Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía Nam (DK1) - Kì 2
04 Tháng Mười Một 2011 6:34 CH GMT+7
Ở đá Cô Lin và khu vực quần đảo Trường Sa có nhiều loài chim sinh sống, đặc biệt là cò và một số loài chim di cư theo mùa. Xung quanh đảo, phía sát ngoài rìa của thềm san hô có nhiều loài cá quý như chim, thu, ngừ và một số loài hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao. Mùa biển lặng, tàu thuyền tập thể, cá nhân của các cơ sở đánh bắt xa bờ, tàu của các nước trong khu vực đến đánh bắt hải sản tương đối đông đúc.

B. Đảo đá ngầm: Có 12 đảo

1. Đảo Đá Nam

Đảo Đá Nam nằm ở phía Bắc quần đảo Trường Sa, vĩ độ 11023’18’’N và kinh độ 114017’54’’E, cách đảo Song Tử Tây khoảng 3,5 hải lý về phía Tây Nam, là một trong những đảo có vị trí quan trọng trên quần đảo. Đá Nam nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dài khoảng 2,3km, rộng khoảng 1,5km. Khi thủy triều thấp có nhiều đá mồ côi nhô lên khỏi mặt nước. Độ cao trung bình khoảng 0,3m. Phía Đông Nam của bãi cạn có một hồ nhỏ dài khoảng 600m rộng 150m, khi thủy triều thấp nhất độ sâu của hồ từ 3-15m.

Đảo Đá Nam, vĩ độ 11023’18’’N và kinh độ 114017’54’’E
 

Về thời tiết ở đây cơ bản chỉ có hai mùa; mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 250C-290C, thấp nhất 140C, cao nhất 350C. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 97%, thấp nhất là 60%. Độ ẩm mang theo nhiều hơi sương muối làm cho trang bị vũ khí, khí tài nhanh chóng xuống cấp và lương thực thực phẩm nhanh chóng bị hư hỏng. Mỗi năm ở đây có tới hơn 130 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng 4 là tháng ít có gió mạnh nhất, đây là thời điểm chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam. Từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm thường có bão đi qua khu vực đảo, biển động, sóng cao từ 4m-5m, có những tháng cao điểm mưa to, gió lớn gây khó khăn cho tàu ra neo đậu làm nhiệm vụ tại đảo.

2. Đảo Đá Lớn

Đảo Đá Lớn thuộc bãi đá ngầm của nền san hô ngập nước, nằm ở vĩ độ 10003’42’’N và kinh độ 113051’06’’E. Cách đảo Nam Yết khoảng 28 hải lý về phía Tây - Tây Nam. Khí hậu thủy văn ở Đảo Đá Lớn mang đặc trưng khí hậu thủy văn của đảo Trường Sa, mùa hè mát, mùa đông ấm. Tuy nhiên do vĩ độ thấp nên buổi trưa hơi oi bức. Mùa khô ở đảo bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Những tháng mùa khô thời tiết rất khắc nghiệt, ngày nắng nóng kéo dài từ sáng sớm đến tối xẩm. Tuy nhiên đây lại là thời kỳ sóng yên, biển lặng rất thuận tiện cho tàu thuyền đi lại, làm ăn trong khu vực.

Đảo Đá Lớn

Chế độ thủy triều của đảo là nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống. Số ngày nắng trên đảo thường dao động trên dưới 300 ngày trong năm. Đảo chịu sự chi phối của 3 khối gió mùa Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam. Mùa gió mạnh và hoạt động dài ngày là gió mùa Đông Bắc về mùa Đông và gió mùa Tây Nam về mùa hè, mang hơi nước mặn từ biển gây hư hại cho vũ khí, trang bị và ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ chiến sĩ trên đảo. Mùa mưa thời tiết mát mẻ hơn, nhưng hay có giông tố, bão, áp thấp. Cùng với các đảo trên quần đảo Trường Sa, Đá Lớn là lá chắn vòng ngoài bảo vệ sườn phía Đông của các tỉnh Nam Trung bộ. Nằm trong cụm đảo Nam Yết, Đá Lớn có thể phối hợp với các đảo trong cụm và trong quần đảo tạo thành thế trận liên hoàn, bảo vệ cho mình và cho các đảo khác chống lại sự xâm chiếm và lấn chiếm của các lực lượng nước ngoài.

