Giải phóng các đảo ở Biển Đông trước khi Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng
01 Tháng Năm 2019 7:16 CH GMT+7
Biên phòng - Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên (mật danh Chiến dịch 275, diễn ra từ ngày 4-3 đến 3-4-1975) mở đầu cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 thì thắng lợi của Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21-3 đến 29-3) là hồi chuông báo trước sự kết thúc của chế độ ngụy quyền Sài Gòn.

Những ngày lịch sử ấy, quân và dân ta, với khí thế như nước vỡ bờ, các cánh quân cuồn cuộn đổ về Sài Gòn trong cơn hấp hối của chế độ cũ. Với tầm nhìn xa, trông rộng và nhãn quan chiến lược về biển, đảo đối với quốc phòng và kinh tế, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã nghĩ tới việc sớm phải giải phóng các đảo trên Biển Đông.

Rút kinh nghiệm việc mất phía Đông quần đảo Hoàng Sa năm 1956, khi các đảo ở Nam vĩ tuyến 17 còn nằm trong quyền quản lý của chính quyền Sài Gòn, bởi vậy, ngay sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề nghị Bộ Chính trị: Vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, vừa tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo trên Biển Đông mà quân ngụy đang quản lý... Đề nghị của Đại tướng đã được Bộ Chính trị nhất trí cao và đưa vào Nghị quyết ngày 25-3-1975.

Sau đó, Quân ủy Trung ương đã điều đồng chí Hoàng Trà, Chính ủy Hải quân về làm việc bên cạnh Bộ Tổng Tham mưu. Đồng thời, Đại tướng yêu cầu Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam và Bộ Ngoại giao cung cấp tài liệu để Bộ Tổng Tư lệnh có ngay một kế hoạch, sớm giải phóng kịp thời đối với các đảo và quần đảo trên Biển Đông mà quân ngụy đang quản lý. Đại tướng cũng chỉ thị Cục Quân báo thường xuyên nắm tình hình địch và các đối tượng khác trên Biển Đông để báo cáo về Tổng hành dinh.

Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cần phải giải phóng kịp thời vùng biển này của Tổ quốc. Nếu chậm trễ, quân đội nước khác sẽ “đục nước béo cò” xâm chiếm nơi đây, tình hình sẽ trở nên rất phức tạp sau này. Trên Biển Đông, lực lượng Hải quân của ta còn nhỏ bé, nên việc giải phóng các đảo và quần đảo lúc này là một khó khăn rất lớn. Đây là vùng biển mà có thể tàu chiến Hạm đội 7 của Mỹ và hải quân các nước khác hoạt động, hơn nữa, Hải quân ngụy cũng được trang bị những loại tàu lớn. Vì vậy, trong nghệ thuật tác chiến, phải lấy yếu tố kiên quyết, thần tốc, táo bạo, nhưng phải hết sức mưu trí, sáng tạo bất ngờ. Ngày 2-4-1975, Đại tướng, Tổng Tư lệnh trực tiếp chỉ thị cho Tướng Lê Trọng Tấn, truyền đạt mệnh lệnh tác chiến cho Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh Hải quân, ngoài nhiệm vụ chiến đấu trên đất liền, phải tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu điều ngay Sở Chỉ huy tiền phương của Bộ Tư lệnh Hải quân vào Đà Nẵng, vừa tiếp quản căn cứ hải quân của địch ở đây, vừa chuẩn bị sẵn sàng phát triển, tổ chức chiến đấu trên biển để giải phóng các đảo và quần đảo. Trước đó, Quân ủy Trung ương đã điện cho đồng chí Võ Chí Công và đồng chí Chu Huy Mân: “... Giao cho Khu ủy và Bộ Tư lệnh B1 nhiệm vụ nghiên cứu, chỉ đạo, thực hiện gấp rút, nhắm thời cơ thuận lợi nhất đánh chiếm các đảo hiện do quân ngụy quản lý thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, vì quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam”.

Lúc 17 giờ 30 phút, ngày 4-4-1975, Đại tướng, Tổng Tư lệnh gửi Chính ủy Quân khu 5 Võ Chí Công và Tư lệnh Chu Huy Mân bức mật lệnh số 990B/TK với nội dung: Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhanh nhất, đánh chiếm các đảo do quân ngụy miền Nam quản lý thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, nếu không hành động sớm, sẽ bị nước ngoài đánh chiếm.

