Thái Bình phát triển cây tỏi trên đất ven biển
Sunday, November 27, 2016 10:44 AM GMT+7
Từ lâu, cây tỏi vốn là cây vụ Đông truyền thống của địa phương ven biển - huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) bởi nó phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và mang lại thu nhập cao cho người dân nơi đây.

Song dù là cây trồng ngay tại địa phương nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng nhận biết được tỏi Thái Thụy so với những loại tỏi được trồng tại những nơi khác. Với việc xác lập nhãn hiệu tập thể “Tỏi Thái Thụy”, đến nay câu chuyện về cây tỏi ở Thái Thụy đã dần đổi khác….

Cây trồng cho hiệu quả cao

Vụ Đông năm 2016 toàn huyện Thái Thụy đã gieo trồng trên 4.600 ha; trong đó diện tích trồng hành và tỏi 500 ha, tập trung chủ yếu tại các xã Thụy An, Thụy Trường, Thụy Tân…. Trong nhiều năm qua, diện tích trồng tỏi tại các xã này luôn duy trì ổn định, chiếm từ 5 - 10% tổng diện tích cây vụ Đông và tạo ra giá trị chiếm 20 - 25% trong tổng số 40% giá trị cây màu toàn huyện trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp nói chung.

Loại cây vụ Đông mang hương vị đặc trưng vốn là gia vị không thể thiếu trong bếp ăn của mỗi gia đình đã giúp người nông dân huyện ven biển Thái Thụy có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Những ngày này trên khắp các cánh đồng của xã Thụy An đều mang màu xanh của lá tỏi. Đây cũng là một trong những địa phương có diện tích trồng tỏi lớn nhất huyện Thái Thụy với 160 ha (chiếm gần 59% so với tổng diện tích trồng cây vụ Đông toàn xã).

Sau khi thu hoạch lúa, nông dân sẽ tiến hành trồng tỏi từ tháng 9 và thu hoạch vào tháng 1 năm sau. Hầu hết các hộ gia đình tại địa phương này đều lựa chọn trồng hành, tỏi là cây vụ Đông chính với trên 1.100 hộ.

Gia đình ông Mai Công Khải, thôn Bắc, xã Thụy An cho biết, tỏi là cây trồng truyền thống từ nhiều năm nay đối với gia đình ông, từ các thế hệ trước đã trồng loại cây này. Với hơn 30 năm thâm canh, ông Khải đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm về loại cây gia vị này. Tỏi là loại cây tương đối dễ trồng nhưng nó thích hợp nhất với vùng ven biển. Trung bình sau hơn 4 tháng gieo trồng, tỏi cho thu hoạch khoảng 3 – 5 tạ/sào.

Theo ông Mai Đức Nhường, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp xã Thụy An, do đặc điểm của đất ven biển chua mặn, pha nhiều đất cát nên thuận lợi cho việc trồng tỏi. Ngoài ra, địa hình cao hơn những nơi khác nên việc tiêu úng dễ dàng hơn, nhất là với các loại cây rau màu nói chung khả năng chịu úng kém.

Nhiều gia đình tại xã Thụy An lựa chọn cách trồng xen hành, tỏi để cho thu nhập cao hơn và tận dụng được các điều kiện thuận lợi sản xuất. Từ đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng đã chi phối nhiều đến chất lượng cây trồng. So với những nơi khác, tỏi Thái Thụy có nét đặc trưng riêng như củ chắc, tép tỏi đều từ 10 - 12 tép, dọc thân gần củ có màu tím tía. Đặc biệt, tỏi Thái Thụy có vị cay, vị thơm đặc trưng.

Năng suất ngày càng cao, diện tích gieo trồng được mở rộng song nông dân xã Thụy An nói riêng và những vùng trồng tỏi tại huyện Thái Thụy nói chung vẫn luôn thấp thỏm vì thị trường đầu ra không ổn định. Với nhiều năm gắn bó với cây tỏi trên đồng đất quê hương, nông dân Mai Công Khải trăn trở, lâu nay chủ yếu tỏi Thái Thụy được bán cho thương lái, giá cả bấp bênh, có khi giá cao đầu mùa được mua với giá 13.000 đồng/kg song có khi lại chỉ được 7.000 - 8.000 đồng/kg.

Hướng đi mới cho tỏi Thái Thụy

Để tháo gỡ khó khăn cho nông dân trồng tỏi và theo quy luật phát triển hướng đến sản xuất lớn, quy mô hàng hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Tỏi Thái Thụy” vào danh mục thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015; trong đó Bộ giao cho tỉnh Thái Bình quản lý dự án này. Dự án do Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện qua thực tế khảo sát tại các địa phương của huyện Thái Thụy.

Ông Nguyễn Đình Chung, Chủ tịch Hội nông dân huyện Thái Thụy cho biết, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể đối với tỏi Thái Thụy có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt trong việc tiêu thụ sản phẩm. Có nhãn hiệu tập thể tức là được định danh với những hệ thống nhận diện riêng và là một hình thức hiệu quả quảng bá sản phẩm, từ đó khẳng định và nâng cao giá trị nông sản qua xác lập nhãn hiệu chung. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng dễ dàng nhận diện và phân biệt được tỏi Thái Thụy so với những loại tỏi được trồng ở những vùng khác.

Ông Chung cho biết thêm, sau 2 năm triển khai dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, mới đây Hội Nông dân huyện Thái Thụy đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận là chủ sở hữu với nhãn hiệu “Tỏi Thái Thụy”. Thực hiện các hoạt động quản lý, kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, Hội nông dân huyện đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Tỏi Thái Thụy” cho 29 hộ hội viên nông dân của 5 xã: Thái Đô, Thái Nguyên, Thụy Tân, Thụy An và Thụy Dũng với thời hạn 3 năm. Với việc xây dựng và đưa nông dân cùng tham gia sử dụng nhãn hiệu sẽ giúp nông dân có trách nhiệm hơn với quy trình sản xuất của mình, từ đó giữ gìn và quảng bá nhãn hiệu, tăng tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường hiện nay.

Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho “Tỏi Thái Thụy” là hướng đi đúng đắn của tỉnh Thái Bình trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và phù hợp quy luật chung. Đây là bước đầu trong lộ trình phát triển nền nông nghiệp bền vững, hướng đến sản xuất hàng hóa, cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.