Những người thầm lặng giữ bình yên chủ quyền Tổ quốc
13 Tháng Mười 2016 7:13 SA GMT+7
Ít người biết, trên những hải trình giữa mịt mùng biển khơi, có những người công nhân đêm đêm gác đèn biển. Những ngọn đèn ấy không chỉ làm nhiệm vụ soi đường, dẫn lối cho những con tàu hành hải an toàn mà còn là những cột mốc chủ quyền trên biển, khẳng định lãnh hải của Việt Nam với thế giới.
Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (VMS-South) Phạm Quốc Súy - người gắn bó lâu năm với mỗi chuyến tàu biển, từng ngọn hải đăng trả lời báo Tiền Phong xung quanh câu chuyện này.

Mỗi ngọn đèn, một cột mốc chủ quyền


Tôi đã đến nhiều đảo tại quần đảo Trường Sa và chứng kiến đội ngũ công nhân canh đèn biển của VMS-South. Ðèn thì sáng mỗi đêm, còn dưới chân đèn, họ thầm lặng. Trên thực tế, tôi thấy họ cũng giống như một người lính, thưa ông?

Ðội ngũ công nhân của VMS-South có mặt tại Trường Sa từ năm 1993 đến nay và là lực lượng đông thứ hai sau hải quân, giữ vai trò quan trọng trong việc thiết lập và duy trì môi trường an toàn cho tàu thuyền hành hải trong khu vực, thực thi quyền và nghĩa vụ của quốc gia có biển đối với luật pháp quốc tế; đồng thời, góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo nơi tuyến đầu Tổ quốc.

Mỗi trạm hải đăng thường có từ 5 - 7 công nhân thay phiên nhau túc trực 24/24 giờ đảm bảo cho đèn biển hoạt động đúng thông số kỹ thuật, soi đường, chỉ lối cho tàu thuyền hành hải an toàn, tránh bãi cạn, đá ngầm, lốc xoáy… Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, đội ngũ công nhân hải đăng Trường Sa còn là những chiến sỹ trong Hải đội tự vệ biển, được huấn luyện quân sự, bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ biển đảo, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Hẳn là mỗi dịp vào đất liền, quay về công ty và gia đình, họ có nhiều câu chuyện để kể, thưa ông?

Thường từ 6 – 9 tháng, anh em thay ca một lần và Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Biển Ðông và Hải đảo, trực thuộc Tổng công ty cũng áp dụng chế độ luân chuyển công nhân giữa các đảo khi thay ca. Mỗi trạm đèn, mỗi đảo có một đặc trưng riêng, như: Những đảo nổi, anh em sống gần bộ đội, đảo có hộ dân sinh sống nữa thì đông vui hơn, còn tại những đảo chìm, thường anh em sống biệt lập, phải tự xoay xở mọi thứ. Quần đảo Trường Sa lại được gọi là “quần đảo bão tố”, thường xuyên xuất hiện hiện tượng thời tiết cực đoan. Ðặc điểm luồng lạch, địa hình, chất đáy cũng có nhiều phức tạp, khác hẳn với khu vực ven bờ. Hơn nữa, những năm gần đây, tình hình biển Ðông diễn biến căng thẳng, phức tạp, anh em phải đối mặt thêm với hiểm nguy từ những thế lực bên ngoài, đòi tranh chấp chủ quyền với Việt Nam. Vì vậy, mỗi một chuyến biển, mỗi một chuyến công tác, bám trụ nơi tuyến đầu Tổ quốc đều có nhiều câu chuyện, nhiều kỷ niệm để kể khi về đất liền.

Ðó có thể là câu chuyện về nỗi nhớ nhà, người thân, là những cố gắng vượt qua nỗi cô đơn của kẻ độc hành trong đêm tối để thắp sáng hải đăng Trường Sa. Ðó cũng có thể là câu chuyện về tình anh em gắn bó keo sơn, thương yêu, giúp đỡ nhau như một gia đình, cùng nhau sống, học tập, tăng gia sản xuất; cùng nhau đối mặt với sóng gió, bão tố, chắt chiu từng chút nước ngọt, từng mầm rau xanh, về những lần ăn Tết ở đảo xa, ấm tình quân dân… Hoặc có khi là câu chuyện về những chuyến thay ca đáng nhớ khi tàu tiếp tế “đụng” phải sự đe dọa, uy hiếp của tàu nước ngoài hay lúc gặp bão, thay vì hành trình 10 - 15 ngày trên biển thì phải lênh đênh tới cả tháng giữa biển khơi mênh mông. Nhưng bằng ý chí kiên cường, tình yêu nghề, yêu biển đảo quê hương, các anh em đều vượt qua.