Để giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, từ năm 1988 đến năm 1994, được sự chỉ đạo và đầu tư của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng, Công binh Hải quân đã xây dựng 3 nhà lâu bền, mở một luồng vào lòng hồ. Tùy thuộc vào sóng gió mà tàu ra đảo có thể vào neo đậu ở gần các nhà lâu bền để làm công tác chuyển tải. Xung quanh Đá Lớn, sát ngoài rìa của thềm san hô có nhiều loài cá quý hiếm như: cá chim, cá thu, cá ngừ và một số loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Mùa sóng yên biển lặng, tàu thuyền của các địa phương ven biển Việt Nam và các nước trong khu vực đến đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản tương đối đông đúc. Từ vị trí địa lý và giá trị kinh tế của đảo Đá Lớn nói riêng cũng như khu vực quần đảo Trường Sa nói chung, càng khẳng định việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và thềm lục địa có một ý nghĩa chiến lược rất to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

3. Đảo Đá Thuyền Chài

Đảo Đá Thuyền Chài nằm ở vĩ độ 08011’00’’N và kinh độ 113018’36’’E cách đảo Trường Sa khoảng 87 hải lý về Đông Nam và cách đảo An Bang khoảng 20 hải lý về phía Đông Bắc. Đảo chạy theo hướng Đông - Tây Nam, dài khoảng 17 hải lý, rộng khoảng 3 hải lý. Xung quanh đảo có thềm san hô chiều rộng khoảng 200-350m, hai đầu thu nhỏ, giữa phình to, từ xa trông đảo có hình dáng một cái thuyền đánh cá của ngư dân, nên từ lâu người ta đặt tên cho đảo là đảo Thuyền Chài.

Đảo Thuyền Chài

 

Phần phía Đông Bắc đảo có độ cao lớn hơn phần phía Đông Nam. Dọc theo suốt hai phần ba chiều dài của đảo, tính từ Tây Nam lên Đông Bắc, lác đác có những khối đá mồ côi cao trên mặt nước từ 0,2-0,4m (khi thủy triều xuống còn 0,5m). Dọc theo một phần ba đảo còn lại, đá mồ côi trồi lên mặt nước, dày hơn và cao hơn. Giữa đảo Thuyền Chài có một hồ nước sâu, khi thủy triều xuống thấp nhất vẫn bị ngập nước. Hồ có chiều dài khoảng 11km, chiều rộng trung bình 2km. Trong hồ có 3 bãi cát nhỏ nhô lên khi thủy triều xuống còn khoảng 0,5m và khi nước lớn, cả 3 bãi này đều bị ngập sâu 1m.

Ở bờ phía Đông của hồ, phía Nam đảo Thuyền Chài, Công binh Hải quân Việt Nam đã đào một luồng (năm 1987) cho tàu đi vào trong hồ. Luồng dài khoảng 300m, rộng 20m; khi thủy triều ở đảo Trường Sa cao 2m, độ sâu của luồng ở phía cửa và trong hồ 1,8m. Thềm san hô - tính từ phía Đông Bắc của hồ lên phía Bắc chạy dài theo hướng Bắc Nam, dài khoảng 13km, rộng 3km. Trên nền san hô này có những mô đá. Tháng 3 năm 1987, Công binh Hải quân đã xây dựng hai nhà lâu bền trên đảo Thuyền Chài (một nhà ở đầu Bắc, một nhà ở đầu Nam của đảo và 4 nhà cao chân (một nhà ở đầu Bắc, một nhà ở đầu Nam và hai nhà ở khoảng giữa bờ Tây của đảo).

