Tháng tư về tôi nhớ Trường Sa
27 Tháng Tư 2018 9:14 SA GMT+7
(LĐTĐ) “Dù mười năm qua rồi/ Dù nhiều năm qua nữa/ Tháng tư về/ Tôi nhớ/ Trường Sa ơi Trường Sa”

Đã hơn mười năm trôi qua nhưng cứ mỗi khi bóc tờ lịch cuối của tháng Ba là trong lòng tôi lại chộn rộn những niềm xúc cảm vô bờ. Tháng Tư về không chỉ mang đến cho tôi một tháng Tư ngập tràn nắng gió với nụ cười nắng lóa khi trên bàn làm việc là những đóa loa kèn trắng đến tinh khôi chợt bừng chợt nở. Tháng Tư về náo nức trong tôi khi niềm cảm xúc dâng cao với tất cả lòng tự hào.

Tôi nhớ.

Một ngày đầu tháng Tư của năm 2007, năm tôi tròn tuổi năm mươi, cái tuổi đánh dấu một đời người bước sang trang mới. Và đúng vào cái năm trang trọng đó tôi lần đầu tiên “được về với Trường Sa”.

Về với Trường Sa như lòng chúng tôi nói thế. Về với Trường Sa như sâu trong tâm khảm đó là tiếng nói thực tình. Tiếng nói của một người lính từng mười năm “giữ chốt biên cương”.Tôi được về với đồng đội của mình.Về với tuổi hai mươi ngực tràn hăm hở.

Tháng tư biển Đông bình lặng.Khoảnh khắc yên bình hiếm hoi khi mà trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc còn luôn dậy sóng như trong câu hát “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên”.

Tôi nhớ.

Khi cùng anh em đồng chí trong đoàn công tác của Thủ đô Hà Nội đặt những bước chân đầu tiên trên đảo Trường Sa lớn. Những bước chân như chùng lại.Chùng lại để thêm một lần cảm nhận dòng máu Lạc Hồng đang chảy trôi trên phần cơ thể xa xôi nhưng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam. Những bước chân trên đảo Trường Sa cứ thôi thúc, cứ lâng lâng, cứ dâng trào và cứ xao xuyến lạ. “Đất quê ta mênh mông/ Lòng mẹ rộng vô cùng”. Xin hãy hiểu ý nghĩa gắn liền một thể đất nước trong câu hát này.Lòng mẹ Việt Nam vô bờ, lòng mẹ bao dung, lòng mẹ giang rộng đón những “đứa con xa” vào lòng.

Tôi nhớ.

Những giây phút đầu tiên trông thấy phần máu thịt của “đất nước ông bà” ở nơi chân trời ấy. Nhớ cái cảm xúc vỡ òa khi qua ánh sáng tỏ mờ có ai đó cùng đứng trên boong tàu cất lên tiếng reo thổn thức “Trường Sa kia rồi”.

Cái vệt xanh xanh mờ mờ chờn vờn trước mặt. Đó là đảo Trường Sa lớn. Và tôi cũng reo náo nức “Đã tới Trường Sa. Đã tới Trường Sa”.

Tôi nhớ.

Đoàn công tác của Thủ đô Hà Nội lần này là đoàn công tác đầu tiên ra với Trường Sa. Tuy có hơi muộn nhưng chuyến công tác này của đoàn lại mang một ý nghĩa vô cùng giá trị. Sự có mặt của Thủ đô Hà Nội trên đảo Trường Sa nói lên sự gắn liền thiêng liêng trong một chỉnh thể quốc gia giữa vùng biển đảo xa xôi với “trái tim của cả nước”. Đây chính là vinh dự mà nhân dân cả nước trao cho đoàn công tác Thủ đô và chúng tôi tự hào vì ở đâu đó sâu thẳm trong tim mình – chúng tôi là những nhân chứng của thời đại để từ đó thêm một lần nêu cao trách nhiệm giữ gìn và khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Được coi là trung tâm của quần đảo Trường Sa. Được xem như là “thủ phủ” của một huyện xa xôi và cũng nhiều cam go nhất nước, đảo Trường Sa lớn chào đón chúng tôi như chào đón những người thân lâu ngày mới gặp. Đảo Trường Sa lớn thay mặt các đảo chìm đảo nổi của quần đảo Trường Sa chào đón chúng tôi với niềm thương yêu vô tận. Hà Nội đó Trường Sa đây gần gũi biết bao và thân như thể không gì thân hơn.

