Chuyện nước ngọt ở “quần đảo bão tố”: Kỳ 3 - “Cuộc chiến” chống khát
03 Tháng Tư 2019 6:20 CH GMT+7
(TN&MT) - Cuộc sống của những người lính Công binh Hải quân xây đảo gắn liền với nước ngọt. Những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nước ngọt ở Trường Sa đồng nghĩa với khó khăn sinh tử. Cán bộ chiến sĩ Công binh Hải quân Trung đoàn 83 đã bước vào cuộc chiến đấu mới để xây dựng những “loa thành mang dáng hình Tổ quốc”.

Mỗi người một lít một ngày

Cựu binh Trung tá Trương Huy Mão, nguyên là chiến sĩ Trường Sa, hiện đang sống ở Khu nhà hải quân đường 30/4 phường 11 Vũng Tàu có bề dầy hơn 10 năm lăn lộn khắp các đảo Trường Sa để cấp nước ngọt đem ra từ đất liền để phục vụ xây các công trình nói với chúng tôi trong niềm tự hào: “Nếu lính bây giờ đi đảo có thể được nằm máy lạnh, nhưng ngày xưa được uống ca nước lã là hạnh phúc lắm rồi. Nếu không có những ngày gian khổ ấy, thì sao xây được đảo. Những năm chúng tôi sống ở Trường Sa, thực sự là những ngày tháng gian truân nhưng vô cùng vinh dự. Bây giờ Trường Sa không khó khăn về nước ngọt như ngày trước, nhưng các chiến sĩ cũng không được tắm giặt thỏa thuê như đất liền. Tôi, vợ và con tôi luôn ủng hộ Trường Sa”.  

anh 2

Chậu nước mặn rửa tay, nước ngọt rửa mặt, ảnh tư liệu.

Cựu binh Trương Huy Mão kể, ban ngày nhiệt độ ở Trường Sa nóng đến 38 độ, cộng với gió Tây Nam thổi mạnh, hơi nước mặn từ biển bốc lên, càng làm cho khí hậu thêm khắc nghiệt. Công việc đầu tiên của cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh Hải quân là thiết kế nơi ăn ở, nhanh chóng bắt tay vào xây đảo. Một bài toán vô cùng khó khăn đặt ra là làm gì để có nước ngọt, trong khi lượng nước ngọt do tàu Đại Khánh đựng trong can nhựa vơi dần, trời thì không mưa, nước từ giếng nhiễm mặn không sao ăn được. Thời điểm đó, ngoài Trường Sa Lớn và Song Tử Tây không có đảo nào có nước ngọt. Hai đảo này có bể chứa nước của Ngụy để lại, mỗi bể chừng 6 khối, nhưng cũng không dùng được vì nhiễm thuốc súng, phân và lông chim. Trước tình thế ấy, để sinh tồn và xây đảo, chỉ bằng một cách là tiết kiệm tối đa cho đến khi có nguồn nước viện trợ từ đất liền. Kế hoạch tiết kiệm là mỗi người một lít một ngày cho cả đánh răng rửa mặt. “Nói là một lít, nhưng chúng tôi múc đầy cái cà-mèn của Liên Xô cũng được hơn một lít. Chừng ấy nước, lúc xây đảo, tôi chỉ tu hai hơi là hết, vậy mà phải uống dè”, ông Mão chia sẻ.

Ngoài tiêu chuẩn mỗi người một cà-mèn/ngày/ một lít đánh răng rửa mặt, chiều chiều các chiến sĩ lội xuống biển tắm, người nọ kỳ lưng cho người kia, tắm xong anh em lên dội lại nước lợ từ giếng. Do tắm nước biển lâu ngày, nên da người nào cũng xù xì như lớp sừng bám, tất cả cán bộ chiến sĩ người nào cũng đen choay, khi cười chỉ nhìn thấy răng và mắt. Việc ăn uống vô cùng khổ sở. Có khi, mỗi bữa ăn, cả đại đội chỉ có 4 hộp thịt hộp của Liên Xô, đổ thêm nước rồi nấu sôi, chan cơm. Anh em thèm một bữa rau xanh cháy cổ nhưng lấy đâu ra giữa Trường Sa chỉ có nắng gió cát và sỏi đá ấy.