4. Đảo Đá Cô Lin

Đảo Đá Cô Lin nằm ở vĩ độ 09046’24’’N và kinh độ 114015’12’’E, nằm cách đảo Sinh Tồn khoảng 9 hải lý về phía Tây Nam, cách bãi đá Gạc Ma (Trung Quốc chiếm giữ) khoảng 1,9 hải lý về phía Tây Bắc và cách bãi đá Len Đao khoảng 6,8 hải lý về phía Tây - Tây Nam. Đá Cô Lin có dạng một hình tam giác nhưng cạnh hơi cong, mỗi cạnh dài khoảng 1 hải lý. Khi thủy triều lên, đảo bị ngập chìm trong nước. Khi thủy triều xuống thấp, cả đảo chỉ lộ ra một vài hòn đá mồ côi.

Đảo Cô Lin
 

Điều kiện khí hậu, thủy văn ở đá Cô Lin mang đặc trưng khí hậu, thủy văn của quần đảo Trường Sa, có mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Nhưng tháng mùa khô khí hậu rất khắc nghiệt, ngày nắng, nóng, oi bức kéo dài từ 4 giờ 30 phút đến 19 giờ hàng ngày. Tuy nhiên đây là thời kỳ sóng yên, biển lặng rất thuận lợi cho các đoàn khách từ đất liền ra kiểm tra nắm tình hình, tham quan, động viên bộ đội trên đảo. Đồng thời cũng là mùa đánh bắt hải sản của ngư dân các tỉnh ven biển Trung bộ, Nam Trung bộ và Nam bộ. Ở vĩ độ thấp, gần đường xích đạo, số ngày nắng trên đảo chịu sự chi phối của 3 khối gió mùa Đông Bắc, Đông Nam và Tây Bắc thường xuyên thay nhau thịnh hành mang hơi nước từ biển thổi vào, gây hư hại cho các trang thiết bị, vũ khí. Những tháng mùa mưa thời tiết mát mẻ hơn nhưng lại hay có giông gió bất thường, ảnh hưởng đến các hoạt động trên đảo.

Ở đá Cô Lin và khu vực quần đảo Trường Sa có nhiều loài chim sinh sống, đặc biệt là cò và một số loài chim di cư theo mùa. Xung quanh đảo, phía sát ngoài rìa của thềm san hô có nhiều loài cá quý như chim, thu, ngừ và một số loài hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao. Mùa biển lặng, tàu thuyền tập thể, cá nhân của các cơ sở đánh bắt xa bờ, tàu của các nước trong khu vực đến đánh bắt hải sản tương đối đông đúc.

 

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, đảo của Tổ quốc, lực lượng Hải quân đã xây dựng ở đây một nhà lâu bền và một nhà cao chân; hai nhà này cách nhau khoảng 100m. Với vị trí tiền tiêu, đá Cô Lin cùng phối hợp với các đảo khác của quần đảo Trường Sa tạo thành thế trận liên hoàn, vững chắc; là lá chắn vòng ngoài bảo vệ biển, đảo; bảo vệ hướng phía Đông của các tỉnh Nam Trung bộ, Nam bộ.

5. Đảo Đá Len Đao

Đảo Đá Len Đao cùng với 2 hòn đá Cô Lin, Gạc Ma (Trung Quốc chiếm giữ) nổi lên như 3 cạnh của 1 hình tam giác. Đảo nằm ở vĩ độ 09046’48’’N và kinh độ 114022’12’’E. Cách đảo Sinh Tồn về phía Đông Nam 6,5 hải lý, cách đá Cô Lin về phía Đông 6,4 hải lý, cách đá Gạc Ma (Trung Quốc chiếm giữ) về phía Đông Bắc là 5,5 hải lý. Bề mặt Đá Len Đao tương đối bằng phẳng, khi nước thủy triều xuống thấp bãi san hô nổi lên khoảng 0,5m, khi nước thủy triều lên cao bãi ngập khoảng 1,8m. Bãi cát san hô trên đảo lấy tâm là nhà lâu bền cứ xoay một vòng là hết một năm, vào tháng 3, tháng 4 có gió mùa Đông Bắc bãi cát dịch chuyển về phía Tây Nam của đảo, khi nước triều lên có thời điểm bãi cát tạo thành hình bản đồ Việt Nam, đã có rất nhiều nhà báo đến thăm đảo chụp được hình ảnh có một không hai này.

