Máy ép rác C-Sea chính thức vận hành tại đảo Song Tử Tây, Trường Sa
17 Tháng Tư 2019 8:07 CH GMT+7
Chiếc máy ép rác C-Sea đầu tiên do các thành viên Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương chế tạo chính thức vận hành tại đảo Song Tử Tây, Quần đảo Trường Sa.

Theo thông tin từ Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương - Trung tâm Tình nguyện quốc gia thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngày 17/4, chiếc máy ép rác C-Sea đầu tiên do các thành viên Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương chế tạo đã chính thức vận hành tại đảo Song Tử Tây, Quần đảo Trường Sa.

Sau 4 tháng nghiên cứu, thiết kế và chế tạo tại Công ty cổ phần Phát triển công nghệ môi trường 3T Việt Nam với chi phí chế tạo khoảng 60 triệu đồng/máy nhằm tái chế rác thải nhựa, rác thải rắn trên các điểm đảo, nhà giàn và vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa.

* Ý tưởng sau những chuyến hải trình

Máy ép rác C-Sea là ý tưởng được hình thành sau những chuyến đi thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ và nhân dân huyện đảo Trường Sa của Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương.

Anh Trần Vũ Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương và cũng là Chủ nhiệm Dự án chế tạo máy ép rác C-Sea cho biết: Đã 7 lần đến với Trường Sa, chính những chuyến hải trình trên biển, chứng kiến cảnh rác thải xả thẳng ra biển của các tàu cá hay khu vực giàn khoan tràn ngập túi nilon, vỏ chai nhựa trôi nổi trên mặt biển, đã thôi thúc anh làm một điều gì đó để cùng chung tay bảo vệ môi trường biển đảo.

Việt Nam với trên 3.000 km bờ biển, hơn 3.000 hòn đảo cùng 28 tỉnh thành ven biển cùng sự hoạt động trên 120.000 tàu cá các loại, hàng năm Việt Nam xả ra đại dương 1,8 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới (theo số liệu Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc ngày 10/12/2018).

Đồng thời, với 112 cửa biển, 80% lượng rác thải biển của Việt Nam xuất phát từ các hoạt động trên đất liền (theo số liệu từ Viện nghiên cứu biển, hải đảo Việt Nam). Các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa có diện tích nhỏ hẹp, không có chỗ chôn lấp, trong khi khẩu phần mỗi người lính là gần 1.000 đồ hộp/năm, như vậy, trung bình trên quần đảo Trường Sa mỗi năm thải ra hàng triệu vỏ đồ hộp các loại.

Cán bộ, chiến sỹ vận chuyển máy ép rác C-Sea lên tàu 571 vận chuyển ra đảo Song Tử Tây, Quần đảo Trường Sa. Ảnh: Trần Thành - TTXVN phát

Tại thềm lục địa phía Nam có 15 Nhà giàn DK1, diện tích sinh hoạt trên các nhà giàn rất eo hẹp, không có chỗ cho rác thải, trung bình mỗi năm thải ra hàng trăm nghìn vỏ đồ hộp các loại.

Qua thực tế và tìm hiểu, anh Trần Vũ Thành nhận thấy việc tập kết, xử lý rác thải tại các điểm đảo, nhà giàn rất khó khả thi do diện tích nhỏ hẹp, không có chỗ chứa rác thải. Tại các đảo lớn hơn cũng rất khó khăn trong việc xử lý các vỏ đồ hộp, túi nilon... chỉ có phương án làm giảm thể tích và vận chuyển vào bờ là hợp lý.

Đồng thời, những phế liệu này khi thu gom, bán cho các cơ sở tái chế cũng gây được nguồn quỹ không nhỏ cho bộ đội làm kinh phí bổ sung các dụng cụ thể thao như: bóng đá, bóng chuyền…

Sau hải trình ra đảo đầu năm 2019, anh Trần Vũ Thành cùng với các thành viên Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương đã quyết tâm chế tạo máy ép rác thải vô cơ.

