Lời nguyện trên đảo Lý Sơn
09 Tháng Ba 2017 8:01 SA GMT+7
(Cadn.com.vn) - Một ngày tháng Ba, anh cùng em ra đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Đây là quê hương của đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, nơi xuất phát những đội thuyền ra trấn giữ và đánh bắt hải sản quý ở Hoàng Sa thời nhà Nguyễn. Người dân nơi đây còn lưu truyền câu ca dao nao lòng khá nổi tiếng Hoàng Sa trời nước mênh mông Người đi thì có mà không thấy về.

Câu ca dao đượm buồn, da diết ấy đã nói lên phần nào về nỗi cơ cực, nguy hiểm của người đi trấn giữ Hoàng Sa. Những con thuyền gỗ giong buồm rời bến cát nhấp nhô bóng người thân tiễn đưa nơi chân sóng ập òa nhằm hướng đi tới... Ngày xưa, trực chỉ Hoàng Sa luôn là một hải trình rình rập những tai ương rủi ro, nào lốc gió bão giông, nào giang hồ cướp biển. Vượt biển cả mênh mông, ngoài chuẩn bị đầy đủ lương thực thực phẩm, nước ngọt, những ngư dân Lý Sơn không bao giờ không mang theo bảy sợi dây mây, bảy nẹp thanh tre dài bằng tầm người và đôi chiếu cói. Nếu có mệnh hệ gì thì được bạn đồng hành bó liệm mang về hay thả xuống biển. Thường có đi mà ít có trở về, bởi thế mà bây giờ đảo Lý Sơn vẫn còn ngổn ngang những ngôi mộ gió và tục lệ lễ khao lề là thế em ạ. Mộ gió là những ngôi mộ không có xương cốt của người mất mà chỉ có đất sét, cành dâu cùng lòng đỏ trứng gà chôn vùi xuống cát. Em biết chăng, đành biết nguy hiểm “một đi có thể không trở lại” nhưng các hùng binh Hoàng Sa  của chúng ta không bao giờ nản chí, mềm lòng, vì biển Đông là một phần của Tổ quốc thân yêu. Trong mỗi chuyến hành trình, họ không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao mà còn hun đúc nên nhiều thế hệ lính Hoàng Sa can trường và dũng cảm đã có công trong việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1815, nhất là đã dựng bia chủ quyền đầu tiên của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa vào năm 1838. Chính họ là những người đầu tiên xác lập chủ quyền của Tổ quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà danh thơm được lưu truyền trong sử sách và đọng lại trong trí nhớ dân gian...

Khách tham quan tại Cột cờ đảo Lý Sơn.

  Chiều tháng Ba, chớm hoàng hôn mà trời Lý Sơn vẫn sáng rực. Vầng dương ngập ngừng không muốn lặn. Đứng trước anh linh các Hùng binh Hoàng Sa trong Bảo tàng hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (Trường Sa), anh hỏi em đang cầu xin điều gì? Em cười: “Bây giờ ta viết ra tay điều mình cầu nguyện anh nhé, xem thử có trùng nhau không?”. Chúng mình như hai đứa trẻ chơi trò bói chữ. Kết quả là trên lòng bàn tay của anh và em đều ghi chữ “Hòa bình”. Trước màu xanh ngờn ngợn của biển Đông, vị mặn của muối và máu, trước anh linh các Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, anh và em cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình, nhân dân ta và toàn cõi nhân loại được hoan ca, an lạc. Hãy đẩy chiến tranh vào dĩ vãng và bắt đầu từ một biển Đông không còn dậy sóng, không còn vị mặn của máu...

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.