Sân bay Vân Đồn sắp đưa vào khai thác: Động lực cho vùng đất hoang sơ trở mình cất cánh
13 Tháng Bảy 2018 10:07 SA GMT+7
Sáng 11.7, chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên xuất phát từ sân bay Cát Bi (Hải Phòng) hạ cánh xuống Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Dự kiến, sân bay Vân Đồn sẽ khai thác vào tháng 10. Như vậy, với sân bay Vân Đồn hoàn thành đưa vào khai thác, cùng với tuyến cao tốc nối Hải Phòng - Quảng Ninh, sẽ là động lực cho kinh tế, du lịch huyện đảo Vân Đồn cất cánh.

Khai thác từ tháng 10

Theo thông tin từ chủ đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Tập đoàn Sungroup) sau khi hạ cánh xuống Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, máy bay hiệu chỉnh sẽ tiếp tục thực hiện bay trên vùng trời đặc khu. Trên máy bay hiệu chỉnh có đầy đủ các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra chất lượng của sân bay, đánh giá đúng tiêu chuẩn của cảng hàng không quốc tế. Chủ đầu tư cũng dự kiến sẽ thực hiện các chuyến bay hiệu chỉnh tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn trong khoảng 1 tuần. Như vậy sau hơn 2 năm thi công, Cảng hàng không quốc tế đầu tiên trong cả nước do tư nhân đầu tư đã hoàn thành, sẵn sàng đón chuyến bay thương mại đầu tiên vào cuối năm 2018.

Dự kiến khi đi vào hoạt động, mạng bay quốc tế chủ đạo sân bay Vân Đồn khai thác đến năm 2020 sẽ tập trung ở thị trường Đông Bắc Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (TQ), đây cũng là các thị trường chiếm tới 60% khách quốc tế đến Quảng Ninh. Khách từ Trung Quốc có thể bay thẳng đến Quảng Ninh thay vì phải đến sân bay Cát Bi (Hải Phòng) hoặc sân bay Nội Bài (Hà Nội) rồi chuyển tiếp bằng đường bộ như hiện nay. Với việc được đầu tư đồng bộ theo tiêu chuẩn sân bay quốc tế ngay từ đầu, sân bay Vân Đồn cũng được kỳ vọng sẽ tăng cường và mở rộng mạng đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Châu Âu… trong giai đoạn 2020-2030.

Theo một lãnh đạo ngành hàng không, trong khi nguồn lực đầu tư của Nhà nước hạn chế thì tư nhân hóa sân bay là giải pháp hiệu quả, đặc biệt việc đưa mô hình quản trị tư nhân có thể khắc phục những hạn chế trong chất lượng dịch vụ tại một số cảng hàng không hiện nay. Trên thế giới, việc tư nhân hóa sân bay đã có nhiều mô hình thành công như tại Anh, Australia…

Kết nối cho du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng phát triển

Vân Đồn hội tụ nhiều tài nguyên thiên nhiên độc đáo, với trên 600 hòn đảo lớn nhỏ, có đảo đá, đảo đất, trong đó 20 đảo có người ở, hệ thống hang động đá vôi đa dạng, các bãi tắm đẹp trải dài vẫn giữ được vẻ hoang sơ. Hệ động thực vật phong phú và đa dạng với nhiều loại quý hiếm. Hệ sinh thái rừng có 1.028 loài, hệ sinh thái biển có 881 loài, trong đó có 102 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Rừng tự nhiên ở Vân Đồn tập trung ở Vườn Quốc gia Bái Tử Long, là nơi có rừng trâm nguyên sinh độc đáo nhất Việt Nam.

Bên cạnh đó, Vân Đồn còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc qua các thời kỳ: Dấu tích thành cổ nhà Mạc, nhà Nguyễn; thương cảng cổ Vân Đồn; chùa tháp xã Thắng Lợi; di tích lưu niệm Bác Hồ trên đảo Ngọc Vừng; cụm di tích cấp quốc gia đình, chùa, miếu, nghè Quan Lạn; lễ hội Vân Đồn, hát hò biển ở xã Thắng Lợi, hát soọng cô của người dân tộc Sán Dìu xã Bình Dân. Vân Đồn còn có nhiều làng nghề mang đậm truyền thống văn hoá vùng biển Bắc Bộ.

Với tiềm năng kể trên, tuy nhiên từ nhiều năm nay Vân Đồn vẫn được xem là vùng đất đang ngủ quên, chưa được đánh thức tiềm lực. Ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Trưởng ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, tại Diễn đàn Bền vững Việt Nam 2018 tổ chức mới đây tại Hà Nội cho biết, mục tiêu là phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Vân Đồn trở thành vùng động lực phát triển, qua đó thúc đẩy tăng trưởng để Quảng Ninh trở thành đầu tàu kinh tế khu vực phía Bắc và có sức lan toả ra cả nước.

Trong đó, định hướng chính là đưa Vân Đồn trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh; trung tâm kinh tế năng động phát triển ngành nghề mới, trình độ cao, trọng tâm là dịch vụ, du lịch phức hợp cao cấp, công nghiệp giải trí hiện đại có casino, công nghiệp công nghệ cao; trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo.

Mục tiêu là vậy, tuy nhiên, theo các nhà đầu tư, kinh doanh du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng thì Vân Đồn hiện vẫn là vùng đất hoang sơ, cần đầu tư thêm nhiều hạ tầng như khách sạn, resort, các khu vui chơi, giải trí để biến Vân Đồn thành trung tâm trên bản đồ du lịch cả nước. Theo Sở Du lịch Quảng Ninh, quý I/2018, Quảng Ninh đón 4,6 triệu lượt du khách, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng thu du lịch đạt trên 7.300 tỉ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Nhận định về tiềm năng du lịch này, đại diện nhà đầu tư có công trình khách sạn, resort lên tới gần nghìn tỉ cho biết, lâu nay Vân Đồn hấp dẫn nhưng để đến được đây vẫn còn trở ngại, tuy nhiên điều này đã trở nên dễ dàng hơn vào năm sau. “Hiện tại đã có tuyến cao tốc Hải Phòng - Quảng Ninh đang đẩy nhanh tiến độ, còn khách quốc tế thì có sân bay Vân Đồn, các trung tâm lớn trong khu vực ASEAN chỉ cách 4 đến 5 giờ bay” - vị này nói.

VÂN GIANG

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.