bị rò nước, nhưng ít hơn. Người thì đông mà thuyền chỉ có một chiếc. Chi bộ hội ý quyết định 5 người ở lại, những anh em khác tiếp tục đưa ông Lê Đức Anh ra Bắc. Thế là phải ghé vào bãi ngang Long Hải (Vũng Tàu) để sửa chữa thuyền và đưa bớt người lên bờ.

Ngày 3.12.1973, một cán bộ của đoàn là Ba Tam phản bội, chỉ điểm cho địch đến phá tan các cơ sở hoạt động công khai của Đoàn 371. Ba Tam còn khai với địch là tàu của Công ty Việt Long (vỏ bọc của Đoàn 371) đang chở ông Sáu Nam và Tư Mau ra biển. Hơn trăm người bị bắt, địch thu giữ toàn bộ nhà, xe, tài  sản của Đoàn 371 ở Sài Gòn. Nhằm tìm ra tung tích của Tư Mau và Sáu Nam, địch tra tấn anh em rất dã man. Không ai dặn trước, tất cả đều khai là Tư Mau và Sáu Nam đi về miền Tây Nam Bộ để đánh lừa sự truy tìm của địch. Sau đó, khi biết là thuyền của ta ra Bắc, địch cho tàu hải quân chặn bắt thuyền chở “đầu sỏ Việt Cộng”, nhưng đã muộn. Lúc đó, ngày 6.12.1973, thuyền chở ông Sáu Nam đã đến ngang Nha Trang, cách đất liền 170 hải lý. 17 giờ ngày 8.12, SG158 tới cảng Hậu Thủy, Hải Nam, Trung Quốc. Ngày 11.12, tàu của hải quân đưa ông Sáu Nam và Tư Mau về miền Bắc Việt Nam trong sự vui mừng, xúc động của mọi người. Trước đó, không  bắt được liên lạc, nên mọi người cứ nghĩ sau vụ phản bội của Ba Tam, thuyền chở Sáu Nam cũng đã bị bắt...

Ngô Minh

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.