Cùng thời điểm này, Phó Tư lệnh Hải quân Hoàng Hữu Thái cũng nhận được mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu tổ chức lực lượng thực hiện Chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh, tranh thủ giải phóng Trường Sa, kiên quyết không để lực lượng nào khác đến đánh chiếm trước. Đại tướng cũng chỉ rõ: Phải đánh đúng lúc, nếu có hiện tượng địch rút chạy thì phải nhanh chóng đánh chiếm ngay. Nếu tình hình chung, địch bị nguy khốn, nhất là ở Sài Gòn, Tổng hành dinh sẽ thông báo để kịp thời đánh chiếm đảo; nếu quân nước ngoài đã chiếm đảo, phải kiên quyết chiếm lại. Nếu có khó khăn xin chỉ thị của Bộ.

Ngày 9-4, nhận tin của Cục Quân báo, phát hiện địch có hiện tượng bắt đầu rút quân khỏi các đảo ở Biển Đông, Quân ủy Trung ương đã điện tối khẩn cho các đồng chí Võ Chí Công, Chu Huy Mân và Hoàng Hữu Thái yêu cầu gấp rút tổ chức tấn công giải phóng các đảo, quần đảo, vì “nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện nay, một số nước đang có ý đồ xâm chiếm”. Tiếp đến ngày 13-4, Đại tướng, Tổng Tư lệnh trực tiếp điện cho đồng chí Chu Huy Mân: “Việc đánh chiếm các đảo phải đúng thời cơ, nếu có thời cơ cụ thể mà không kịp đánh chiếm, thì các nước có thể chiếm trước. Nếu địch chưa rút mà ta đã chiếm trước, thì tình hình có thể trở nên phức tạp, vì lực lượng ta có hạn và việc tăng viện gặp khó khăn.

Do đó, thời cơ cụ thể là: A- Nếu địch đã rút toàn bộ hoặc rút đại bộ phận, thì đánh chiếm ngay. Nếu quân nước ngoài đánh chiếm, thì đánh chiếm lại. B- Nếu địch mới có triệu chứng rút, hoặc bắt đầu rút, thì theo dõi, kịp thời đánh chiếm khi địch rút đại bộ phận. C- Khi tình hình chung của địch nguy khốn, nhất là tình hình địch ở trọng điểm, thì đánh chiếm ngay...”. Ngày hôm sau, quân báo báo cáo phát hiện có hiện tượng quân ngụy bắt đầu rút khỏi quần đảo Trường Sa. Sau khi kiểm tra lại nguồn tin, Đại tướng liền điện ngay cho Quân khu 5: “Thời cơ đánh các đảo thuộc khu vực Trường Sa lúc này rất thuận lợi. Các anh ra lệnh đánh chiếm ngay. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên báo cáo về Bộ”.

Nhận được lệnh, đồng chí Hoàng Hữu Thái đã cho các tàu Hải quân ngụy trang giả dạng tàu đánh cá, xuất phát vào lúc trời chưa sáng. Bằng phương tiện nhỏ và ít, giữa biển cả mênh mông, bộ đội ta đã đánh theo kiểu của mình: Dùng đặc công bí mật tiếp cận, nhanh chóng đổ bộ, bất ngờ ập vào đánh chiếm mục tiêu. Đúng 4 giờ 30 phút, ngày 14-4, quân ta giải phóng đảo Song Tử Tây đầu tiên và kéo lá cờ Tổ quốc lên đỉnh cột cờ của đảo. Tiếp đến các đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, An Bang... cũng lần lượt được giải phóng. Ta làm chủ hoàn toàn quần đảo Trường Sa. Ngày 29-4-1975, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ký điện khen ngợi: "Nhiệt liệt biểu dương các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược".

Việc giải phóng các đảo, quần đảo trên Biển Đông đã tiếp thêm sức mạnh thần tốc và tinh thần phấn chấn cho các cánh quân tiến về Sài Gòn, đập tan dinh lũy cuối cùng của chế độ ngụy quyền.

Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá: Về mặt chiến lược, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là một thiên tài. Trong lúc ta chưa giải phóng Sài Gòn, nhưng Đại tướng và Bộ Tổng Tham mưu đã thấy rõ, giải phóng được đảo sớm là chiếm được vị trí phòng thủ đất nước từ xa, bảo vệ Tổ quốc từ xa. Nếu ta không giải phóng Trường Sa trước khi giải phóng Sài Gòn, các đảo rơi vào tay nước ngoài thì ngày giải phóng đất nước không trọn vẹn mà việc phòng thủ đất nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ về quân sự mà cả về chính trị và ngoại giao.

 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.