Đảo Len Đao

Sự kiện ngày 14-3-1988 còn mãi in đậm trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam khi “nước ngoài” xâm lược. Sỹ quan trẻ thiếu úy Trần Văn Phương được lệnh chỉ huy bộ đội chốt giữ đá Gạc Ma đã bình tĩnh, thực hiện đúng đối sách, cùng lực lượng đóng giữ đảo đã khôn khéo, dũng cảm, kiên quyết chống lại, ôm chặt lá quốc kỳ, biểu tượng chủ quyền của Tổ quốc trên đảo. Trong cuộc chiến đấu một mất, một còn không cân sức đó, “nước ngoài” đã nổ súng vào đồng chí Trần Văn Phương, anh đã anh dũng hy sinh, máu thịt của anh đã quyện chặt với mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc.

Trong sự kiện này, 74 cán bộ, chiến sĩ cùng 3 tàu đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng của biển cả. Và cũng tại nơi đây, nơi các anh đã anh dũng ngã xuống khi tuổi đời còn tươi đẹp nhất và từ đó cho đến ngày nay cứ vào dịp 14-3 hàng năm, những người lính đảo lại thắp hương để tưởng nhớ tới các anh. Các con tàu đưa các đoàn đại biểu đến thăm, kiểm tra đá Len Đao thường dừng lại, thả những vòng hoa xuống vùng biển và giành thời gian mặc niệm tưởng nhớ đến các đồng chí đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ quần đảo Trường Sa của Tổ quốc.

6. Đảo Đá Tiên Nữ

Đảo Đá Tiên Nữ nằm ở vĩ độ 08051’18’’N và kinh độ 114039’18’’E, cách Cam Ranh 374 hải lý, cách đá Tốc Tan 35 hải lý về phía Đông. Chiều dài nhất khoảng 6,5km, chiều rộng nhất khoảng 2,8km. Đảo là một vành đai san hô khép kín; gắn với câu chuyện huyền thoại về một người con gái xuất hiện giữa biển khơi, mang đến bình yên cho vùng này.

Đảo Tiên Nữ

Khi thủy triều xuống còn khoảng 0,7m, có những gò san hô nổi lên, nhiều và cao nhất là rìa Bắc và rìa Đông của đảo. Ở rìa Đông có hai hòn đá mồ côi luôn cao hơn mặt nước biển. Khi thủy triều xuống còn 0,1m, toàn bộ vành ngoài mép san hô đều nổi cao lên, có thể đi bộ quanh đảo. Thềm san hô quanh đảo có chiều rộng từ 300-500m. Phía trong vành đai san hô là hồ. Chiều dài hồ khoảng 7,5km, chiều rộng khoảng 3,4km. Điều kiện thời tiết, thủy văn của đảo Tiên Nữ mang đặc điểm kiểu thời tiết, thủy văn của quần đảo Trường Sa, mát về mùa hè, ấm về mùa đông; có hai mùa mưa và khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Đây là thời kỳ sóng biển tương đối êm ả, ít giông bão và không có thời tiết bất thường xảy ra. Chế độ thủy triều của đảo là nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống. Lượng mưa phân bố không đều, về mùa khô cả tháng không có giọt nước mưa, về mùa mưa có ngày lượng mưa lên tới 300mm.

