Trồng rau trên… sóng
Tuesday, October 11, 2016 8:07 AM GMT+7
Trồng rau xanh ngoài đảo Trường Sa đã khó, trồng rau mầm trên các Nhà giàn DK1, bốn mùa sóng gió mặn mòi, thời tiết khắc nghiệt càng khó khăn bội phần. Song, nhờ cần cù chịu khó sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ, đến nay nhiều Nhà giàn DK1 có rau mầm xanh ăn hàng ngày.

Vượt khó trồng rau

Trước năm 1995, nói đến trồng rau xanh ngoài Nhà giàn là chuyện quá xa vời. Một mặt do thời tiết khắc nghiệt sóng to gió lớn, phần vì lúc đó các chiến sĩ chưa có kinh nghiệm trồng rau trên máng gỗ. Những Nhà giàn DK1 thế hệ đầu tiên có sàn công tác chỉ cao 3m so với mực nước biển, nên chỉ cần sóng cấp 6 cấp 7, toàn bộ mặt sàn đã bị sóng phủ, hơi mặn bốc lên tận giường ngủ các chiến sĩ, mặt sàn lúc nào cũng nhèm nhẹp ướt vì nhiễm mặn, bởi vậy chẳng có cây nào sống được. Bên cạnh phải cảnh giác phát hiện mục tiêu từ xa, đối mặt với thời tiết, bão tố, còn nén lòng chịu đựng “ba cái khát” - khát rau xanh, nước ngọt và hơi ấm đất liền, trong đó rau xanh thuộc hàng hiếm nhất. Thức ăn lúc đó chủ yếu là đồ hộp và cá câu từ biển. Mỗi lần đi nhà giàn, các chiến sĩ mua theo hàng chục bao rau muống khô. Còn đối với các tàu trực trên biển, mua rau muống tươi, luộc sẵn đóng trong bao ni lông cho vào hầm lạnh, mỗi lần ăn xả đông rồi chế biến.

 


Làm thế nào để có rau xanh cho bộ đội nấu canh mỗi bữa trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt giữa biển khơi? Một bài toán đặt ra cho ban chỉ huy Tiểu đoàn DK1. Thượng tá Nguyễn Văn Nam, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn DK1 cho biết: “Khi tôi trở về đất liền, việc làm đầu tiên của tôi là nghĩ cách trồng rau xanh trên nhà giàn. Trước đó, tôi cũng thử trồng trong chậu sắt, nhưng hạt không mọc mầm được. Tìm hiểu nguyên nhân mới rõ do nhiễm mặn nước biển, một số loại rau mọc mầm nhưng chỉ lên một gang tay là thối gốc, hoặc bị gió tạt bay cả chậu xuống biển”.

Tháng 4-1995, thế hệ nhà giàn thứ hai được xây dựng ở các Cụm Phúc Tần, Tư Chính, Cà Mau, Quế Đường. Ngoài sự vững chãi, chịu đựng bão tố, sóng biển dâng cao đến cấp 10, thì điểm nổi trội  của nhà giàn này là chân cao 10 mét, sàn công tác và sàn ở cao hơn 13 mét so với nhà giàn thế hệ cũ. Phong trào “rau xanh trên sóng” được triển khai rộng khắp trên các Nhà giàn DK1. Để có đất trồng rau, trước ngày tàu đi biển, Tiểu đoàn DK1 cử sĩ quan đến tận huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) mua đất đỏ bazan đóng bao chuyển xuống tàu rồi vận chuyển ra nhà giàn.

