Ấm lòng bức thư của trò gửi cô giáo huyện đảo Bạch Long Vĩ
05 Tháng Mười 2016 11:37 SA GMT+7
Với cô Phạm Thị Hà (sinh năm 1969) - Hiệu phó trường Tiểu học Mầm non Bạch Long Vĩ, năm học mới này, cô là người hạnh phúc nhất khi nhận được lá thư của học trò cũ – cô bé đầu tiên của lớp học ngoài đảo.
Đó là lá thư của chị Trần Thị Hương – Cán bộ Thống kê huyện đảo Bạch Long Vĩ, là trò mà cô Hà đã dạy dỗ cách đây 23 năm. Cô Hà đã trân trọng lá thư và chia sẻ nội dung bức thư này với báo Giáo dục và Thời đại:

Bài đánh vần đầu tiên bị nhầm vì…thèm ăn!


…Khi mùa mưa đến, những cơn bão dường như không quên đi ngang qua Bạch Long Vĩ, thế nhưng nó chỉ có thể tàn phá phần nào cây cối, hay chút cơ sở vật chất, chứ không thể làm mòn đi ý chí của các thầy cô giáo ngoài đảo.

Em còn nhớ mãi hình ảnh cô Hà năm xưa, khi còn là một thanh niên xung phong. Năm 1993, cô cùng bạn bè theo tiếng gọi Tổ quốc ra đảo để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, đồng thời, giúp di dân ra đảo bán biển, bám đất. 10 ngôi nhà đầu tiên được xây dựng và cũng là 10 hộ gia đình sống đầu tiên khi đảo mới thành lập, trong đó có gia đình em.

Mẹ em vẫn thường kể: Ngôi nhà này là công của cô Hà và những chiến sĩ thanh niên xung phong thời xưa giúp dân gây dựng lên. Thời ấy nghèo lắm, vất vả lắm, tầu thuyền đi lại 48 tiếng mới tới nơi, vậy mà các cô thanh niên vẫn nhiệt huyết sục sôi từng ngày để làm việc, tiếng cười át cả tiếng mưa bão lớn.

Một năm sau khi huyện đảo được thành lập, cô Hà được phân công giảng dạy lớp mầm non. Cả trường Tiểu học Mầm non Bạch Long Vĩ chỉ có hai cô giáo. Trước đây, bà con nhân dân mới ra đảo, cuộc sống khó khăn không nghĩ gì đến chuyện cho đi học chữ bởi người ta chỉ lo đánh cá, trồng cây gì, nuôi con gì chứ học chữ biết có giàu được không.

Mà mỗi nhà có vài lao động trẻ lại đi học thì lấy ai làm. Nhưng, cô Hà cùng cô Tuyết đã động viên từng hộ dân cho con đến lớp. Các cô còn tình nguyện làm đỡ người dân mỗi khi hết giờ lên lớp. Nhiều bậc phụ huynh vì yêu quý hai cô thanh niên xung phong mà đồng ý cho con đi học khiến các cô mừng phát khóc.

Năm ấy, em đã 4 tuổi và được học lớp mầm non do chính cô Hà dạy. Lớp học chỉ có 3 bạn nhưng chúng em được học từng bài hát, bài múa như một lớp học đông đủ trong đất liền. Nhưng, cô vẫn thương các trò lắm, cô vuốt ve mái tóc từng bạn và bảo: Trò của cô ở ngoài đảo thiệt thòi quá!

Năm ấy, em còn bé lắm nhưng em vẫn nhớ mãi bởi cô đã tận tình dạy dỗ chỉ bảo cho em nề nếp sinh hoạt. Cô “gieo” cho chúng em mầm xanh để ước mơ trở thành người công dân tốt. Không biết, cô còn nhớ hình ảnh ngây ngô của em khi em vào lớp 1, em học cô Tuyết, cô dạy em đánh vần “gà” trong từ “con gà”.

Lúc ấy, do hoàn cảnh thiếu thốn và thèm ăn nên em đã đánh vần là “giò”. Em thèm mỗi món quà trong đất liền trở ra, em được ăn ngon và những hôm gió lớn, bão to, hàng tuần không có tầu thuyền đi lại khiến chúng em cứ chờ đợi.

Khi ấy, cô đã đoán ra bởi thương chúng em nên nước mắt cô cứ rơi. Thế mà chúng em ngây ngô không biết gì. Giờ nghĩ lại, em thương cô và trự trách mình sao trẻ con quá!...

Đám cưới không cỗ, không xe đón dâu…

…Vui nhất với học trò chúng em là ngày cưới của cô. Em đã học Tiểu học, và em nhớ lắm mỗi ngày trôi qua trên đảo Bạch Long Vĩ thân yêu. Nhớ lắm ngày vui của cô hôm ấy cùng chú Đinh Tiến Lâm là cán bộ Trung đoàn 952.