Đảo Đá Tiên Nữ có vị trí rất quan trọng. Nằm trong khu vực III của quần đảo Trường Sa. Từ đảo Tiên Nữ đến các đảo Tốc Tan, Núi Le, Phan Vinh và một số đảo ở phía Nam của quần đảo Trường Sa khoảng cách không xa, thuận tiện cho việc trao đổi thông tin, gặp gỡ, tiếp xúc giữa các đảo và là địa chỉ tin cậy của ngư dân các địa phương ra sản xuất trong khu vực này. Là đảo nằm ngoài cùng của sườn phía Đông quần đảo Trường Sa, như một vị trí tiền tiêu của quần đảo, dễ phát hiện mục tiêu từ xa tới và cùng với các đảo trong quần đảo tạo thành lá chắn ngoài cùng đầu tiên bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Xung quanh đảo có nhiều loài cá tôm cá quý hiếm như cá ngừ, cá mú, cá tráp, tôm hùm, rùa biển dễ đánh bắt, khai thác, chế biến phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện trên đảo đã có nhà lâu bền, vừa là nơi học tập, sinh hoạt, công tác, ăn, ở, nghỉ ngơi, vừa là công trình chiến đấu phòng thủ đảo. Trong lòng hồ có phao buộc tàu, luồng ra vào có tiêu chỉ dẫn, thuận tiện cho tàu thuyền.

7. Đảo Đá Núi Le

Đá Núi Le là bãi cát san hô ngầm, nằm ở vĩ độ 08042’36’’N và kinh độ 114011’06’’E, cách Cam Ranh hơn 300 hải lý, cách đảo Tốc Tan 6,0 hải lý về phía Đông. Đảo trải dài theo hướng Bắc - Nam, chiều dài khoảng 10km, rộng khoảng 5km. Đảo có thềm san hô xung quanh tương đối khép kín, bên trong là hồ, chiều dài 11 hải lý, chiều rộng 2,3 hải lý. Khi thủy triều xuống thấp nhất, rải rác có những điểm nhô lên khỏi mặt nước.

 

 

Bình minh trên đảo Núi Le

Thời tiết khí hậu, thủy văn của đảo Núi Le phản ánh đặc trưng thời tiết, khí hậu, thủy văn của quần đảo Trường Sa, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nắng, nóng, giông gió thất thường. Lượng mưa phân bổ không đều, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4 không có mưa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 ngày nào cũng có mưa, có ngày lượng mưa hơn 200mm. Thủy triều của đảo là chế độ nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống.

Đảo có vị trí rất quan trọng, nằm ở vị trí trung tâm của khu vực III thuộc quần đảo Trường Sa, gần các đảo Tốc Tan, Tiên Nữ, Phan Vinh, tạo thành lá chắn vòng ngoài, phía Đông của quần đảo Trường Sa bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Là địa chỉ tin cậy của ngư dân các địa phương mỗi khi ra đánh bắt hải sản ở khu vực này. Trong khu vực đảo có nhiều loài tôm cá quý như cá ngừ, cá mú, tôm hùm, rùa biển đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân và xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao.

8. Đảo Đá Tốc Tan

Đảo Đá Tốc Tan nằm ở vĩ độ 08048’42’’N và kinh độ 113059’00’’E, cách bãi đá Đông khoảng 78 hải lý về phía Đông. Khi thủy triều xuống một số đá mồ côi nhô lên khỏi mặt nước. Những ngày biển động, có thể phát hiện cụm bãi đá này từ xa nhờ sóng biển đập vào bờ san hô tung bọt trắng xóa. Cụm bãi đá Tốc Tan có chiều dài khoảng 20km, rộng khoảng 7km, diện tích trung bình 75km2. Thềm san hô phía Bắc rộng hơn phía Nam và tạo thành vành đai liền, còn thềm san hô phía Nam thường bị đứt quãng bởi các luồng vào hẹp và nông.

 
 

Đảo Tốc Tan năm 1988
Độ sâu trung bình trong hồ của cụm bãi đá này tương đối lớn, giới hạn trong khoảng 15-25m. Trong hồ có nhiều đá mồ côi lập lờ dưới mặt nước có 3 phao buộc tàu, đường kính 2m, các phao được cố định với đáy bằng rùa bê tông, mỗi rùa nặng khoảng 3 tấn. Công binh Hải quân Việt Nam đã xây dựng trên thềm san hô của cụm bãi đá phía Tây 3 nhà lâu bền: Một nhà ở thềm san hô phía Tây Bắc (nhà B); một nhà ở thềm san hô phía Bắc (nhà C); một nhà ở thềm san hô phía Đông Nam (nhà A).

