Đà Nẵng: Nâng tầm lễ hội cầu ngư
Tuesday, September 08, 2015 12:57 AM GMT+7
Lễ hội cầu ngư tại Đà Nẵng là tín ngưỡng đặc trưng của văn hóa tâm linh miền biển. Vì thế, nâng tầm lễ hội cầu ngư không chỉ bảo tồn tín ngưỡng dân gian mang đậm chất nhân văn của người Việt mà còn là cơ hội phát huy giá trị văn hóa biển đảo.
Nâng tầm lễ hội cầu ngư không chỉ bảo tồn tín ngưỡng dân gian mang đậm chất nhân văn của người Việt mà còn là cơ hội phát huy giá trị văn hóa biển đảo.

Lễ hội cầu ngư tại Đà Nẵng là tín ngưỡng đặc trưng của văn hóa tâm linh miền biển. Vì thế, nâng tầm lễ hội cầu ngư không chỉ bảo tồn tín ngưỡng dân gian mang đậm chất nhân văn của người Việt mà còn là cơ hội phát huy giá trị văn hóa biển đảo.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng vừa tổ chức tọa đàm khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội cầu ngư ở Đà Nẵng”. Tại tọa đàm, các nhà nghiên cứu văn hóa đều cho rằng, lễ hội cầu ngư đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh của nhân dân, đặc biệt là các ngư dân đi biển. Đối với người Việt, từ thời vua Gia Long cá Ông đã được tôn thờ như một vị thần, và được ban sắc phong. Chính vì vậy, thờ cá Ông, những người đi biển đặt niềm tin tuyệt đối vào sự hiển linh của cá Ông khi họ gặp bất trắc. Đồng thời, các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa khác cũng đồng tình đề nghị nên phục dựng, tổ chức một lễ hội cầu ngư cấp thành phố vừa mang tính chất cầu ngư, cầu an, vừa vận động ngư dân ra khơi đánh bắt hải sản, bảo vệ ngư trường.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL nhấn mạnh: Việc nâng tầm lễ hội cầu ngư Đà Nẵng là điều cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với đời sống tinh thần của cư dân ven biển Đà Nẵng và đối với tình hình, bối cảnh hiện nay. Đồng thời, đề nghị Đà Nẵng sớm hoàn thiện hồ sơ khoa học trình Cục Di sản văn hóa xem xét. Khi hồ sơ hoàn thiện và đầy đủ khoa học, Cục Di sản văn hóa sẽ trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Theo thống kê, hiện tại Đà Nẵng có 12 lăng/miếu thờ cá Ông được phân bố chủ yếu tại các vùng ven biển Sơn Trà, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu (Đà Nẵng). Mỗi lăng/miếu là một công trình kiến trúc tín ngưỡng mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ cao, bố cục và đường nét thể hiện sinh động đặc tính của biển. Đa số các lăng/miếu hiện tại được xây dựng theo phong cách kiến trúc điển hình của thời Nguyễn.

Gắn liền với không gian văn hóa lăng/miếu thờ cá Ông là hoạt động lễ hội. Hằng năm, các làng ven biển này đều tổ chức lễ hội cầu ngư chu đáo, bài bản, giữ được truyền thống. Hiện Đà Nẵng còn duy trì được 12 lễ hội cầu ngư, hầu hết địa phương nào có lăng Ông thì nơi đó vẫn còn duy trì lễ hội. Qua các tài liệu thu thập, sưu tầm, hiện tại Đà Nẵng có bảy bản văn cúng cô hồn, chín bản nhạc lễ, sáu bản văn tế cầu an, cầu ngư, sáu bản hát bả trạo, cùng gần 600 ảnh khảo tả… được lưu truyền và phản ánh đậm nét văn hóa tâm linh miền biển./.
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.