Chuyện nước ngọt ở “quần đảo bão tố”: Kỳ cuối - Giọt nước ngọt thắm tình quốc tế
04 Tháng Tư 2019 7:38 CH GMT+7
(TN&MT) - “Cảm ơn các bạn đã cứu chúng tôi từ lòng biển cả. Nếu không có nước ngọt của các bạn lọc từ cát và sỏi đá Trường Sa Việt Nam, chúng tôi đã chết khát và chẳng thể trở về. Lòng mến khách của các bạn thật tuyệt vời. Cảm ơn các bạn rất nhiều và chắc chắn chúng ta sẽ gặp lại nhau”. Đó là đoạn trích trong bức thư của nữ phi công Mỹ viết vội cảm ơn cán bộ chiến sĩ Tàu HQ11 cách đây 31 năm về trước. Câu chuyện cán bộ chiến sĩ tàu HQ11, HQ 187 của Lữ đoàn 171 Hải quân nhường phần nước của mình và lọc nước dằn qua cát vàng Trường Sa cho người bạn Mỹ tắm mỗi buổi sáng với niềm tự hào chứa chan tình quốc tế cao cả.

Thuyền trưởng nhịn trước chiến sĩ noi theo

11 giờ 15 phút trưa 10/7/1988 như thường lệ, cán bộ chiến sĩ tàu HQ-11 ăn cơm vừa xong chuẩn bị nghỉ trưa, thì bất chợt phát hiện tiếng máy bay gầm rú phía đông đảo Đá Lớn cách 3 hải lý. Chỉ vài phút sau, chiếc máy bay dạng vận tải quân sự vụt tới lắc lư như có ý xin hạ cánh rồi đâm nhào xuống biển. Tất cả cán bộ chiến sĩ trên tàu chỉ kịp nhìn thấy một luồng sóng trắng xoá, rồi từ đó hiện lên một chiếc phao cao su, trên đó có 3 người.

Tổ công tác tàu HQ -11 nói: “Chúng tôi là cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng cứu các bạn”. 3 phi công mừng rỡ lộ rõ trên khuôn mặt. Một phi công nữ nói và ra hiệu chị đang có thai trong bụng ba tháng, xin được cứu chị. Tổ công tác nhanh chóng đưa 3 phi công về tàu HQ-11 và giành tất cả không gian câu lạc bộ sĩ quan cho 3 phi công.

Nữ phi công là Stein Necker nhân viên, còn hai người kia là Richard Kamaurer (chỉ huy tổ lái), và nhân viên Michael Rneel. Họ là thành viên của đoàn bay CT-39-NALO192 thuộc Hải quân Mỹ (Hạm đội Thái Bình Dương). Hôm đó họ đi làm nhiệm vụ từ Singapore đến căn cứ Hải quân Subic (philippines) thì gặp thời tiết xấu, máy bay không thể hạ cánh được, bèn bay vòng ra biển thì gặp nạn.

Vào thời điểm ấy, tàu HQ-11 đi làm nhiệm vụ trên biển xa đã 73 ngày nước ngọt đã cạn. Để có thêm phần nước ngọt cho các bạn Mỹ, Thuyền phó quân sự Hoàng Văn Thể đã phát động phong trào tiết kiệm: “Mỗi người nhịn tắm 7 ngày giành nước ngọt cho 3 phi công, thuyền trưởng nhịn trước, chiến sĩ noi theo”.

anh 3,,

Chiến sĩ đảo Sơn Ca rửa mặt bằng nước ngọt từ hầm chứa dự trữ.

Mặc dù nước ngọt ở mức “báo động”, nhưng bằng tất cả tình yêu nhân loại cán bộ chiến sĩ tàu HQ11 đã tiết kiệm tối đa, nhường phần nước của mình cho các bạn Mỹ. Riêng nữ phi công Stein Necker được “ưu tiên” tắm và gội đầu mỗi buổi sáng. Trong 3 ngày ở tàu HQ-11, các bạn Mỹ vẫn được dùng nước ngọt 10 lít/ngày. “Đó là phần nước nghĩa tình của bộ đội Hải quân Việt Nam”- Thượng tá Hoàng Văn Thể nói.

Cát vàng Trường Sa, lọc ra nước ngọt

Sau khi liên lạc qua đường ngoại giao, sáng 13.7.1988, 3 phi Mỹ được tàu HQ-187 chở về đất liền. Cũng như tàu HQ-11, nước ngọt ở tàu HQ-187 cạn kiệt, chỉ còn lại nước dằn dưới hầm tàu. “Không thể để các bạn Mỹ thiếu nước ngọt”, nghĩ vậy, tối đến, máy trưởng Đại úy Bùi Văn Nhưng đã xuống hầm tàu gạn nước dằn đổ vào cái ang muối dưa, dùng cát vàng lấy từ đảo Đá Lớn để lọc. Sáng ra cái ang muối dưa gần đầy nước trong vắt chừng 10 lít, đủ cho chị Stein Necker tắm và gội đầu.

Trung tá Bùi Văn Nhưng cho biết: “Lúc ấy cả tàu xác định, dù mình khát chứ không thể để các phi công Mỹ khát, vì đó là danh dự, là sự lòng mến khách. Bản thân tôi đã lọc nước dằn bằng cát vàng lấy từ Trường Sa cho chị Stein Necker tắm mỗi sáng, tôi thấy  mình rất tự hào về điều đó”.

Khi tàu HQ-187 cập cảng Nha Trang, chị Stein Necker móc trong túi ra 100 đô la nhã ý xin tặng lại các chiến sĩ Hải quân Tàu HQ-187, nhưng cán bộ chiến sĩ tàu HQ-187 không nhận, chỉ xin chụp tấm hình làm kỷ niệm. Nữ phi công Stein Necker bật khóc, chị xin mảnh giấy, mượn bút viết vội lá thư như thay lời cảm ơn gửi lại tàu, bức thư có đoạn: “Cảm ơn các bạn đã cứu chúng tôi từ lòng biển cả. Nếu không có nước ngọt của các bạn lọc từ cát và sỏi đá Trường Sa Việt Nam, chúng tôi đã chết khát và chẳng thể trở về. Lòng mến khách của các bạn thật tuyệt vời. Cảm ơn các bạn rất nhiều và chắc chắn chúng ta sẽ gặp lại nhau”. 

anh 1  

Bút tích của chị Stein Necker hiện đang trưng bày tại phòng truyền thống Lữ đoàn 171 Hải quân Vũng Tàu. Ảnh Lê Khanh

Được biết đứa con trai của người nữ phi công Stein Necker được sinh ra trên đất Mỹ và được chị đặt tên con là HQ11- tên con tàu với những người lính Hải quân dũng cảm đầy lòng nhân ái đã cứu mẹ con chị  thoát nạn giữa đại dương bao la. Nhắc lại câu chuyện lọc nước dằn bằng cát vàng Trường Sa, Trung tá Bùi Văn Nhưng bảo “Đó là những giọt nước ân tình ngời sáng tình quốc tế cao cả”./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.