Những ngày đầu tiên khi chưa có khay chất liệu composite như bây giờ, mọi xô, chậu, thanh gỗ, bẹ giường được các chiến sĩ tận dụng đóng khuôn trồng rau. Trước khi gieo, hạt rau được ủ trong nước ấm cho nảy mầm. “Trồng rau xanh ngoài nhà giàn nâng niu từng li từng tí. Khi có gió lớn, phải bê bồn rau đi giấu chỗ kín kẻo gió tạt hết. Mùa bão tố, sóng dâng, phải che đậy, hoặc vác lên trần nhà chống nhiễm mặn. Có đêm cả 10 anh em chúng tôi ngồi bên bồn rau xanh thao thức mừng rỡ”, Thượng tá Nam kể lại

Rau mầm siêu sạch

Cho đến bây giờ sau 27 năm kể từ ngày thành lập, 15 nhà giàn DK1 đều trồng được rau xanh. Tuy không nhiều như đất liền, nhưng ngày nào cũng đủ nấu canh hai bữa trưa, chiều. Ngoài ra, các chiến sĩ còn biết trồng rau mầm - một loại rau mà ở đất liền trồng không phải dễ dàng

Ở Nhà giàn DK1/15, đại úy Phạm Văn Bảy là người có khiếu trồng rau mầm siêu sạch. Anh Bảy cho biết, mặc dù khí khí hậu khắc nghiệt nhưng nếu có bí quyết thì vẫn có rau mầm ăn hàng ngày như ở đất liền. “Trước khi trồng, hạt rau ủ trong nước ấm một đêm, gieo dày dưới lớp đất mỏng. Nếu không có đất, gieo lên mặt vải, hoặc bì gai. Rau bốn ngày là có rau ăn. Nước tưới chủ yếu là nước vo gạo hoặc nước sau rửa mặt của bộ đội dồn lại”, đại úy Bảy cho biết

Cũng trồng rau mầm siêu sạch nhưng Nhà giàn DK1/16 lại có cách làm mới. Tận dụng lan can ngoài cùng trên sân thượng, các chiến sĩ dùng bẹ giường cũ đóng thành khung rồi đổ đất vào. Ở vị trí này, vừa lấy được ánh sáng mặt trời nhiều nhất, vừa tránh nước biển bốc hơi nhiễm mặn, dùng ngay nước dự trữ trên sân thượng tưới mỗi ngày. Nếu gặp mưa to dùng bạt chằng che. Một giàn có 5 bồn rau như vậy thì quay vòng ngày nào cũng có rau mầm ăn. “Khi câu được con cá tươi dưới biển, anh em ngồi quây quần quanh nồi lẩu, nhai miếng rau mầm mát ruột lắm. Mùa biển lặng trồng được nhiều, chúng tôi chia cho tàu trực. Tiểu đoàn khuyến khích các nhà giàn trồng rau mầm siêu sạch, vừa bảo đảm vệ sinh, vừa nâng cao sức khỏe”, Trung tá Lê Xuân Nam, Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/16 cho biết.

Trồng rau xanh ở Nhà giàn DK1 không phải chuyện lạ, nhưng trồng rau mầm siêu sạch ở nơi “quần đảo bão tố” này không phải nhà giàn nào cũng trồng được. Ngay ở Cụm nhà giàn Tư chính, hai nhà giàn DK1/11 và DK1/12 gieo được rau mầm, nhưng Nhà giàn DK1/14 không sao mọc được. Vì khí hậu ở đây khắc nghiệt hơn và thường xuyên có sóng lừng, hơi biển bốc dày đặc làm cho hạt mầm nhiễm mặn, hạt vừa nảy mầm đã bị thối rễ

“15/15 nhà giàn đều trồng được rau xanh. Trung bình mỗi ngày một chiến sĩ bảm đảm tối thiểu 200gr rau xanh như mồng tơi, dền, rau muống. Ngoài ra chúng tôi còn thường xuyên ủ giá đỗ và câu cá, nâng cao đời sống bộ đội. Ở giữa biển xa, những bồn rau là vườn cây cảnh, vừa có rau xanh ăn hàng ngày, vừa tạo không gian xanh, sạch, gần gũi đất liền. Chúng tôi hoàn toàn yên tâm, phấn đấu, vững vàng tay súng giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong mọi tình huống”, Thượng tá Nguyễn Thế Dĩnh, Chính trị viên Tiểu đoàn DK1, nói.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.