Kiên Giang: Phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển chiếm 74% GRDP
Friday, October 07, 2016 11:25 AM GMT+7
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”; Nghị quyết Đại hội IX, Đảng bộ tỉnh Kiên Giang, nhiệm kỳ 2010-2015 và Chương trình số 367/CTr-UBND ngày 15/8/2012 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế biển tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2015, tình hình kinh tế -xã hội (KT-XH) vùng biển, ven biển và hải đảo có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế biển giai đoạn 2011-2015 đạt 11,4%/năm (giá cố định năm 1994).
Kiên Giang được xác định là tỉnh có ngư trường rộng lớn, diện tích mặt nước biển khoảng 63.290 km2, với bờ biển dài hơn 200km, có khoảng 137 hòn/đảo; trong đó, 43 đảo có cư dân sinh sống, tạo nên 5 quần đảo giàu tiềm năng kinh tế trên mặt đại dương; có ranh giới quốc gia trên biển giáp với các nước Campuchia, Thái Lan và Malaixia. Kiên Giang được xác định là 1 trong 4 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng và lợi thế về biển đảo đa dạng, phong phú; đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế biển của tỉnh.

Qua 5 năm tổ chức thực hiện Chương trình số 367/CTr-UBND, tình hình KT-XH vùng biển, ven biển và hải đảo có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế biển giai đoạn 2011-2015 đạt 11,4%/năm (giá cố định năm 1994); trong đó, nông lâm thủy sản 6,7%; công nghiệp xây dựng 10,7% và dịch vụ 14,9%. Tỷ trọng GDP kinh tế biển chiếm 73,3% GDP toàn tỉnh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 3.154 USD tăng gần 2 lần năm 2010.

Giai đoạn 2011-2015, huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 111.000 tỷ đồng, bằng 80% vốn đầu tư toàn tỉnh; tổng lượng khách du lịch năm 2015 đạt 4,365 triệu lượt, tăng 50,9% so năm 2010; khối lượng vận chuyển hành khách, hàng hóa giai đoạn 2011-2015 bằng đường bộ, đường biển tăng bình quân 13%/năm; tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng năm 2015 đạt 647.125 tấn, tăng 3,5 lần so năm 2010; kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2015 đạt 137,7 triệu USD, tăng 18,15% so năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 3,34%/năm. Cơ sở hạ tầng KT-XH vùng biển, ven biển và hải đảo đã được quan tâm đầu tư. Hoàn thành một số công trình trọng điểm như: Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, đường tránh thành phố Rạch Giá, cầu sông Cái Lớn, Cái Bé, đường điện ra đảo Phú Quốc và đảo Hòn Tre; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 61; đưa vào sử dụng một số cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão như: Lình Huỳnh, Hòn Tre, Thổ Châu, An Thới, đê chắn sóng và nạo vét luồng cửa sông Dương Đông. Khởi công đường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn,… kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH với đảm bảo quốc phòng-an ninh (QP-AN), tăng cường hợp tác quốc tế; gắn phát triển kinh tế biển với giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn lao động, chăm sóc sức khỏe nhân dân… Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong vùng từng bước được nâng lên khá rõ nét, giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực, mạng lưới trường lớp được mở rộng đến khu vực biên giới, biển đảo.

Thành tựu phát triển kinh tế biển của tỉnh trong 5 năm qua còn một số hạn chế đó là: Tốc độ tăng trưởng còn chậm; chưa khai thác tốt tiềm năng, lợi thế tài nguyên biển của tỉnh, việc khai thác và nuôi trồng thủy sản chưa ổn định và bền vững; tiềm năng mặt nước ven biển còn lớn nhưng chưa khai thác hiệu quả; môi trường sinh thái vùng biển, ven biển diễn biến ngày một xấu, một số nơi ô nhiễm nặng, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, khả năng tái tạo thấp; cơ sở hạ tầng nói chung du lịch nói riêng phát triển chậm và chưa đồng bộ…; tình hình an ninh trật tự vùng biển, đảo từng lúc còn diễn biến phức tạp, tình trạng khai thác thủy sản vi phạm pháp luật trong và ngoài nước còn phổ biến chưa được ngăn chặn có hiệu quả.

