Phát triển hiệu quả tiềm năng kinh tế đảo
30 Tháng Mười Một 2016 7:10 SA GMT+7
Việt Nam có lợi thế kinh tế biển rất lớn với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ tuy nhiên hiện nay, việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này đến nay vẫn chưa thật sự hiệu quả.

Vùng biển nhiều tiềm năng

Vùng biển nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú như kim loại hiếm, quặng titan, cát thủy tinh, khoáng sản kim loại như vàng, thiếc…Một số đảo, cụm đảo ven bờ có lợi thế địa lý, diện tích lớn và đông dân cư như Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo, Lý Sơn… có thể xây dựng thành các trung tâm kinh tế hải đảo toàn diện, hiện đại, đóng vai trò kết nối quan trọng giữa dải ven biển và các vùng biển phía ngoài trong phát triển không gian biển.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi,nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, các cụm đảo và khu vực ven biển kết hợp tạo ra những khu vực có lợi thế địa lý rất quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng và bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển Tổ quốc. Còn hệ thống đảo ngoài khơi có tính chất tiền tiêu cho vùng biển, là những căn cứ hậu cần nghề cá, tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là hàng hải quốc tế.

Bên cạnh các giá trị cảnh quan nổi, các đảo còn quy tụ hệ sinh thái quan trọng đối với nguồn lợi hải sản, phát triển nghề cá nói chung, nghề cá giải trí nói riêng và du lịch biển – đảo. Cùng đó, nhiều đảo, cụm đảo cũng mang giá trị văn hóa to lớn.

Khai thác dựa trên lợi thế vùng

Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng hiện nay nguồn tài nguyên biển đảo chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả. Không ít đảo có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, không thua kém gì các “đảo thiên đường” của Thái Lan hay Singapore nhưng hiện nay vẫn chưa được khai thác tốt.

Thực tế hiện nay, vẫn còn hiện tượng xé lẻ, chia nhỏ không gian bãi cát xung quanh đảo cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh tại một số đảo. Nguồn lợi hải sản xung quanh các đảo nói chung đều bị khai thác tới mức cạn kiệt. Nước thải và rác thải đang gây ô nhiễm môi trường xung quanh nhiều đảo, ví dụ như một số đảo ở Quảng Ninh, Lý Sơn, Phú Quốc

“Mỗi vùng biển là một hệ thống tài nguyên “đa dụng”, là tiềm năng phát triển của nhiều ngành, như thủy sản, khoáng sản, hàng hải… nhưng hiện nay vẫn thiếu quy hoạch tổng thể, mạnh ngành nào, ngành đó khai thác, dẫn đến xung đột lợi ích và “triệt tiêu” lẫn nhau giữa các ngành trong cùng một không gian biển”, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nhận định.

Theo các chuyên gia, để khai thác tốt lợi ích kinh tế đảo, cần nghiên cứu, điều tra làm rõ đặc tính từng đảo, cụm đảo, tùy thuộc vào lợi thế vùng miền, lợi thế của mỗi cụm đảo và từng đảo riêng biệt. Tuy nhiên, quy hoạch kinh tế đảo phải đặt trong tư duy tổng thể phát triển toàn diện cả kinh tế, địa chính trị, xã hội, khai thác phải đi đôi với bảo tồn thiên nhiên và văn hóa, đảm bảo khai thác bền vững.

“Đối với các cụm đảo nhỏ, đảo hoang sơ chưa có người ở thì phát triển kinh tế đảo gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch sinh thái biển đảo… Còn với các đảo, cụm đảo lớn, đông dân như Phú Quốc, Vân Đồn, Côn Đảo, Cát Bà, Lý Sơn… thì cần có quy hoạch phát triển, xây dựng dựng thành các trung tâm kinh tế hải đảo. Tận dụng các thế mạnh của từng đảo để phát triển ngành du lịch, tạo đà cho phát triển kinh tế – xã hội ”, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nhấn mạnh.

PGS.TS Vũ Thanh Ca đề xuất: “Cần có cơ chế đầu tư tài chính, phát triển khoa học – công nghệ biển để phục vụ quá trình nghiên cứu. Đặc biệt cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, bởi nguồn nhân lực trong lĩnh vực này hiện vẫn còn thiếu và yếu”.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.