9. Đảo Đá Đông

Đảo Đá Đông nằm ở vĩ độ 08049’42’’N và kinh độ 112035’48’’E, cách đảo Đá Tây khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách đảo Châu Viên (Trung Quốc chiếm giữ) 10 hải lý về phía Tây. Đảo nằm theo hướng Đông Tây, chiều dài của đảo khoảng 14km, chỗ rộng nhất của đảo khoảng 3,8km. Diện tích đảo Đá Đông khoảng 36,4km2. Cấu trúc vành đai san hô phía Bắc cao hơn so với vành đai san hô phía Nam. Khi thủy triều Trường Sa xuống 0,4m thì vành đai san hô phía Bắc đã nhô lên khỏi mặt nước, vành đai san hô phía Nam thấp hơn, nên khi thủy triều xuống còn 0,2m thì vành đai san hô mới nhô lên khỏi mặt nước.

Đảo Đá Đông

Đảo Đá Đông thuộc cụm Trường Sa trong quần đảo Trường Sa. Khí hậu thủy văn của đảo Đá Đông mang đặc trưng khí hậu thủy văn của quần đảo Trường Sa, mùa hè mát, mùa đông ấm hơn trong đất liền. Tuy nhiên do ở vĩ độ thấp nên thời tiết buổi trưa hơi oi bức. Mùa khô ở đảo bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Những tháng mùa khô thời tiết rất khắc nghiệt, ngày nắng kéo dài từ sáng sớm đến tối xẩm. Tuy nhiên đây là thời kỳ sóng yên, biển lặng rất thuận tiện cho tàu thuyền đi lại, làm ăn trong khu vực, nhất là các đoàn khách từ đất liền ra không mấy khi gặp sóng to, gió lớn. Thủy triều trên đảo là chế độ nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống. Số ngày nắng trên đảo thường dao động trên dưới 300 ngày trong năm. Đảo chịu sự chi phối của 3 khối gió mùa Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam, mạnh và hoạt động dài ngày là gió mùa Đông Bắc về mùa đông và gió mùa Tây Nam về mùa hè, mang hơi nước từ biển vào nên gây hư hại cho vũ khí trang bị và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bộ đội trên đảo. Những tháng mùa mưa thời tiết mát mẻ hơn nhưng hay có giông bão, ảnh hưởng tới hoạt động ở trên đảo.

Cùng với các đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa, đảo Đá Đông là lá chắn vòng ngoài bảo vệ sườn phía Đông của các tỉnh Nam Trung bộ. Nằm trong cụm Trường Sa, đảo Đá Đông có thể phối hợp với các đảo trong cụm và trong quần đảo tạo thành thế trận liên hoàn, bảo vệ cho mình và các đảo khác chống lại sự xâm chiếm của các lực lượng nước ngoài. Xung quanh đảo Đá Đông, phía ngoài của thềm san hô có nhiều loài cá quý như chim, thu, ngừ, mú và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Mùa sóng yên, biển lặng, các loại tàu thuyền của ngư dân các địa phương ven biển Việt Nam và các nước trong khu vực đến đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản tương đối đông đúc. Do đặc điểm là đảo đá ngầm, cho nên để bảo đảm cho lực lượng hải quân ăn ở, sinh hoạt và thực hiện nhiệm vụ, công binh Hải quân đã xây dựng trên bãi san hô Đá Đông 3 nhà lâu bền. Một nhà ở thềm san hô phía Tây; một nhà ở thềm san hô phía Bắc và một nhà ở thềm san hô phía Đông.

10. Đảo Đá Tây

Đảo Đá Tây nằm ở phía Nam quần đảo Trường Sa, vĩ độ 0805’30’’N và kinh độ 112013’06’’E, cách đảo Trường Sa khoảng 20 hải lý về phía Đông Bắc, là một trong những đảo có vị trí quan trọng trên quần đảo. Đảo Đá Tây có dạng hình quả trám, nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, ở giữa là một cái hồ, có độ sâu không đều. Chiều dài đảo có thể phân ra thành 4 đảo nhỏ riêng biệt được ngăn cách bằng các luồng. Ở bãi san hô phía Đông có một doi cát nổi lên, chỗ cao nhất khoảng 0,7m.