Tuyên ngôn của người gác đèn biển Trường Sa

Công việc tuy gian lao, nhưng tôi luôn thấy ở họ sự kiên cường của người dám đương đầu với sóng gió, hiểm nguy, điều mà không phải ai cũng làm được. Chuyến thăm Trường Sa gần đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa đã gửi thông điệp gì với những người gác đèn biển, thưa ông?

Các thế hệ công nhân gác đèn biển Trường Sa thường hay truyền miệng nhau bài thơ của anh Nguyễn Văn Hạnh, người có thâm niên 20 năm gắn bó với các trạm hải đăng nơi tuyến đầu Tổ quốc.

“Hải đăng xây ở Trường Sa/ Ấy là cột mốc nước nhà dựng nên/ Ðể cho thế giới biết tên/ Hải phận nơi ấy - chủ quyền Việt Nam/ Những người hành hải không quên/ Ðêm nhìn ánh chớp biết liền nơi đâu/ Ðể cho tỏ rõ nông sâu/ Ðã được in ấn ở trên hải đồ”.

Ðây được xem là bản tuyên ngôn của những người gác đèn biển Trường Sa, là lời hịch tiếp nối truyền thống cha ông, một lần nữa khẳng định chân lý: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận ở sách trời”, cũng là khẳng định quyết tâm bám trụ nơi đầu sóng ngọn gió của đội ngũ công nhân hải đăng Trường Sa để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Mới đây, ngày 25/9/2016, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa cùng đoàn công tác Bộ Giao thông vận tải ra công tác Trường Sa cũng xúc động ghi lại lưu bút: “Trường Sa, nơi biết bao thế hệ người con đất Việt đã cống hiến tuổi thanh xuân, nguyện sống, chiến đấu và hy sinh để canh giữ bình yên trên biển, đảo; bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Trong đó, có đóng góp không nhỏ của cán bộ, công nhân viên ngành giao thông vận tải, ngày đêm bám trụ nơi đầu sóng ngọn gió, bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, thực thi quyền và nghĩa vụ của quốc gia có biển đối với luật pháp quốc tế, khẳng định và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Chúc đội ngũ công nhân hải đăng Trường Sa luôn dồi dào sức khỏe, tràn đầy tình yêu, nhiệt huyết với nghề, với biển đảo quê hương để tiếp tục hoàn thành sứ mệnh cao cả nơi tuyến đầu Tổ quốc, góp phần xây dựng Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam nói riêng, ngành giao thông vận tải và đất nước nói chung ngày càng phát triển bền vững”.

Ðược biết, ông có nhiều năm “ba cùng” với những ngọn hải đăng và con tàu biển?

Tôi đã từng là công nhân hải đăng khi còn trẻ và sau này, trên các cương vị công tác khác nhau và hiện nay là Tổng giám đốc, tôi vẫn thường xuyên đi kiểm tra hoạt động của 53 ngọn hải đăng do Tổng công ty quản lý, vận hành từ phía Nam cây đèn Sa Huỳnh tỉnh Quảng Ngãi đến hết địa phận tỉnh Kiên Giang (bao gồm cả 13 ngọn hải đăng Trường Sa). Tôi cũng trực tiếp đi kiểm tra, giám sát trên những con tàu tiếp tế như tàu Hải Ðăng 05.

Cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với anh em nên tôi rất đồng cảm với anh em, cảm phục sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ công nhân, thuyền viên để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Vì vậy, trong tất cả hoạt động của doanh nghiệp, của Ðảng và các tổ chức đoàn thể, tôi luôn chỉ đạo các cấp ưu tiên hàng đầu cho việc bảo đảm việc làm, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; nhất là đội ngũ công nhân làm việc ở các hải đảo xa xôi, hẻo lánh như khu vực phía Tây Nam, khu vực Hòn Hải, Hòn Ðỏ, khu vực Trường Sa…

Cám ơn ông!

    Trong buổi làm việc giữa đoàn công tác Bộ GTVT và Tổng công ty ngày 24/9/2016, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa khẳng định dự án đóng mới tàu tiếp tế, kiểm tra Trường Sa là thiết yếu, đặc biệt trong tình hình diễn biến biển Ðông hiện nay khi sự hiện diện dân sự trên biển đảo góp phần quan trọng trong việc bảo vệ bền vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Bộ trưởng cũng hứa sẽ tiếp tục kiến nghị với Thủ tướng và tìm nguồn vốn để đầu tư dự án này.
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.