Vịnh Hạ Long lọt top 10 kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới
Tuesday, February 07, 2017 12:02 AM GMT+7
Theo bầu chọn của Touropia, đồng cỏ Serengeti (châu Phi), quần đảo Galapagos (Ecuador), sông Amazon (Nam Mỹ), Vịnh Hạ Long (Việt Nam)… là một trong 10 kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới.
1. Đồng cỏ Serengeti. Là hệ sinh thái xavan nằm trên lãnh thổ châu Phi, trải dài từ phía Bắc Tanzania đến Tây Nam Kenya, với diện tích khoảng 30.000 km2. Nó là một trong 7 kì quan thiên nhiên châu Phi và 1 trong 10 kì quan của thế giới với cuộc di cư khổng lồ của những đàn động vật có vú diễn ra hàng năm.

2. Quần đảo Galapagos. Quần đảo gồm 13 đảo chính, 6 đảo nhỏ và 107 khối đá nằm ở phía Tây ngoài khơi bờ biển Ecuador, thuộc Thái Bình Dương, có tổng diện tích 8.010 km2. Quần đảo này nằm ở vị trí được xem là điểm nóng địa chất, nơi vỏ Trái Đất vẫn còn yếu do nham thạch phía dưới. Hòn đảo già nhất trong quần đảo được hình thành cách đây từ 5 - 10 triệu năm. Trong khi những hòn đảo trẻ nhất (Isabela và Fernandina) vẫn đang được hình thành và tạo ra các đợt phun trào núi lửa, lần phun trào mới nhất là năm 2005.

3. Sông Amazon. Là dòng sông ở Nam Mỹ. Nó là một trong những sông dài nhất thế giới và có lưu vực rộng nhất thế giới. Sông Amazon chiếm khoảng 20% tổng lưu lượng nước ngọt cung cấp cho các đại dương. Chỗ rộng nhất của sông vào mùa khô khoảng 11 km. Vào mùa mưa lũ, chỗ rộng nhất của sông có thể lên đến 40 km và khu vực cửa sông có thể rộng tới 325 km.

4. Thác Iguazu. Thác nước nằm trên sông Iguazu, biên giới của bang Parana (Brazil) và tỉnh Misiones (Argentina). Nó có độ cao thay đổi từ 60 - 82m. Số lượng những thác nước nhỏ dao động từ 150 - 300, tùy thuộc vào lượng nước.

5. Hẻm núi Grand Canyon. Là khe núi dốc được tạo ra bờ sông Colorado ở tiểu bang Arizona (Mỹ). Nó nằm trong vườn quốc gia Grand Canyon. Hẻm núi Grand Canyon bị sông Colorado cắt tạo nên một khe núi hàng triệu năm về trước, với đội dài 446 km, rộng 0,4 - 24 km và sâu hơn 1.600m.

6. Rạn san hô Great Barrier. Là hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới bao gồm khoảng 3.000 tảng đá ngầm riêng rẽ và 900 hòn đảo, kéo dài khoảng 2.600 km, bao phủ một vùng có diện tích xấp xỉ 344.400 km2. Phần đá ngầm nằm ở khu vực biển San Hô, cách bờ biển Queensland về hướng Đông Bắc Australia.

7. Châu Nam Cực. Lục địa nằm xung quanh cực Nam của Trái Đất. Nó nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như nằm hoàn toàn trong vòng Nam Cực và được bao bọc xung quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2. Nó là lục địa lớn thứ 5 về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ.

8. Đỉnh Everest. Là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất khi so với mực nước biển, tính đến thời điểm hiện tại là 8.848 mét, nó đã giảm độ cao 2,4cm sau trận động đất tại Nepal ngày 25/4/2015 và đã dịch chuyển 3cm về phía Tây Nam. Đường lên đỉnh Everest là biên giới giữa Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc).

9. Vịnh Hạ Long. Vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh. Nó được giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km2 bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335 km2 quần tụ dày đặc 775 hòn đảo.

10. Sa mạc Sahara. Là sa mạc lớn nhất thế giới và hoang mạc lớn thứ 3 trên trái đất (sau Châu Nam Cực và vùng Bắc Cực), với diện tích hơn 9.000.000 km2. Được bao bọc bởi Đại Tây Dương ở phía Tây, dãy núi Atlas và Địa Trung Hải ở phía Bắc, biển Đỏ (Hồng Hải) và Ai Cập ở phía Đông; Sudan và thung lũng sông Niger ở phía Nam. Điểm cao nhất trong sa mạc là đỉnh núi Emi Koussi với độ cao 3.415m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Tibesti phía Bắc nước Tchad.
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.