Bất ngờ với hình ảnh mới nhất về "thủ phủ" của Trường Sa
Tuesday, May 19, 2015 10:17 AM GMT+7
Với những công trình quy mô như sân bay, Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ Trường Sa, Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, hải đăng... đảo Trường Sa xứng đáng là trung tâm của cả quần đảo thân yêu.

Nằm ở phía Nam quần đảo Trường Sa, đảo Trường Sa (thị trấn Trường Sa) cách Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) khoảng 254 hải lý. Ban đầu thổ nhưỡng trên đảo là cát san hô được phủ một lớp mùn mỏng. Lúc thủy triều xuống thấp nhất mặt đảo cao khoảng 3,4 m đến 5 m so với mực nước biển.

Trên đảo chỉ có nước lợ, nằm ở độ sâu khoảng 2 m, tuy nhiên đây đã là "ưu đãi" lớn của thiên nhiên so với nhiều đảo khác trong quần đảo Trường Sa. 

Đảo chỉ có hai mùa là mùa khô (từ tháng 2 đến tháng 5) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau).

Hiện đảo là Trung tâm hành chính của huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Trong những năm qua đây là địa chỉ quen thuộc của ngư dân các tỉnh ven biển Miền Trung mỗi khi đánh bắt xa bờ. Với vị trí thuận lợi của mình, đảo Trường Sa rất có triển vọng trở thành trung tâm cung ứng các dịch vụ về nghề cá, cảng biển.

Một số hình ảnh về đảo Trường Sa do PV Infonet ghi lại trong lần ra thăm mới đây.

Nhìn từ xa đảo Trường Sa nổi lên giữa biển khơi với những rặng cây xanh ngắt.
Với cầu cảng dài khoảng 100m, đây là hòn đảo duy nhất trong quần đảo mà các loại tàu trọng tải hàng ngàn tấn có thể cập bờ.
Đối diện với đường vào đảo là bia chủ quyền. Đây cũng là khu vực trung tâm diễn ra các hoạt động tập thể của quân và dân trên đảo.
Đối diện qua bên kia sân bay là Chùa Trường Sa.
Sân bay trên đảo Trường Sa.
Gần đó là Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là công trình do nhân dân tỉnh Nghệ An đóng góp, được trùng tu vào năm 2010, với kiến trúc đậm nét cổ truyền.
Quang cảnh phía trước Nhà tưởng niệm.
Cách đó không xa là Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ Trường Sa.
Đây là công trình được làm bằng những khối đá xanh lớn, có chiều cao 13m, với kiến trúc uy nghi, trang nghiêm.
Ngoài ra tại đây còn có những bức tranh cổ động và lá cờ tổ quốc rộng hàng trăm mét vuông tạo bằng gốm sứ.
Nằm ở phía Tây Bắc của đảo là ngọn hải đăng của đảo.
Đứng từ đây sẽ nhìn thấy toàn cảnh đảo Trường Sa với những mái ngói đỏ tươi, hay hàng cây xanh mát mắt.
Hiện tại nguồn điện của đảo chủ yến là điện gió và điện mặt trời. Trong ảnh là những tấm pin mặt trời gắn trên mái của trụ sở thị trấn Trường Sa, phía xa là các tuốc-bin gió.
Trên đảo hiện có nhiều hộ dân với hàng chục nhân khẩu. Trong ảnh là những căn nhà của các hộ dân trên đảo.
Con em của những hộ dân này hiện đang học tại Trường tiểu học thị trấn Trường Sa - một ngôi trường khang trang, đầy đủ cơ sở vật chất.
 
Sau mỗi buổi học các cháu lại tập trung đùa giỡn cùng nhau rất vui vẻ.
 
Những vật nuôi trên đảo.
Những sản vật từ biển được một công nhân trên đảo giữ lại để làm quà gửi về đất liền.
Một buổi tối giao lưu văn nghệ giữa quân và dân trên đảo với Đoàn văn công Quân khu 3.
Các chiến sĩ trẻ hào hứng nhảy cùng ca sĩ trong một ca khúc sôi động.
Một góc nhỏ bình yên trên đảo vào buổi tối.

 

Cổng ra vào đảo với lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo Infonet

 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.