Điểm A đảo Đá Tây

Về thời tiết ở đây cơ bản chỉ có hai mùa: Mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-300C, thấp nhất 150C, cao nhất có khi lên đến 360C. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76-80%, cao nhất là 97%, thấp nhất là 60%. Độ ẩm mang theo nhiều hơi sương muối làm cho trang bị vũ khí, khí tài nhanh chóng xuống cấp và lương thực thực phẩm nhanh chóng bị hư hỏng.

Mỗi năm ở đây có tới hơn 130 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng 4 là tháng ít có gió mạnh nhất, đây là thời điểm chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam. Từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm thường có bão đi qua khu vực đảo, có những tháng cao điểm mưa to, gió lớn gây khó khăn cho tàu ra neo đậu làm nhiệm vụ tại đảo.

11. Đảo Đá Lát

Đảo Đá Lát nằm ở phía Nam quần đảo Trường Sa, tọa độ 08040’42’’N và 111040’12’’E, cách đảo Trường Sa khoảng 14 hải lý về phía Tây. Đảo Đá Lát nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dài khoảng 5,9km, rộng khoảng 1,6km, diện tích khoảng 9,9km2. Đá Lát là đảo san hô khép kín, phía trong là hồ nước, khi thủy triều lớn toàn đảo bị ngập nước, thủy triều xuống thấp các bãi san hô và đá mồ côi nhô lên khỏi mặt nước.

Đảo Đá Lát

 

 

Về thời tiết ở đây cơ bản chỉ có hai mùa: Mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-300C, thấp nhất 150C, cao nhất có khi lên đến 360C. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76-80%, cao nhất là 97%, thấp nhất là 60%. Độ ẩm mang theo nhiều hơi sương muối làm cho trang bị vũ khí, khí tài nhanh chóng xuống cấp và lương thực thực phẩm nhanh chóng bị hư hỏng. Mỗi năm ở đây có tới hơn 130 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng 4 là tháng ít có gió mạnh nhất, đây là thời điểm chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam. Từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm thường có bão đi qua khu vực đảo, có những tháng cao điểm mưa to, gió lớn gây khó khăn cho tàu ra neo đậu làm nhiệm vụ tại đảo.

12. Đảo Đá Thị

Đảo Đá Thị nằm ở phía Bắc quần đảo Trường Sa, vĩ độ 10024’42’’N và kinh độ 114022’12’’E, cách đảo Sơn Ca khoảng 6 hải lý về phía Đông - Đông Bắc, là một trong những đảo có vị trí quan trọng trên quần đảo. Đảo Đá Thị có hình hơi tròn và dẹt về hai đầu, nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, là đảo đá ngầm dài 1,5-2km, rộng khoảng 1-1,3km. Đảo có độ dốc về hướng Đông Nam, độ sâu của đảo không đều, khi nước thủy triều cao khoảng 1,2m thì toàn bộ đảo nằm dưới mặt nước khoảng 0,6m. Khi mặt đảo nhô lên khỏi mặt nước 0,3m thì ở giữa đảo vẫn còn chỗ có nước. Về thời tiết ở đây cơ bản có hai mùa: Mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25-290C, thấp nhất 140C, cao nhất 350C.

Chiến sĩ Hải quân trồng rau trên đảo Đá Thị

 

 

Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76-80%, cao nhất là 97%, thấp nhất là 60%. Độ ẩm mang theo nhiều hơi sương muối làm cho trang bị vũ khí, khí tài nhanh chóng xuống cấp và lương thực thực phẩm nhanh chóng bị hư hỏng. Mỗi năm ở đấy có tới hơn 130 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng 4 là tháng ít có gió mạnh nhất, đây là thời điểm chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam. Từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm thường có bão đi qua khu vực đảo, biển động, sóng cao từ 4-5m, có những tháng cao điểm mưa to, gió lớn gây khó khăn cho tàu ra neo đậu làm nhiệm vụ tại đảo./.

N.L. (sưu tầm)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.