Những người đi xây công trình giữ biển
Monday, October 31, 2011 8:13 PM GMT+7
Những người công nhân mặc áo lính sẽ còn vất vả nơi đầu sóng ngọn gió để những công trình giữ biển ngày càng vươn xa ngạo nghễ giữa trùng khơi.

Đứng chân trên địa bàn miền Trung chưa đầy 10 năm, Công ty xây lắp Thành An 96 thuộc Binh đoàn 11 đã để lại dấu ấn trên nhiều công trình xây dựng ở mọi miền đất nước. Đặc biệt là những công trình thuộc chương trình Biển đông hải đảo.

Những công nhân mặc áo lính của Công ty Thành An 96 vẫn luôn hướng biển mà đi, đem bàn tay khối óc và tinh thần dũng cảm vượt qua khó khăn của người lính để xây dựng nên những công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng ở những vùng biển đảo Tổ Quốc.

Thi công công trình biển rất khó

Công trường xây dựng đê chắn sóng Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh những ngày tháng 10 này, con đê 900 m được xây dựng bằng đá hộc cùng các cấu kiện tetrapod đang ngạo nghễ vươn dài ra biển, mặt đê được đổ những mẻ bê tông cuối cùng. Nhà thầu là chi nhánh Công ty 96 đang khẩn trương hoàn thiện để bàn giao cho chủ đầu tư vào tháng 12 này. Thi công trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt giữa biển khơi, những kỹ sư, công nhân ở đây luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để đảm bảo tiến độ công trình.

Ông Nguyễn Khắc Xuyên, Giám đốc chi nhánh Công ty Thành An 96 - đơn vị trực tiếp thi công công trình cho biết: “Thi công công trình biển rất khó. Chỉ cần vận dụng chế độ thủy văn tốt đã là một thành công rồi. Có khi 12h đêm mới là đáy triều, lúc đó có thể làm những công trình ngầm. Tuy nhiên, tổ chức làm việc ở thời điểm đó không dễ, vấn đề là phải bố trí lao động hợp lý, và thực tế là chúng tôi đã làm được. Mặc dù gặp trở ngại về thời tiết nhưng chắc chắn tháng 12 này, chúng tôi sẽ bàn giao cho chủ đầu tư như đã cam kết”.

Sẽ là điểm tựa cho huyện đảo phát triển

Công trình đê chắn sóng kết hợp bến neo đậu tàu thuyền Cô Tô là một hạng mục lớn trong toàn bộ dự án xây dựng Khu dịch vụ hậu cần nghề cá Vịnh Bắc Bộ, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác vào cuối năm nay, sẽ đảm nhận chức năng chắn sóng, tạo thành vũng neo đậu vững chắc cho hơn 2000 tàu thuyền khai thác hải sản trên vùng biển Vịnh Bắc bộ, giúp ngư dân yên tâm bám biển dài ngày làm giàu cho đất nước. Nơi đây mai này sẽ là khu dịch vụ hậu cần nghề cá chuyên cung cấp dầu máy, nước đá, nước ngọt, ngư cụ cho ngư dân. Công trình trọng điểm giúp huyện đảo Cô Tô phát triển mạnh kinh tế thủy sản, du lịch.

Ông Mai Tuấn Phượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cô Tô lạc quan cho biết: “Huyện có hơn 500 phương tiện đánh bắt hải sản nhưng lâu nay nghề đánh bắt chưa phát triển lắm. Do vậy, dự án xây dựng kè chắn sóng và âu tàu tránh bão thuộc Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc vịnh Bắc bộ, do công ty Thành An 96 đang thi công sau khi hoàn thành sẽ là điểm tựa để huyện đảo Cô Tô phát triển mạnh kinh tế biển”.

Cùng cả nước bảo vệ chủ quyền biển đảo

Đê chắn sóng Cô Tô chỉ là một trong rất nhiều công trình mà Công ty 96 đã thi công trong những năm gần đây như Công trình Cảng cá Lý Sơn, Kè chống sạt lở xã đảo An Vĩnh huyện Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, các công trình hạ tầng tại huyện đảo Cồn Cỏ, đê chắn sóng Cửa Tùng - tỉnh Quảng Trị, cầu cảng Cù Lao Chàm - tỉnh Quảng Nam, các công trình kinh tế kết hợp quốc phòng của Vùng 3, Vùng 4 hải quân, Vùng 2 Cảnh sát biển, các gói thầu đường tuần tra Biên giới thuộc dự án 47 của Bộ Quốc phòng- một trong những công trình trọng điểm của Quốc gia....

Các công trình do những công nhân mặc áo lính của Công ty 96 chủ động vượt qua thử thách, bản lĩnh, năng động, sáng tạo hoàn thành nhiều công trình đạt chất lượng tốt, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng tại các vùng biển, hải đảo của Tổ Quốc. Nếu như năm 2006, giá trị sản xuất của công ty mới hơn 177 tỷ đồng thì năm 2010 đã hơn 434 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 27 tỷ đồng. Năm nay, dự kiến giá trị sản xuất sẽ đạt trên 700 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 30% mỗi năm, thu nhập bình quân đầu người trên 5 triệu đồng/ tháng.

Sản xuất kinh doanh hiệu quả, Công ty luôn quan tâm thực hiện chính sách xã hội, mỗi năm đóng góp hàng trăm triệu đồng cho chương trình xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội và chính sách hậu phương quân đội như tặng gần 20 ngôi nhà tình nghĩa cho đình liệt sĩ, thương binh nặng, tặng nhà cho nữ cựu chiến binh Tiểu đoàn vận tải 232 của Quân khu 5…Huân chương Lao động hạng Nhì cùng nhiều phần thưởng của Chính phủ và Bộ Quốc phòng trao tặng những năm qua đã ghi nhận nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên Công ty Xây lắp Thành An 96, là động lực để Công ty tiếp tục tiến về phía trước.

Đại tá Võ Cửu Long, Giám đốc Công ty cho biết: “Nếu so với ngày xưa, bằng thuyền buồm mà cha ông ta đã dám đi Hoàng Sa, Trường Sa giữ đảo, ngày nay khoa học kỹ thuật hiện đại, chuyện đi Trường Sa vô cùng thuận lợi. Vì vậy, với bản chất của anh bộ đội Cụ Hồ, chúng tôi xác định thời gian tới không chỉ xây dựng những công trình ven biển mà sẽ sẵn sàng vượt biển ra với Trường Sa, sẵn sàng nhận xây dựng những công trình kinh tế quốc phòng ở Trường Sa, cùng với cả nước hướng về Trường Sa, phát triển Trường Sa, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc”.

Trước mắt là biển cả, biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc đang chờ những bàn tay, khối óc và ý chí kiên cường của những người công nhân mặc áo lính như Công ty Thành An 96. Các anh sẽ còn phải vất vả nơi đầu sóng ngọn gió để những công trình giữ biển ngày càng vươn xa ngạo nghễ giữa trùng khơi, góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của cán bộ chiến sĩ trên những vùng biển đảo, cùng với quân dân cả nước bảo vệ vững chắc biên cương Tổ Quốc./.

Vân Thiêng

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.