* Phù hợp với thực tế biển đảo

Theo Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương Trần Vũ Thành, việc tìm kiếm giải pháp công nghệ không khó vì công nghệ, thiết bị đều sẵn có và đáp ứng được yêu cầu, vấn đề là thiết kế để phù hợp với môi trường biển đảo, đặc biệt, sử dụng những vật liệu chống ăn mòn, chịu được môi trường muối biển, dễ dàng vận hành, bảo trì, sửa chữa.

Ngoài ra, thiết bị phải đáp ứng với lực ép đủ mạnh để xử lý được nhiều loại rác từ mềm nhẹ như vỏ chai nhựa đến cứng hơn như nhôm và sắt. Sau các lần thử nghiệm thực tế, lực ép tối ưu của máy đã đạt từ 8-10 tấn.

Một vấn đề khác cần tính đến là điện năng của máy, bởi nguồn điện trên các đảo và các nhà giàn rất hạn chế, các kỹ sư không chuyên của Câu lạc bộ đã áp dụng 2 giải pháp: Phiên bản 1 dùng điện tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ điện 2,2kW/giờ, mỗi khối ép mất 5 phút, tiêu thụ khoảng 185W. Phiên bản 2 dùng kích tay, không dùng điện nhằm tiết kiệm năng lượng.

Bên cạnh đó, môi trường khí hậu khắc nghiệt tại các đảo, nhà giàn cũng cần phải tính đến bởi gió, nước biển mặn rất dễ làm hư hỏng, ăn mòn các trang thiết bị làm bằng kim loại. Do đó, máy ép rác C-Sea được làm bằng thép không gỉ và các vật tư cũng lựa chọn loại chịu được muối mặn, những phần bảng điện được bảo vệ bằng hộp kín. Đồng thời, toàn bộ thiết bị còn được sơn chống gỉ nhiều lớp để bảo vệ.

Trọng lượng máy cũng được các thành viên Câu lạc bộ tính đến sao cho phù hợp nhất do điều kiện vận chuyển tới các đảo, nhà giàn rất khó khăn, từ tàu lớn phải chuyển qua xuồng nhỏ mới vào đến đảo. Trên các điểm đảo, nhà giàn chỉ có sức người, không có thiết bị hỗ trợ vận chuyển.

Các kỹ sư của Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương phải tính toán thiết kế tối ưu, sử dụng những vật liệu nhẹ. Máy C-Sea TT1 – cấp cho các đảo nổi có trọng lượng 250 kg hoàn toàn phù hợp với điều kiện vận chuyển tại các điểm đảo, nhà giàn chật hẹp hiện tại.

Anh Trần Vũ Thành cho biết: Hiện đã cơ bản nghiên cứu chế tạo hoàn thành máy C-Sea TT2 thiết kế riêng cho các đảo chìm và sẽ tiếp tục đưa ra các đảo để sử dụng thời gian tới, máy C-Sea TT2 có trọng lượng nhẹ hơn, khoảng từ 150-180kg. 

Máy ép rác C-Sea được thiết kế đơn giản tối ưu, chỉ với 3 nút bấm, tạo điều kiện cho bộ đội trên các đảo, nhà giàn dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Ngoài ra, đi kèm theo máy ép rác, các thành viên Câu lạc bộ cũng cung cấp số lượng lớn bao tải phân loại và dây thít.

Theo đó, phế liệu sắt sẽ đựng trong bao màu đỏ, phế liệu nhựa sẽ đựng trong bao màu xanh. Với những khối ép hình chữ nhật kích thước dưới 1m3 sẽ dễ dàng và gọn gàng cho việc lưu trữ và vận chuyển vào đất liền.

Anh Trần Thái Sơn, Phó Chủ nhiệm Dự án chế tạo máy ép rác C-Sea cho biết: Để đảm bảo vệ sinh trong điều kiện lưu trữ lâu trên đảo, dự án còn cung cấp chế phẩm vi sinh xử lý vi khuẩn Mediapag-20 để phun lên bề mặt, nhằm diệt khuẩn. Chế phẩm này được Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương ứng dụng thành công trên đảo từ năm 2017./.

Theo bnews.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.