Những thông tin xung quanh sự kiện tàu chiến Nhật Bản đến Cam Ranh
Thursday, April 14, 2016 7:54 AM GMT+7
Báo Nhật nhận định sự kiện này được cho là bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác quân sự giữa Nhật Bản và Việt Nam trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang gia tăng căng thẳng.

Hai tàu chiến Nhật Bản cập cảng Cam Ranh

Ngày 12/4, hai tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) đã đến cảng Cam Ranh Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến 15/4, với mục đích “tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị về quân sự với Việt Nam”.

Đây là lần đầu tiên hai tàu khu trục DD-109 JS Ariake và DD-156 JS Setogiri đến Việt Nam. Tàu do đại tá Morishita Haruhiko, Tư lệnh Biên đội tàu hộ vệ số 15 làm chỉ huy trưởng, cùng đi có 500 quan chức hải quân và thủy thủ của JMSDF.

Đây là chuyến thăm thứ hai của tàu hải quân nước ngoài - sau chuyến thăm đầu tiên vào ngày 17/3 của tàu RSS Endurance, mang số hiệu 207 của Hải quân Singapore - tới cảng quốc tế Cam Ranh, sau khi cảng này được khánh thành và chính thức đưa vào sử dụng vào ngày 8/3/2016.

Đây cũng là chuyến thăm thứ 2 của lực lượng phòng vệ Nhật Bản đến Việt Nam trong năm nay, sau chuyến thăm ba ngày đến thành phố thành phố cảng Đà Nẵng của 2 máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion, từ ngày 16 đến 18/2 vừa qua.

Tàu khu trục mang tên DD-109 JSNC Ariake có chiều dài 151 m, rộng 17,4 m, mớm nước 5,2 m, lượng giãn nước 5.200 tấn; còn tàu khu trục DD-156 JSVR Setogiri, có lượng giãn nước 3.550 tấn, chiều dài 137 m, rộng 14,6 m, mớn nước 4,5 m.

tau chien nhat ban den cam ranh buoc chuyen minh kiem che trung quoc
Hai tàu khu trục DD-109 JS Ariake và DD-156 JS Setogiri của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản cập Cảng quốc tế Cam Ranh.

 

Truyền thông Nhật bình luận về chuyến thăm Việt Nam

Bình luận về hành động của Trung Quốc ở trên Biển Đông, truyền thông Nhật Bản cho rằng, việc Bắc Kinh nêu yêu sách chủ quyền phi lý tới 90% diện tích Biển Đông đã bị hàng loạt nước ASEAN phản đối, thậm chí Philippines đã kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế.

Tờ Nikkei Asian Review nhận định, bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác quân sự giữa Nhật Bản và Việt Nam diễn ra trong bối cảnh tình hình căng thẳng liên tiếp gia tăng trên Biển Đông, với những hành động ngày càng ngang ngược và ngạo mạn của giới chức lãnh đạo Trung Quốc.

Thời gian qua, Bắc Kinh đã có hàng loạt hành động gây căng thẳng trên Biển Đông như kéo giàn khoan vào vùng chưa phân định chủ quyền hoặc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thay đổi hiện trạng các đảo, đá không người ở quần đảo Trường Sa để đòi chủ quyền phi pháp.

Báo Nhật cho rằng, bảo vệ chủ quyền chủ yếu dựa vào nội lực của chính mình, nhưng thực lực quân sự của các quốc gia Đông Nam Á không thể đối chọi với hải quân Trung Quốc, do đó, các nước này đang tìm kiếm thêm sức mạnh quốc tế, để ngăn chặn “lưỡi bò” tham lam của Bắc Kinh.

Nikkei phân tích, cảng Cam Ranh vừa có địa thế tự nhiên rất có lợi cho hoạt động quân sự, lại cận kề tuyến đường vận tải biển quốc tế trọng yếu, nên từ hàng trăm năm nay vịnh này luôn được hải quân các cường quốc như Nga, Mỹ… coi là “trung tâm dịch vụ hậu cần” quan trọng.

Sự hiện diện của chiến hạm các nước trên Biển Đông không phải nhằm mục đích giúp các nước khu vực này “đánh nhau với Trung Quốc”, nhưng số lượng lớn tàu chiến các cường quốc hải quân thế giới hoạt động thường xuyên ở đây, sẽ khiến Bắc Kinh không dám “làm liều” và buộc phải tự kiềm chế các hoạt động ngang ngược.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani Gen cũng từng tuyên bố, cùng với những nỗ lực của các nước ASEAN và bản thân Việt Nam, việc các tàu chiến nước này được phép sử dụng cảng Cam Ranh, sẽ góp phần “bảo vệ các tuyến hàng hải quốc tế, gìn giữ hòa bình và ổn định trên Biển Đông”.

tau chien nhat ban den cam ranh buoc chuyen minh kiem che trung quoc
Sự hiện diện của đông đảo chiến hạm các nước ở Cam Ranh sẽ góp phần kiềm chế hành động ngang ngược của Trung Quốc.

 

 

 

Quan điểm của Việt Nam về vấn đề sử dụng cảng Cam Ranh

Cam Ranh rất rộng lớn, có nhiều tiềm năng khai thác khác nên Việt Nam đã đầu tư xây dựng Cảng dịch vụ hậu cầna kỹ thuật để có thể đón tiếp các loại tàu nước ngoài, trong đó có cả tàu quân sự, tàu dân sự, hay thậm chí là các loại có lượng giãn nước khổng lồ như tàu sân bay của Mỹ.

Tuy nhiên, mọi tàu muốn vào Cam Ranh cần phải được sự chấp thuận của Việt Nam, đồng thời cũng phải chi trả phí dịch vụ một cách sòng phẳng. Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ hậu cần, bảo đảm cho tàu chiến của tất cả các nước, kể cả Trung Quốc, nếu họ có nhu cầu chính đáng.

Ngoài mục đích kinh tế, Cảng dịch vụ quốc tế Cam Ranh còn có vai trò khác. Sự ra đời của cảng dịch vụ này sẽ làm tăng tình hữu nghị giữa Hải quân Việt Nam và hải quân các nước trên thế giới, cũng như góp phần làm giảm căng thẳng tiềm tàng trong khu vực.

Chủ trương nhất quán của Việt Nam trong hàng thập kỷ qua là không liên minh, liên kết quân sự, không cho thuê cảng Cam Ranh làm căn cứ quân sự và không để nước ngoài sử dụng Cam Ranh để chống lại các nước khác hay phá hoại hòa bình, ổn định trên Biển Đông.

Trong trường hợp đón tiếp các tàu của hải quân Trung Quốc, Việt Nam sẽ thể hiện được tinh thần yêu hòa bình, mong muốn duy trì ổn định trong khu vực, vạch trần luận điệu “Việt Nam lôi kéo các nước vào Cam Ranh để đối phó với Trung Quốc”, mà truyền thông Bắc Kinh từng rêu rao.

Các hoạt động giao lưu, thăm viếng lẫn nhau cũng có thể làm làm thay đổi nhận thức của binh sĩ hay người dân Trung Quốc về đất nước và con người Việt Nam, góp phần giúp họ hiểu đúng về những hành động phi nghĩa của Bắc Kinh, trong những sự kiện đang diễn ra trên Biển Đông.

Việc tàu quân sự các nước cập cảng Cam Ranh để hỗ trợ hậu cần cũng đưa Biển Đông trở về đúng với vai trò một tuyến hàng hải quốc tế, nơi mọi quốc gia đều có thể sử dụng vì mục đích hòa bình, giúp ngăn chặn những âm mưu sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền phi pháp trong khu vực.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.