Thanh Hoá: Phát triển tiềm năng du lịch biển, đảo Nghi Sơn
30 Tháng Mười 2016 11:16 SA GMT+7
Nghi Sơn là xã đảo nằm trên đảo Biện Sơn hay còn gọi là hòn Biện, đảo Biện, cù lao Biện. Từ trên cao nhìn xuống, hòn đảo này như một cánh tay khổng lồ chìa ra biển, ôm trọn trong lòng nó một vụng nước trong xanh như bích ngọc. Nơi đây có bề dày lịch sử hàng nghìn năm trầm tích lắng đọng, cảnh quan thiên nhiên “Sơn thủy hữu tình” với một quần thể di tích văn hóa và tâm linh, hội tụ đủ tiềm năng để phát triển du lịch.
Đến xã đảo Nghi Sơn, du khách thành tâm vào dâng hương kính bái tại đền thờ Quang Trung. Có dịp về dự lễ hội Quang Trung diễn ra từ ngày 5-7 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tìm hiểu phong tục tế lễ của cư dân vùng biển, tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ tới người anh hùng dân tộc, cầu mong một năm cuộc sống yên bình, ra khơi vào lộng gặp nhiều may mắn. Tiếp đó thăm các di tích: đền thờ Bà Trần Quý Phi (là vợ Long Vương, còn gọi là đền Vua Bà), di tích Giếng Ngọc gắn với thiên tình bi sử Mỵ Châu – Trọng Thủy, đền thờ Quan Sát Hải đại vương, đền thờ tứ vị thánh nương, chùa Biện Sơn, pháo đài Tĩnh Hải; thăm làng chài, đi chợ Nghi Sơn mua hải sản tươi sống về làm quà. Cách trung tâm xã không xa, bãi tắm Nghi Sơn (bãi Đông) dài chưa đầy một ki lô mét đang gọi mời du khách gần xa về nghỉ dưỡng và tắm biển. Làn nước trong xanh, bãi cát vàng phẳng mịn, đặc biệt cát ở đây có hạt vàng to lạ mắt. Sau những phút tắm mình trong dòng nước mát, cảm giác đã đói bụng, du khách nán lại dưới chòi lá như chiếc ô xòe rộng trên bãi cát, nhâm nhi thưởng thức món lẩu hơi cùng với hương vị đặc sản tươi ngon của biển như: cá, mực, ốc, tôm... Đêm đến, được trải nghiệm câu mực cùng bà con ngư dân trên biển và thưởng thức thành quả ngay trên thuyền câu, còn gì thú vị bằng.
 
Từ đảo Nghi Sơn, du khách đi tham quan các điểm di tích thắng cảnh khác trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, như: Động Trường Lâm, một quần thể hang động rộng lớn, đẹp, chứa đựng bên trong những điều kỳ thú. Du khách cũng có thể đến với điểm du lịch sinh thái – tâm linh, thưởng ngoạn phong cảnh hồ Hao Hao đầy thơ mộng, trữ tình và leo núi lên chùa Am Các trong phút thư thái, thanh tịnh. Có cơ hội đi tàu ra đảo Mê anh hùng, được thỏa thuê ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của nước non, mây trời, biển đảo của Tổ quốc, càng thêm yêu, thêm quý từng tấc đất, lãnh hải của đất nước, quê hương. Và, bất cứ ai đến nơi đây cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp tạo hóa đã ban cho con người, như: cụm di tích Lạch Bạng, nhà thờ Ba Làng, đền thờ Quận công Lê Đình Châu, đền thờ Đào Duy Từ, tắm biển Hải Hòa, thăm làng nghề sản xuất nước mắm Do Xuyên... Và, càng không thể cưỡng lại lòng mình khi tận mắt chiêm ngưỡng một đại công trình quy mô, năng động, đó là Khu Kinh tế Nghi Sơn - một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, như: liên hợp lọc hóa dầu, trung tâm nhiệt điện, cảng nước sâu, xi măng... tương lai trở thành một trong các trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng Bắc Trung bộ và của cả nước. Các tuyến du lịch đã trở nên thuận lợi hơn khi kết nối trong tỉnh đi Bán đảo Nghi Sơn – động Trường Lâm – cụm thắng tích làng nghề Ba Làng giới thiệu, quảng bá du lịch gắn với sản phẩm của làng nghề sản xuất nước mắm Ba Làng; tuyến biển Hải Hòa – đảo Mê – Nghi Sơn và 6 tuyến du lịch trong huyện đã được đưa vào khai thác phục vụ tham quan du lịch. 
 