Mang hình dáng của một tam giác vuông với cạnh huyền dài hơn 600 mét, đảo Trường Sa lớn có diện tích chừng 0,2 km2 và được kiến tạo bởi rạn san hô hàng triệu triệu năm tuổi. Thượng tá Nguyễn Đại Dương, đảo trưởng đảo Trường Sa lớn đã nhanh chóng thông tin với chúng tôi. Ơ cái ông thượng tá dáng gày gày và có nước da đen nhẻm này sao lại có cái tên nghe “trùng hợp” như vậy, nghe cứ như là định mệnh ấy. Tôi ghé tai thượng tá Nguyễn Đại Dương nói đùa “Đại dương ở với đại dương. Hai nguồn biển cả vô biên.Gian lao, vất vả, xa xôi sá gì”. Vị đảo trưởng cười vui chỉ tay “Anh có thấy cậu chiến sĩ đang lúi húi bên luống rau xanh kia không? Cậu ấy là Nguyễn Hải Triều, mới ra đảo được một tuần nhưng điều đáng nói là bố của cậu ấy là đảo trưởng tiền nhiệm của tôi đấy”.Ái chà chà.Tôi xuýt xoa trong cổ, một sự “song trùng” không gì tuyệt vời hơn.

Trên đảo Trường Sa có giếng nước ngọt. Chỉ cần đào xuống chừng một mét thôi là gặp mạch ngầm. Thế mới diệu kỳ. Dĩ nhiên nước ngọt này chỉ có thể để giặt giũ và tưới rau được. Còn nước ngọt cho ăn uống thì vẫn phải “cậy nhờ” vào những cơn mưa. Thượng tá Nguyễn Đại Dương cho biết thêm “Anh em phải tạo ra những vật dụng để trữ nước mưa dùng quanh năm. Hiện đảo không phải chờ đất liền cung cấp hay tiếp tế nước ngọt”. Một khả năng “tự túc” cho thấy những người giữ đảo đã “thắng” được thiên nhiêm kham khổ.

Tôi nhớ.

Tháng Tư cây cối trên đảo khá xanh tốt. Ngoài cây phong ba nổi tiếng với sức chịu đựng nắng gió và muối mặn, cây dạn dĩ kiên cường này anh em chiến sĩ còn ví von gọi là “cây nho biển”. Thì ra những chùm quả phong ba trông từa tựa một chùm nho chín và thực tế quả phong ba có vị chua chua ngòn ngọt. Về màu xanh trên đảo cũng không thể không kể đến cây bàng vuông. Đó là một giống bàng khá lạ bởi quả bàng có hình vuông vuông, to cỡ chiêc sấm pha chè.

Dưới tán bàng vuông rợp xanh che chở chúng tôi đã có những phút giây hàn huyên cùng các chiến sĩ trẻ. Ồ, các chiến sĩ trẻ hôm nay rất tự tin và có kiến thức. Tháng ngày sống, huấn luyện, công tác và sẵn sàng chiến đấu vô cùng căng thẳng nhưng dường như những điều đó không làm họ phân tâm.

Trong tiếng gió biển rì rào, dưới ánh nắng chan hòa chúng tôi đã cùngcác chiến sĩ trẻ say sưa trò chuyện. Thật khác với những “mường tượng” khi chưa tới đảo, ở đây anh em chiến sĩ rất đều biểu lộ một tinh thần, một ý chí tiến công không chê vào đâu được và một sự hiểu biết khá am tường.

Lại nhớ những ngày đầu tháng Tư năm 1975, khi các chiến sĩ Lữ đoàn 126 đặc công hải quân anh hùng nén mình dưới hầm tàu, bình tĩnh quan sát thái độ của máy bay và tàu chiến Mỹ. Các chiến sĩ ta đã nhận được lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Bí mật hành quân trên biển nhanh chóng giải phóng Trường Sa”.

Đó là những ngày căng thẳng, khẩn trương nhưng không kém phần quyết liệt. Vừa hành quân vừa nghiên cứu hải trình những con tàu của Lữ đoàn 125 hải quân – đoàn tàu không số huyền thoại – đã khẩn trương “âm thầm” nhằm hướng Trướng Sa. Và ngày 29-4-1975, sau gần hai mươi ngày hành quân trên biển, vượt hơn 2000 hải lýcác chiến sĩ ta đã tiến hành đổ bộ đánh chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Sau này trong một đánh giá khách quan các nhà nghiên cứu lịch sử đã không ngần ngại gọi cuộc hành quân trên biển đánh chiếm Trường Sa thực sự là “mũi tiến công thứ 6” trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Kể từ đó tới nay, lá cờ Tổ quốc Việt Nam tung bay lồng lộng bất chấp hiểm nguy sừng sững uy nghiêm giữa biển Đông ầm ào sóng vỗ.