Để thực hiện hiệu quả phát triển kinh tế biển bền vững, năm 2016 UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND, ngày 29/8/2016 về phát triển kinh tế biển tỉnh Kiên Giang đến năm 2020. Theo đó, kế hoạch xác định các mục tiêu tổng quát: (01) Tập trung xây dựng và phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển như: Khai thác hải sản xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề cá, nuôi trồng thủy sản ven biển, quanh đảo, gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và vùng biển, đảo; phát triển du lịch biển - đảo; phát triển kinh tế hàng hải; chế biến thủy sản,... (02) Đẩy mạnh triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt, đặc biệt là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các đô thị ven biển, các trung tâm kinh tế biển, xây dựng và phát triển Khu kinh tế Phú Quốc, các đô thị ven biển như: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và huyện Kiên Lương. (03) Huy động và phát huy tối đa các nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH ven biển, hải đảo. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH với đảm bảo QP-AN, tăng cường hợp tác quốc tế, gắn phát triển kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền biển đảo và ứng phó biến đổi khí hậu (UPBĐKH); giải quyết việc làm; giảm nghèo, nâng cao mức sống nhân dân.

Tỉnh Kiên Giang cũng đặt ra mục tiêu, phấn đấu đến năm 2020 tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) kinh tế biển, chiếm 74% GRDP toàn tỉnh, thu nhập bình quân đầu người gấp 1,2 lần so với thu nhập bình quân toàn tỉnh (năm 2015); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ-công nghiệp, xây dựng-nông lâm thủy sản. Thu hút khách du lịch, tăng 57,6% so với năm 2015; tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng 755.505 tấn; phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 230 triệu USD; tập trung đầu tư Khu kinh tế Phú Quốc, trong đó: Xây dựng đảo Phú Quốc thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển-đảo hiện đại, cao cấp, tầm cỡ khu vực và quốc tế…

Để phát triển kinh tế biển có hiệu quả, góp phần phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, từ nay đến năm 2020, tỉnh Kiên Giang tập trung chỉ đạo một số nhiệm vụ trong tâm giai đoạn 2016-2020, như sau:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về chiến lược biển; các cơ quan báo, đài tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho ngư dân vùng biển và ven biển về Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Luật Tài nguyên môi trường biển hải đảo năm 2015; tổ chức hưởng ứng hoạt động Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam; Hãy làm sạch biển; phối hợp tổ chức tuyên truyền về biển, đảo cho ngư dân trong tỉnh; tổ chức triển lãm và trưng bày tư liệu về “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”…

Hai là, đẩy mạnh công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển các vùng kinh tế biển và ven biển; hoàn chỉnh các dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; quy hoạch tổng thể phát triển ngành; quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020; quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo của tỉnh; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030…

Ba là, phát triển kinh tế các ngành ở vùng ven biển, hải đảo, tập trung đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh và bền vững, là một trong những trung tâm du lịch khu vực ĐBSCL. Huy động mọi nguồn lực để tập trung đầu tư, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng 4 vùng du lịch trọng điểm: Phú Quốc, Hà Tiên - Kiên Lương, Rạch Giá và các vùng phụ cận. Xây dựng đảo Phú Quốc thành khu du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng hiện đại tầm cỡ khu vực và quốc tế; xây dựng các tour du lịch bằng đường hàng không và đường biển kết nối với các quốc gia khu vực và thế giới…

Bốn là, phát triển nguồn nhân lực và các lĩnh vực văn hóa-xã hội vùng ven biển, hải đảo; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển của tỉnh; chú trọng đào tạo và có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, Đề án “Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh”; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, nhân lực cho các địa phương vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Năm là, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng vùng ven biển và trên các đảo: Tập trung các lĩnh vực về giao thông; nông nghiệp; đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; phát triển du lịch; cấp điện; cấp nước và phát triển hạ tầng đô thị.

Sáu là, phát triển khoa học và công nghệ, bảo vệ tài nguyên, môi trường và UPBĐKH; tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ (KH&CN), tập trung nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường, UPBĐKH và nước biển dâng; quan trắc nước biển ven bờ cảnh báo nguy cơ, sự cố môi trường biển, là cơ sở đánh giá chất lượng môi trường biển.

Bảy là, tăng cường QP-AN gắn với phát triển KT-XH vùng ven biển, hải đảo; tiếp tục xây dựng, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên khắp các địa bàn tỉnh; chủ động ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, nhất là xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới, biển đảo.
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.