Đám cưới của cô giáo quê Hải Phòng và chú bộ đội gốc Ninh Bình đã nên duyên trên đảo Bạch Long Vĩ. Cô và chú đều là những con người đầu tiên chứng kiến huyện đảo này từ ngày mới thành lập. Trong số 62 thanh niên xung phong ra đảo ngày ấy, nhiều cô chú đã nên duyên chồng vợ.

Và đám cưới của cô khiến em nhớ nhất bởi, không cỗ bàn xa hoa như bây giờ, chỉ có tiếng cười vui, tiếng hát và mấy con gà tự nuôi, rau tự trồng làm cỗ cưới. Và nụ cười hạnh phúc của cô, nước mắt xúc động vì tình cảm của mọi người khiến cô bị trêu cũng làm em khắc ghi mãi.

Thấm thoắt đã 23 năm trôi qua, em đã học xong Đại học, nhiều học sinh khác ở đảo giờ cũng đã trưởng thành. Người thì làm cán bộ huyện, người thì làm giáo viên, bác sĩ trong đất liền, người thì quay lại quê hương để gắn bó, xây dựng, phát triển kinh tế. Em đã được phân công làm cán bộ Thống kê tại huyện đảo.

Niềm vui với em không chỉ là được tiếp nhận công việc mới, mà em hãnh diện khi được quay lại quê hương mình, nơi mà em đã là công dân đầu tiên cùng các cô giáo, các chú bộ đội sống trong tình người ấm áp suốt nhiều năm qua.

Bố mẹ em giờ đã gà, sức khỏe yếu hơn, nhưng từng ngày, họ vẫn kể chuyện về các thầy cô giáo trường Tiểu học Mầm non Bạch Long Vĩ. Trường lớp đã khang trang hơn, tầu thuyền đi lại thuận tiện và thông thương hơn.

Nhiều hàng quán mọc lên khiến sinh hoạt của bà con nhân dân được cải thiện. Giờ, trường đã có tổng số 8 giáo viên, lớp học cũng có nhiều trò hơn, bởi 10 hộ gia đình ngày nào con số đã nhân lên gấp bội.

Em cũng vui và tự hào hơn khi biết cô giáo dạy mình từng nét chữ đầu tiên vẫn còn đang tiếp tục công tác tại huyện đảo này. Cô vẫn phụ trách dạy học trò mầm non và giờ đã là hiệu phó của trường. 23 năm trôi qua, em vẫn luôn nhớ về cô giáo đầu tiên trong cuộc đời em…

Truyền tình yêu biển đảo cho các con!
Các thầy cô giáo Trường Tiểu học mẫu giáo Bạch Long Vĩ cùng học trò ngoài đảo.

Theo lá thư của cô trò nhỏ ngày nào gửi cô Hà, chúng tôi về thăm cô. Trường tiểu học Mầm non Bạch Long Vĩ nằm bên bờ biển, khá khang trang. Ðang giờ ra chơi, các cô giáo cùng học sinh quây quần thành từng nhóm; nhóm chơi trò rồng rắn, nhóm thì ôn lại mấy bài hát múa.

Cô giáo Phạm Thị Hà - cho biết: Tất cả các em đến tuổi ở đảo đều được đến trường. Ở đây, phần lớn thời gian trong ngày các cô đều dành cho việc dạy và học. Các cháu rất ngoan và chăm học. Từ mái trường này đã có rất nhiều em tiếp tục vào đất liền học lên tới đại học, cao đẳng, có công việc ổn định. Giờ, nhiều giáo viên trẻ cũng đã tình nguyện ra đảo dạy nên học trò cũng đỡ thiệt thòi hơn.

Ngày xưa, những buổi học đầu tiên, chị em tôi đều mượn tạm phòng của các anh bộ đội để dạy các cháu học. Cơ sở vật chất thiếu thốn, điều kiện kinh tế khó khăn, nhìn các cháu không được chăm lo khiến chúng tôi rất xót xa. Nhưng, cho đến giờ khi biết nhiều học trò của mình năm xưa đã trưởng thành, tôi hạnh phúc vô cùng!

Giờ, cô giáo trẻ ngày xưa đã 50 tuổi, hai con của cô Hà đã lớn. Người con lớn trưởng thành giờ lại cùng mẹ gắn bó với vùng huyện đảo này. Con gái út học tập trong đất liền nhưng vẫn luôn hào hứng: Sau này, con sẽ ra đảo cùng mẹ!

Vẫn những hình ảnh dịu hiền ngày nào như trong bức thư của học trò tâm sự với cô giáo cũ, cô Hà uốn nắn cho từng trò cách cầm bút vẽ, cách tô màu và tập đếm các con số,…Nụ cười của cô giáo già đã hơn hai mươi năm gắn bó với người dân và học trò biển đảo khiến ấm lòng mãi nơi đây.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.