Ngược dòng thời gian cho thấy nhà nước Việt Nam xưa đã từ lâu chiếm hữu thật sự quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa và liên tục thực hiện quyền chủ quyền đối với hai quần đảo này. Trong bản đồ xứ Đàng Trong do ông Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774 thì “Bãi cát vàng – Hoàng Sa” và “Vạn lý Trường Sa" đều được thể hiện.

Ngay nhà bác học Lê Quý Đôn trong tác phẩm “Phủ biên tạp lục” viết năm 1776 cũng đã ghi “Phủ Quảng Ngãi ở ngoài cửa biển xã An Vinh, huyện Bình Sơn có núi gọi là Cù Lao Ré, phía ngoài có đảo đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hóa vật, Triều đình lập đội Hoàng Sa để đi lấy, đi thuyền ba ngày đêm thì mới đến”.

Xa hơn nữa, trong bản đồ biển Đông của anh em nhà VanLangRen, người Hà Lan in năm 1595 và trong bản đồ Mesccato in năm 1693 thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được vẽ thành một đảo dính liền nhau có hình lá cờ đuôi nheo và nằm sát bờ biển miền Trung Việt Nam.

Tuy những nét vẽ xa xưa đó chưa hoàn chỉnh và có phần đơn giản nhưng cũng nói lên một thực tế không thể đảo ngược được, đó chính là: Hoàng Sa và Trường Sa đã từ lâu thuộc về nước Việt và do các thể chế nhà nước Việt ở các thời kỳ khác nhau liên tục khai thác và liên tục xác lập quyền chủ quyền.

Tôi nhớ.

“Thủ đô Hà Nội trên đảo Trường Sa” câu nói đầy hãnh diện, đầy tự hào của Trung tá Tạ Trung Đức, chính trị viên đảo Trường Sa, không chỉ nói nên một sự thật mà cao hơn đó là niềm tin yêu của cán bộ chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa.

Từ niềm tự hào chính đáng này mà ngay sau những tiếp xúc đầu tiên với đoàn công tác Thủ đô Hà Nội, người chính trị viên của đảo đã thẳng thắn thay mặt cán bộ chiến sĩ và nhân dân Trường Sa bầy tỏ tâm nguyện, anh xúc động nói trong hơi thở gấp gấp “Chúng tôi muốn trao tặng nhân dân Thủ đô Hà Nội thông qua đoàn công tác lá cờ Tổ quốc đã ngày ngày hiên ngang tung bay trên đảo”.

Tôi nhớ “lễ trao lá cờ Trường Sa”diễn ra nhanh chóng ngay sau khi ý tưởng đó được toàn thể mọi người có mặt trên đảo Trường Sa đồng tình ủng hộ. Dưới ánh trăng đêm hôm rằm tháng Hai ta (tức ngày mùng 3 tháng 4 năm 2007) lá cờ Tổ quốc từng thấm bao máu xương của bao anh hùng liệt sĩ, lá cờ Tổ quốc từng tung bay trên đảo Trường Sa nay đã được gấp lại gọn gàng.

Xúc động và trang nghiêm trong tiếng nhạc Tiến quân ca hùng tráng và trong giọng hát trầm vang lên bên tiếng sóng biển vỗ dạt dào. Dưới chân cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa, Thượng tá Đảo trưởng Nguyễn Đại Dương hai tay bưng lá cờ bước những bước chân khỏe khoắn tiến đến trao cho vị Trưởng đoàn công tác của Thủ đô Hà Nội. Giây phút xúc động lắng lại rồi bừng dậy tiếng vỗ tay của tất cả những ai có mặt khi đó.

Tôi nhớ. Nước mắt ai ai cũng ứa niềm xúc động. Một lễ trao tặng quốc kỳ “độc nhất vô nhị” mãi mãi khắc ghi. Ngoài kia, biển Trường Sa ầm ào từng đợt sóng vỗ mạnh mẽ vào chân đảo như biển Tổ quốc cùng hòa đồng vào giai điệu tự hào.

“Chúng tôi giơ tay đón nhận lá cờ

Do những người lính Trường Sa trao tặng

Hứa với mặn mòi

Hứa với những gì sâu lắng

Hứa với trăng thanh

Hứa với chính mình

Trường Sa!

Chúng tôi giang tay đón nhận lá cờ

Do những người lính Trường Sa trao tặng

Hẹn với hàng cây

Hẹn từng tia nắng

Hẹn với bờ cát trắng

Hẹn với từng tấc đảo thân yêu

Chúng tôi hẹn với nhau

Hà Nội!”

Tùy bút của Nguyễn Trọng Văn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.