Bình Định: Đảo yến Phương Mai hoang sơ và quyến rũ
13 Tháng Mười 2016 6:59 SA GMT+7
Trên bán đảo Phương Mai, TP Quy Nhơn (Bình Định) có một vùng cư trú của loài chim yến có thể cho sản phẩm yến sào. Đảo yến Quy Nhơn nằm ở dãy Triều Châu thông ra biển, trải dài ước chừng 15km, tạo thành những ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp với tên gọi thật ngộ nghĩnh như: Hòn Mai, hòn Chóp Vung, núi Cột Cờ, Núi Đen Hòn Yến…

Cứ vào thời điểm mùa xuân về, tiết trời ấm áp, đàn chim yến ở khu vực biển Đông rủ nhau từng đàn bay về bán đảo Phương Mai làm tổ, đẻ trứng. Chính vì lẽ đó, mũi đất tận cùng của bán đảo nằm phía Đông Nam thành phố biển Quy Nhơn được người dân ở đây đặt tên là Mũi Yến. Bán đảo Phương Mai giống hình một con khủng long khổng lồ nằm che chắn sóng to gió lớn cho TP Quy Nhơn. Thiên nhiên đã tạo nên một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp, lại ưu ái ban tặng cho người dân Bình Định một kho báu “vàng trắng” mà không phải nơi nào ở vùng duyên hải miền Trung cũng có. Đó là yến sào (tổ chim yến), sản vật thiên nhiên cao cấp.

Đảo yến còn là một hệ thống thắng cảnh tự nhiên rất kỳ thú, hấp dẫn bởi những hang động thiên nhiên có độ tuổi hàng ngàn năm với những hòn đá khổng lồ, cao tới cả trăm mét. Trong lòng các hang động này rất hiểm trở, có các ghềnh đá cao thẳng đứng, cheo leo, là nơi loài chim yến bay về chọn làm tổ. Trên đảo yến Phương Mai hiện còn tất cả 30 hang lớn nhỏ, tập trung chủ yếu ở hai xã đảo Nhơn Hải và Nhơn Lý.

 


Các hang yến ở đây từ lâu đời đã có tên gọi khá lạ lùng và kỳ thú như: hang Rừng Cao, hang Dơi, hang Ba Nghé, hang Cạn, hang Hẹp, hang Hầm Xe, hang Phanh… Theo báo cáo của Công ty Khai thác yến sào Bình Định, hàng năm mỗi hang nhỏ này có thể thu hoạch được từ 100 - 300 tổ yến. Còn những hang lớn như hang Cả, hang Đôi Trong, hang Đôi Ngoài, hang Hích, hang Sức Khỏe, hang Nghìm, hang Luông, hang Khô, hang Cân, hang Cỏ… thì sản lượng yến sào cao gấp hàng chục lần, đặc biệt những hang yến có cửa quay về hướng Đông hoặc hướng Đông Nam, không khí trong lành, thoáng mát, trần hang lại có nguồn nước ngọt chảy qua khe đá quanh năm, bên dưới là sóng biển rì rào, có thể thu hoạch mỗi mùa khoảng 14.000 - 15.000 tổ.

Đến với đảo yến Phương Mai - Quy Nhơn, chúng ta không những được chiêm ngưỡng cảnh quan ngoạn mục bên ngoài hang động, nếu có dịp vào sâu trong hang, ta còn được đắm mình trong khung cảnh hoành tráng, kỳ vĩ do thiên nhiên tạo nên. Trên các vách đá, xen lẫn những giọt nước rơi tí tách là những chấm trắng li ti tựa như một bầu trời đầy sao của những đêm hè, các tổ yến đan khít vào nhau thành một chuỗi dài, các cặp bố mẹ chim yến đang xòe cánh, phà hơi ấm cho con, thỉnh thoảng lại nghe tiếng chim con đâu đó kêu chíp chíp đòi mẹ mớm mồi. Tiếng sóng biển, tiếng nước rơi, tiếng vỗ cánh, tiếng chim kêu… hòa quyện vào nhau tạo nên một âm hưởng kỳ lạ, khiến cho ta cảm giác như đang lạc bước vào chốn thiên cung, bồng lai tiên cảnh.

Đảo yến Phương - Mai Quy Nhơn không chỉ có yến sào và phong cảnh đẹp mà nơi đây còn có những di tích lịch sử văn hóa từ thời vương quốc Chămpa, từ triều đại Tây Sơn - Nguyễn Huệ đến thời nhà Nguyễn sau này. Đến đảo yến ta có dịp được ghé thăm chùa Phật Lồi, nơi có pho tượng tu sĩ Hời huyền bí, được chiêm ngưỡng dãy núi Tam Tòa với những di tích liên quan đến Uy Minh vương Lý Nhật Quang thời nhà Lý và các chiến binh nông dân Tây Sơn ở thế kỷ 18, thấy tận mắt pháo đài Hổ Ky với những lỗ đặt súng thần công, dấu tích còn sót lại của những công trình phòng thủ bờ biển và hải đảo được các bậc tiền nhân nước ta dựng lên…

Như một bức tranh nghệ thuật hoàn mỹ với những dáng vẻ thiên nhiên như hư như  thực, đảo yến Phương Mai là nơi ta không thể bỏ qua nếu có dịp đến thăm thành phố biển Quy Nhơn hiền hòa và hiếu khách của miền đất võ Bình Định.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.