Hiện đã có một số dự án đầu tư trên địa bàn xã Nghi Sơn, như: Dự án Khu du lịch sinh thái đảo Nghi Sơn, do Công ty CP Đầu tư, dịch vụ và Du lịch Nghi Sơn làm chủ đầu tư, với diện tích 106 ha, tổng số vốn là 154,52 tỷ đồng, đã đưa vào sử dụng 11 Bungalow, 5 chòi, 1 quầy bar, 1 nhà hàng. Dự án khu dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng Bắc đảo Nghi Sơn với diện tích 3,10 ha, tổng vốn là 300 tỷ đồng, hiện đang đưa vào khai thác dịch vụ nhà hàng ăn uống, quán cafe sinh thái và đang chuẩn bị hoàn thiện đưa vào khai thác khu tổ hợp khách sạn 7 tầng, khu dịch vụ spa. Tới đây, khi có nhiều doanh nghiệp nữa vào đầu tư sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch dịch vụ đảo Nghi Sơn phát triển năng động hơn nữa trong tương lai.
 
Ông Nguyễn Văn Nghiêm, Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư, dịch vụ và Du lịch Nghi Sơn cho biết, công ty đã đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái đảo Nghi Sơn từ năm 2008, đến cuối năm 2014 đã đưa vào khai thác du lịch. Hiện nay, các hạng mục công trình mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ của dự án. Vì vậy, công ty đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, vừa tiếp tục đầu tư xây dựng vừa đưa vào khai thác nghỉ dưỡng và tắm biển để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong, ngoài tỉnh và cả du khách nước ngoài.
Tuy nhiên, du lịch ở xã đảo Nghi Sơn mới bước đầu hình thành, khó khăn còn nhiều: trục đường duy nhất vào trung tâm xã và các công trình, di tích đang bắt đầu xuống cấp cần được trùng tu, tôn tạo; quỹ đất hạn hẹp, hạn chế việc mở ra các ngành nghề dịch vụ, cơ sở lưu trú; các hộ dân vẫn làm du lịch theo cung cách nhỏ lẻ và tự phát; chưa có nhiều cơ sở hạ tầng du lịch, sản phẩm dịch vụ chưa phong phú; phương tiện vận chuyển khách ra đảo tham quan chủ yếu vẫn là tàu thuyền của ngư dân làm nghề đánh bắt, chưa có tàu dịch vụ du lịch chuyên biệt; phần lớn người dân chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch...  
 
Để phát huy tiềm năng thế mạnh, tạo thuận lợi cho du lịch phát triển, ông Trần Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Nghi Sơn, cho biết: Xã đang kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nhân dân bằng hình thức xã hội hóa đóng góp để trùng tu, tôn tạo các di tích đã xuống cấp và nâng cấp quy mô các lễ hội truyền thống của địa phương như: lễ hội cầu ngư, lễ hội Quang Trung. Đồng thời, khuyến khích các chủ tàu có công suất trên 300 CV cải hoán thành tàu du lịch dịch vụ để vận chuyển khách tham quan ra đảo Mê. Xã cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, xúc tiến các hoạt động du lịch tại địa phương, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh, biến Đảo Ngọc nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái biển, đảo và du lịch văn hóa tâm linh của xứ Thanh.
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.