Ông Trương Huy Mão nhớ lại: “Vào thời điểm xây những ngôi nhà đầu tiên trên đảo vô cùng khó khăn. Trên trời nắng cháy da, mặt đảo nóng hừng hực do cát bốc lên, anh em phải dùng bạt che tạm làm nhà ở. Mùa gió chướng, cả đảo mù mịt cát bụi càng làm cho khí hậu khắc nghiệt, càng nhớ đất liền hơn. Khó khăn thì không thể nói hết được, nhưng điều quan trọng là cán bộ chiến sĩ luôn vững vàng, yên tâm tư tưởng và quyết tâm xây đảo. Nhiều chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ đã xung phong ở lại tiếp tục xây đảo. Đối với chúng tôi, khó khăn không bao giờ sờn lòng, gian nan không bao giờ chùn bước”.

anh 3

Mầm xanh từ những giọt nước hiếm. ảnh Tư liệu

Những “loa thành” mang dáng hình Tổ quốc

Điều quan trọng nhất của chiến lược “Xây đảo Trường Sa” những ngày đầu giải phóng là những ngôi nhà nhanh chóng mọc lên trên các hòn đảo, vừa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam vừa có chỗ cho bộ đội có nơi học tập sinh hoạt.

Để bảo đảm tiến độ các công trình, cán bộ chiến sĩ Công binh Hải quân Trung đoàn 83 và 131 vừa phải chạy đua với thời gian, vừa phải chống chọi với khí hậu khắc nghiệt. Sau chuyến tàu Đại Khánh và tàu TLU (tàu há mồm của Liên Xô sản xuất), nhiều chuyến tàu sau đó liên tục vận chuyển nước ngọt từ đất liền ra xây đảo. Ngày tiếp nhận nước ngọt, cả đảo vui mừng như ngày hội, các chiến sĩ trẻ hò reo vang khắp đảo. Theo qui định, mỗi lần nhận nước ngọt, sau khi chuyển nước từ tàu vào đảo, mỗi chiến sĩ được tắm, giặt 30 lít (1 can). Hàng trăm bước chân lội ào ào xuống nước bám chặt vào san hô, hàng trăm can nước được cõng trên vai vào đảo. Ngời sáng trên những khuôn mặt mặn mòi da bánh mật là nụ cười quên hết nhọc nhằn. Sau những can nước ngọt cõng vào đảo, các chiến sĩ bắt đầu “xả láng”. Người nọ múc nước tưới lên lưng người kia, người này kỳ ghét cho người khác. Họ nói cười khúc khích, vì từ lâu lắm rồi nay mới được gội đầu, nay mới được thấm đẫm làn da. Có chiến sĩ chỉ dùng 20 lít, còn 10 lít để giành ngày sau. Sau bữa “xả láng” ấy, tinh thần các chiến sĩ phấn khởi và yêu đời vô cùng. Hình ảnh những ngôi nhà sừng sững giữa biển trời lấp lánh trong tim họ.

Thượng tá Tạ Quang Nam, hiện là Phó tham mưu trưởng Phòng tham mưu Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, nguyên là chiến sĩ Đoàn M31 Công binh Hải quân gần 10 năm xây đảo Trường Sa cho biết: “Đói có thể nhịn được chứ khát thì không thể. Khó khăn nhất lúc ấy vẫn là nước ngọt. Trên lưng anh em bọn tớ đã cõng hàng nghìn can nước trên vai, đi hết đảo này đến đảo khác. Lúc ấy khí thế luôn hừng hực, tình yêu Tổ quốc luôn đầy ắp trong tim. Nhiều chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống để những loa thành mang dáng hình Tổ quốc mọc giữa ngàn khơi”.

Mỗi khi trời có dấu hiệu mưa, các chiến sĩ đem xoong nồi, thùng phuy, can và tất cả những gì đựng được để sẵn sàng hứng nước. Ai cũng mừng thầm vì được tắm thỏa thuê, nhưng mưa không tới đảo. Đứng ở mép đảo nhìn trời mưa mà rớt nước mắt.

 

Kỳ 4: “Cả đảo chờ mưa”.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.