Thiêng liêng Côn Đảo
26 Tháng Tư 2017 8:23 SA GMT+7
(Cadn.com.vn) - Tháng Tư, hòa vào dòng người từ khắp mọi miền đất nước, chúng tôi về Côn Đảo, nơi hàng vạn đồng bào yêu nước, chiến sĩ cách mạng đã chịu cảnh tù đày gian khổ trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, nơi cách đây hơn 40 năm được ví là chốn "địa ngục trần gian"...

Côn Đảo-xa mà gần

Mỗi ngày có hai chuyến tàu thủy khởi hành từ Bà Rịa-Vũng Tàu ra Côn Đảo và ngược lại với hành trình 12 giờ trên biển.  Những ngày thời tiết tốt và không có gió chướng có từ 6 - 10 chuyến bay từ  TPHCM đi và đến Côn Đào với thời gian bay khoảng 45 phút, bằng loại máy bay nhỏ ATR72 của Hãng Hàng không Vasco. Lần này chúng tôi ra Côn Đảo bằng máy bay bay ở tầm thấp. Từ trên cao thấy rõ những con tàu của ngư dân ta trên biển Đông. Khoảng 30 phút bay, từ xa đã nhìn thấy những cụm núi giữa biển khơi và một đường băng nối từ chân núi sát biển vào trung tâm núi lớn là sân bay Côn Đảo. Máy bay hạ cánh và rời sân bay Côn Đảo theo con đường vòng cung sát chân núi, hai bên có nhiều hoa anh đào trắng, qua những cung đèo quanh co, bên này là những vạt rừng nguyên sinh xanh ngắt một màu, bên kia là những sườn dốc nối dài theo bờ cát trắng bao bọc ven biển là bóng dáng thị trấn Côn Đảo. Thị trấn Côn Đảo (Đảo Lớn) trong cụm 16 hòn đảo ở đây, có điện tích 51 km2, là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, chính quyền một cấp không có phường, xã, người dân xử lý công việc trực tiếp với chính quyền huyện, dân số khoảng 7.000 người, trong đó phần lớn là CBCC nhà nước, người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh, dịch vụ,  85%, các  nhu yếu phẩm phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của quân và dân nơi đây từ đất liền chuyển ra.

 

Trước Nghĩa trang Hàng Dương

Không biết tự bao giờ, du khách khi về thăm Côn Đảo có lệ viếng nghĩa trang Hàng Dương vào lúc 12 giờ khuya. Đến nghĩa trang Hàng Dương với biết bao xúc động. Dòng người lặng lẽ đốt nhang trên hàng nghìn ngôi mộ nằm san sát bên nhau. Phía khu B  Nghĩa trang có mộ chị Võ Thị Sáu. Đêm khuya, quanh mộ Chị, những cựu tù Côn Đảo, những du khách từ các miền đất của quê hương lần lượt vào viếng Chị. Bản nhạc "Biết ơn chị Võ Thị Sáu" dìu dặt vang lên trong đêm vắng như quyện vào hồn thiêng sông núi. Những ánh lửa tỏa ra, những que nhang cháy mờ tỏ bên những nấm mộ... cảm xúc  linh thiêng tràn ngập trong lòng mỗi người.

Đến nơi đây, chúng ta mới thấy hết sự khốc liệt của chế độ nhà tù thực dân, đế quốc, thấu hiểu sự hy sinh của những chiến sĩ cách mạng cho quê hương đất nước.

Những người con Quảng Nam- Đà Nẵng  kiên trung

Tôi thường gặp những người đã từng chiến đấu, công tác ở chiến trường Khu V đều có những tình cảm sâu nặng với vùng đất này. Có một điều là mỗi khi nhắc đến Quảng Nam, Đà Nẵng, dù ở đâu họ cũng thấy gần gũi và thân thương với đất và người nơi này. Chúng tôi về Côn Đảo, qua những nhà tù, bảo tàng và những chứng tích còn lại ở nơi này. Tất cả như lặng  trong cảm xúc đau thương khi đọc danh sách hàng trăm, hàng ngàn người con của Quảng Nam, Đà Nẵng, trải qua các giai đoạn lịch sử cách mạng đã chịu bao đau thương ngục tù, bao cực hình tra tấn man rợ  của bọn thực dân và Mỹ-ngụy. Không biết bao nhiêu người con kiên trung của xứ Quảng  đã hóa thân vào đất khi còn hàng nghìn nấm mộ vô danh, không biết bao người nằm lại trên mảnh đất Côn Đảo. Không ít người đã trở về với quê hương trong thương tật vẫn còn hằn sâu trên cơ thể.

Trong lịch sử 113 năm, từ khi thực dân pháp thành lập nhà tù  Côn Đảo vào năm 1862, những tù nhân đầu tiên là những sĩ phu yêu nước phong trào cần Vương, Đông kinh Nghĩa thục, kháng thuế ở Trung kỳ. Trong đó phần lớn là người Quảng Nam như:  Phan Châu Trinh, Nguyễn Thành, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng... Từ 1955-1975 có hàng trăm tù nhân là những người con của quê hương Quảng  Nam- Đà Nẵng. Và còn có không biết bao nhiêu người con của quê hương Quảng Nam, Đà Nẵng phải chịu những tháng ngày tù đày, cực hình khổ sai trong những khu nhà tù Côn Đảo như  Chuồng cọp, Chuồng gà, Chuồng bò, Xà lim... nhưng những con người ngày ấy luôn mang trong mình tinh thần đấu tranh vì độc lập tự do và giải phóng dân tộc...

Côn Đảo-nơi yên nghỉ của hàng vạn đồng bào yêu nước và chiến sĩ cách mạng, giờ đây từng ngày thay đổi trong chiều hướng phát triển, đang thu hút khá nhiều nhà đầu tư trên nhiều lĩnh vực, du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, tham quan... Chúng tôi chưa có dịp thống kê nhưng rất đông người dân xứ Quảng là những cựu tù Côn Đảo, những cư dân mới đến từ sau 1975,  đang sinh sống làm ăn  góp phần vào sự phát triển chung của Côn Đảo hôm nay. Không lâu nữa Côn Đảo có triển vọng sẽ là di sản hỗn hợp của thế giới đầu tiên ở Việt Nam (gồm Văn hóa-Lịch sử -Thiên nhiên) như trong dự án phát triển Côn Đảo trong tương lai.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.